Mô hình Harrod-Domar 1 Mô tả về mô hình

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 26 - 28)

1.2.2.1 Mô tả về mô hình

Hàm sản xuất: Y = 1/k * K (1) Tiết kiệm : S = s * Y (2)

Vốn đầu tư: I = S (3)

Lượng vốn gia tăng ∆K = 1 – d*K (d là tỷ lệ khấu hao) (4) Từ (2), (3), (4) ta có ∆K = s*Y – d*K (5)

Hệ số tư bản – đầu ra : k = K/Y (6) Từ (1) ta có : ∆Y = ∆K/k (7)

Tỷ lệ tăng trưởng đầu ra : g = ∆Y/Y = (s/k) – d

1.2.2.2 Ý nghĩa

Dựa vào mô tả trên ta thấy nguồn gốc tăng trưởng kinh tế là do lượng vốn (yếu tố K, capital) đưa vào sản xuất tăng lên. Ta có công thức :

g = s/k

Trong đó: g: tốc độ tăng trưởng kinh tế s: tỷ lệ tiết kiệm

Công thức trên nêu lên tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc vào tỷ lệ tiết kiệm (đầu tư) và hệ số ICOR. Vì vậy, nếu hệ số ICOR của Việt Nam là 4,8 muốn có g = 8,5% thì phải tiết kiệm (đầu tư) 40,8%. Nếu huy động vốn trong nước chỉ được 30% thì ít nhất phải thu hút đầu tư nước ngoài bằng khoảng 10,8%. Điều này cho thấy vai trò của FDI đối với quá trình phát triển.

1.3Tình hình FDI và thành tựu đạt được tại một số nước Châu Á 1) Trung Quốc: Kết hợp thu hút vốn và thu hút tri thức

Trung Quốc là quốc gia được đánh giá có phương thức "lợi dụng vốn ngoại" một cách hiệu quả. Quá trình thu hút FDI của quốc gia này có diễn tiến từ "điểm" tới "tuyến", từ "tuyến" tới "diện", từ Nam lên Bắc, từ Đông sang Tây, từng bước được mở rộng trong các lĩnh vực với tầng nấc khác nhau

Doanh nghiệp FDI bình quân mỗi năm đóng góp khoảng 30% GDP của Trung Quốc; thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp FDI chiếm hơn 20% tổng thu loại thuế này; tạo khoảng 72.000 việc làm/năm; đóng vai trò quan trọng trong lôi kéo xuất khẩu, thúc đẩy ngoại thương.

Trong thời kỳ đầu cải cách mở cửa, Trung Quốc thành lập 4 đặc khu kinh tế, mở cửa 14 thành phố ven biển, đẩy mạnh thu hút vốn và kỹ thuật của nước ngoài với những ưu đãi về thuế, đất đai, lao động... Trong giai đoạn này, FDI vào Trung Quốc chủ yếu đầu tư vào các ngành gia công, chế tạo, sử dụng nhiều lao động.

Trong giai đoạn 1992 - 2000, chủ trương xây dựng thể chế kinh tế thị trường được đẩy mạnh, đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc tăng nhanh. Năm 1993, Trung Quốc trở thành một trong những quốc gia thu hút FDI nhiều nhất thế giới (chỉ sau Hoa Kỳ). Phương thức "lợi dụng vốn ngoại" của Trung Quốc trong giai đoạn này là cùng góp vốn với công ty nước ngoài, khuyến khích doanh nghiệp FDI nghiên cứu và thực nghiệm tại Trung Quốc. Từ năm 1995, FDI của Trung Quốc tập trung vào nhóm ngành công nghiệp, xây dựng (chiếm khoảng 70%), trong đó ngành chế tạo chiếm tỷ trọng lớn.

Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào cuối năm 2001, chính sách thu hút FDI của Trung Quốc có sự điều chỉnh phù hợp với các quy định của WTO với việc từng bước mở cửa thu hút đầu tư FDI vào các ngành dịch vụ, bất động sản, tiền tệ…

Trong giai đoạn 2010 - 2020, Trung Quốc nêu rõ quan điểm thu hút FDI vào các ngành kỹ thuật cao, kinh nghiệm quản lý, nhân lực chất lượng cao. Trung Quốc cũng tiến hành sửa đổi bổ sung "Danh mục hướng dẫn ngành nghề đầu tư nước ngoài", đồng thời cho phép chính quyền địa phương được phê chuẩn dự án đầu tư từ 100 triệu USD lên 300 triệu USD.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 26 - 28)