Giải pháp về lao động

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 80 - 82)

- Cơ sở hạ tầng trong các lĩnh vực dịch vụ thương mại, tài chính, tín

3.2.3. Giải pháp về lao động

3.2.3.1Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động

- Triển khai các chương trình, đề án hỗ trợ người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, nhất là về nhà ở và điều kiện sinh hoạt; tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực để đáp ứng cho nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

- Đẩy mạnh việc thành lập và hoạt động của các tổ chức chi bộ Đảng, Công đoàn, trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đảm bảo lợi

ích cho người lao động. Nắm bắt kịp thời các tâm tư, thắc mắc của người lao động; chia sẻ, giải tỏa các kiến nghị của người lao động để từng bước nâng cao nhận thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật cúa người lao động; Hướng người lao động thực hiện các kiến nghị, khiếu nại theo đúng trình tự pháp luật để bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình là một trong những giải pháp quan trọng, phù hợp với tình hình hiện nay. Đồng thời, trên cơ sở các kiến nghị của người lao động, cần có cơ chế phối hợp giữa cơ quan ban ngành liên quan và người sử dụng lao động để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, tuyên truyền để người lao động hiểu, chia sẻ cùng doanh nghiệp.

- Thường xuyên giám sát tình hình chấp hành luật lao động của các chủ doanh nghiệp: đặc biệt là các chế độ về lao động, tiền lương, ký kết thoả ước lao động tập thể… nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động và chủ doanh nghiệp. Theo sát diễn biến và giải quyết kịp thời các tranh chấp lao động, các vụ việc vi phạm luật lao động gây ảnh hưởng đến dư luận xã hội và môi trường đầu tư. Việc giải quyết mối quan hệ chủ thợ ở khu vực hợp tác đầu tư nước ngoài dưới nhiều hình thức khác nhau là yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển sản xuất.

3.2.3.2.Nâng cao chất lượng lao động:

Trước mắt cần phải có sự phối hợp giữa Sở Lao động - Thương binh - Xã hội với các cơ sở đào tạo, các trung tâm dịch vụ tuyển dụng lao động, với các nhà đầu tư, chủ động nắm nhu cầu về lao động ngay sau khi cấp giấy phép để có kế hoạch đào tạo đáp ứng nhu cầu đó cả về lượng và chất lượng

- Tiếp tục thực hiện chính sách ưu tiên đầu tư cho phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề

- Khuyến khích phát triển hệ thống đào tạo, dạy nghề với nhiều thành phần kinh tế tham gia theo hướng xã hội hoá;

- Đổi mới hoạt động của các cơ sở đào tạo theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, mở rộng hợp tác liên kết trong đào tạo, từng bước nâng cao chất lượng.

- Có chính sách khuyến khích thu hút, trải thảm đỏ cho nhân tài về tỉnh công tác

Hiện nay rất nhiều sinh viên Hà Nam sau khi tốt nghiệp đai học xu hướng ở lại Hà Nội công tác , bởi ở đó có thu nhập cao hơn và môi trường làm việc tốt hơn so với tỉnh . Để thu hút được nguồn lao động chất lượng cao này,tỉnh cần có những ưu đãi hỗ trợ cụ thể cho sinh viên mới ra trường . Cơ quan chức năng tỉnh cần phối hợp với doanh nghiệp tại địa phương tuyên truyền, giới thiệu với sinh viên về cơ hội việc làm trong các doanh nghiệp FDI , triển vọng và những tương lai phát triển của tỉnh.

3.2.3.3 Thu hút lao động từ bên ngoài tỉnh

- Đăng tải thông tin tuyển dụng lên các website, truyền hình, phát tờ rơi để thu hút lao động từ các địa phương khác.

- Xây dựng các tuyến xe bus để đưa đón công nhân từ các KCN và các tỉnh lân cận như Hà Nội Hưng Yên.. đến Hà Nam làm việc.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w