Định hướng về phát triển kinh tế tỉnh Hà Nam thời gian tớ

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 73 - 74)

- Cơ sở hạ tầng trong các lĩnh vực dịch vụ thương mại, tài chính, tín

3.1.1Định hướng về phát triển kinh tế tỉnh Hà Nam thời gian tớ

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020. Mục tiêu đến năm 2020 Hà Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm thời kỳ 2011 - 2020 đạt 14,2% /năm, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 đạt 13,5% /năm và đạt 15% giai đoạn 2016 - 2020.

Theo đó, tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh vào năm 2015 là 54,8%, 32%, 13,2% và đến năm 2020 là 58,6%, 33,2%, 8,2%.

- GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 41,9 triệu đồng. - Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 17,8%/năm trở lên. - Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 2,8%/năm.

- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 22,1%/năm trở lên. - Giá trị xuất khẩu trên địa bàn tăng bình quân 12,8%/năm trở lên.

- Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân 12,2%/năm.

Đến năm 2020, các khu công nghiệp đi vào hoạt động góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đóng góp khoảng 70% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, giá trị xuất khẩu đạt 90%, đóng góp ngân sách khoảng 50%, giải quyết việc làm khoảng 80.000 lao động.

Về phát triển ngành vật liệu xây dựng, ưu tiên đầu tư mở rộng và đầu tư mới các nhà máy xi măng lò quay trên địa bàn huyện Kim Bảng và huyện Thanh Liêm. Không xây dựng mới và phát triển xi măng lò đứng. Sau năm 2015, ngành xi măng tập trung vào đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại,

nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và không khuyến khích phát triển thêm.

Về phát triển kết cấu hạ tầng, tỉnh sẽ hoàn thành tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; nâng cấp tuyến quốc lộ 1A, 21A, 21B, 38; xây tuyến đường và cầu vượt sông Hồng nối cao tốc Bắc Nam với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; phấn đấu đến năm 2020, đưa ga Phủ Lý thành ga trung chuyển hàng hóa lớn nhất miền Bắc và vùng đồng bằng sông Hồng..

Nhu cầu vốn đầu tư thời kỳ 2011 - 2020 khoảng 270.000 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 là trên 70.000 tỷ đồng, giai đoạn 2016 - 2020 là trên 200.000 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 73 - 74)