Đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 65 - 73)

- Cơ sở hạ tầng trong các lĩnh vực dịch vụ thương mại, tài chính, tín

2.4.2Đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh

Từ năm 2010 đến năm 2013 giá trị sản xuất công nghiệp khu vực FDI không ngừng tăng theo quy mô vốn đầu tư với tốc độ tăng bình quân cho giai đoạn này là 21,7%/năm.

Bảng 6: FDI đóng góp vào GTSX công nghiệp tại Hà Nam Năm GTSX công nghiệp toàn tỉnh (tỷ VNĐ) GTSX công nghiệp khu vực FDI (tỷ VNĐ) Tỷ lệ % 2010 1.470,9 8.124,8 18,1% 2011 1.920,2 10.085,7 19,0% 2012 2.563,0 12.357,0 20,7% 2013 5.527,0 14.627,8 37,8%

Cụ thể năm 2010 GTSX công nghiệp khu vực FDI đạt 1.470,9 tỷ chiếm tỷ lệ 18,1% so với GTSX công nghiệp của tỉnh (8.124,8 tỷ). Năm 2011 đạt 1.920,2 tỷ chiếm tỷ lệ 19,0% so với GTSX công nghiệp của tỉnh (10.085,7 tỷ). Năm 2012 đạt 2563 tỷ chiếm tỷ lệ 20,7% so với GTSX công nghiệp của tỉnh (12.357 tỷ). Năm 2013 đạt 5527 tỷ đồng chiếm 37,8 % GTSX công nghiệp toàn tỉnh (14.627,8 tỷ đồng).

2.4.3 FDI đóng góp vào nguồn thu ngân sách, tác động tới xuất nhập khẩu và cán cân thanh toán

Năm 2013: tổng doanh thu của các doanh nghiệp FDI đạt 603 triệu tăng 31, 1% so với doanh thu năm 2012 (460 triệu USD)

- Kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 1,25 tỷ USD, bằng 138,9% kế hoạch năm, tăng 67% so với năm 2012 có đóng góp rất lớn từ các doanh nghiệp FDI.

Cụ thể như sau: Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI năm 2013 đạt 380

triệu USD tăng 77% so với năm 2012, chiếm tới 30% giá trị xuất khẩu của toàn tỉnh Hà Nam.

Thu cân đối ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 2.660 tỷ đồng, bằng 100,5% dự toán Trung ương giao, 95,7% dự toán địa phương, tăng 15% so với năm 2012 , thành quả trên có đóng góp một phần không nhở từ các doanh nghiệp FDI, trong đó tổng thu ngân sách nhà nước ở khu vực FDI đạt 24,9 triệu USD tương đương 526 tỷ VNĐ tăng 127,7% so với năm 2012 (19,5 triệu USD), chiếm 19,8 % tổng thu ngân sách toàn tỉnh .

2.4.4 Góp phần nâng cao năng lực công nghệ cho tỉnh và tạo động lực nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

Công nghệ: Khoảng 70% các dự án đầu tư hiện tại thuộc lĩnh vực công

nghiệp nhẹ, tập trung chủ yếu là ngành may mặc, dệt nhuộm, giầy da, sản xuất hạt nhựa và sản phẩm từ nhựa, số còn lại là các dự án về lĩnh vực hoá chất phụ tùng ngành dệt may, bao bì container, đá lát nền, chế biến giấy. Chỉ có 02 dự án sản xuất phụ tùng oto xe máy và 01 dự án trên 100 triệu đô của công ty Hon Da Việt Nam. Xét về mặt tổng thể, trình độ công nghệ hiện tại của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài có cao hơn so với các doanh nghiệp trong tỉnh, nhưng so với cả nước chỉ ở mức trung bình.

Trình độ quản lý: Các doanh nghiệp FDI có trình độ quản lý khá hơn

các doanh nghiệp trong tỉnh. Hệ thống quản lý được tổ chức khoa học và bài bản, gọn nhẹ, cụ thể, chi tiết, có quy trình, quy phạm rõ ràng ở tất cả các khâu. Các vị trí công tác được tiêu chuẩn hoá đúng người, đúng việc. Tổ chức văn phòng tinh giảm, tổ chức lao động hợp lý, tổ chức sản xuất khoa học và hiệu suất cao hơn.

2.4.5 Vai trò của vốn FDI với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Theo thống kê thì 100% vốn FDI được đầu tư vào lĩnh vực chế biến chế tạo, điều này đã góp phần giúp cho cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng:

Ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 39,68% năm 2005 lên 46,25% năm 53,05%, năm 2013, dịch vụ giảm từ 31,76% năm 2005 xuống còn 30.79% năm 2013, nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 28,55% năm 2005 xuống còn 16,16% năm 2013, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

2.4.6 Vai trò của FDI với đảm bảo phúc lợi xã hội chongười lao động 2.4.6.1 Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động

Trong giai đoạn từ 2008 đến 2013 số lượng lao động trong khu vực FDI không ngừng tăng lên và chiếm tỷ lệ ngày cảng cao trong tổng số lao động của toàn tỉnh. Tốc độ tăng bình quân của lao động khu vực FDI là 33%/năm cao hơn hẳn tốc độ tăng của tổng lao động toàn tỉnh là 15%/năm. Đến hết năm 2008, khu vực FDI đã tạo công ăn việc làm cho 4384 người, chiếm tỷ lệ 10,33% tổng số lao động của tỉnh. Đến năm 2013 số lượng lao động này đã tăng lên thành 18.200 người chiếm tới 21,02 % lao động toàn tỉnh.Theo báo cáo tổng quan về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Hà Nam, riêng trong năm 2013 tỉnh đã tạo thêm công ăn việc làm cho 16.158 người, trong đó khu vực FDI đóng góp 4093 người (chiếm tỷ lệ 25,3%)

2.4.6.2 Nâng cao mức thu nhập cho người lao động.

Các doanh nghiệp FDI năm 2013 đã thu hút thêm được hơn 4000lao động, nâng số lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI lên thành 18.200 lao động. Thu nhập bình quân của người lao động cơ bản được đảm bảo, thu nhập củalao động gián tiếp ở mức khá cao là 10,8 triệu đồng/tháng tương đương với 129,6 triệu đồng/ năm và có khoảng cách khá lớn so với thu nhập của lao động trực tiếp là 3,8 triệu đồng/tháng tương đương 45,6 triệu đồng/năm. Tuy nhiên cả hai mức này đều cao hơn mức thu nhập trung bình của lao động trong tỉnh là 30,2 triệu đồng. Điều này càng thể hiện rõ hơn cho thấy được tầm quan trọng của các doanh nghiệp FDI trong việc nâng cao thu nhập cho người lao động.

- Về điều kiện làm việc của người lao động:

Hiện tượng tăng ca, tăng giờ làm việc vẫn diễn ra phổ biến ở các doanh nghiệp FDI, nhất là trong các doanh nghiệp may mặc, da giày và chế biến. Nhiều doanh nghiệp còn chưa thực hiện tốt các quy định về chấp hành an toàn vệ sinh, bảo hộ lao động.

- Về đời sống vật chất và tinh thần của người lao động:

Mặc dù trong những năm gần đây mức tiền lương tiền công của người lao động đã được tăng lên và cải thiện đáng kể, nhưng có khoảng cách rất lớn giữa thu nhập của lao động giản đơn và quản lý. Thêm vào đó cường độ lao động ngày càng cao, đời sống tinh thần của người lao động trong khu vực có vốn đầu tư FDI khá nghèo nàn thiếu thốn, họ không có thời gian để tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao giải trí và các hoạt động xã hội khác.

2.5 Đánh giá những thuận lợi, khó khănvà tồn tại chủ yếu của FDI tại tỉnh Hà Nam trong thời gian qua:

2.5.1 Thuận lợi, khó khăn: a) Thuận lợi:

+ Sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đối với công tác xúc tiến đầu tư, sự nỗ lực của các cấp, các ngành trong công tác cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính.

+Sự giúp đỡ, hỗ trợ của các Bộ, ngành trung ương, Cục Đầu tư nước ngoài và Trung tâm XTĐT phía Bắc, các tổ chức xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước đối với tỉnh Hà Nam trong công tác hỗ trợ xúc tiến đầu tư, giới thiệu các nhà đầu tư về tỉnh…

+ Công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: Tranh thủ được các nguồn vốn hỗ trợ của TW, các doanh nghiệp nhất là trong các lĩnh vực hạ tầng thiết yếu.

+ Cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư ngày càng được nâng cao về nghiệp vụ, chuyên môn. Trang thiết bị, cơ sở vật chất dành cho công tác xúc tiến đầu tư đang từng bước được đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu công tác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b) Khó khăn:

+ Ảnh hưởng của kinh tế thế giới vẫn còn tác động nhiều đến các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (loại hình doanh nghiệp chủ yếu của tỉnh Hà Nam). Sự suy giảm của nền kinh tế thế giới cũng là nguyên nhân

chủ yếu hạn chế kết quả thu hút đầu tư nước ngoài và tác động trực tiếp đến tình hình đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, dẫn đến nhiều dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh gia hạn tiến độ, giảm công suất, điều chỉnh mục tiêu, quy mô…

+ Nguồn lực dành cho đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng các KCN rất hạn chế, mặc dù đã được các Bộ, ngành TW quan tâm hỗ trợ xong chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu đối với một tỉnh nhỏ, có nền kinh tế còn ở mức thấp.

2.5.2 Tồn tại chủ yếu

- Vốn thực hiện của các doanh nghiệp/vốn đăng ký đạt tỷ lệ chưa cao, doanh thu của doanh nghiệp còn thấp. Một số dự án sử dụng đất chưa hiệu quả, tiến độ đầu tư không đạt được so dự án đăng ký, nhiều dự án sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được, lượng tồn kho nhiều…

- Kết quả thu hút các dự án đầu tư quy mô lớn còn ít; quy mô dự án đầu tư nhỏ chưa thu hút được các dự án sản xuất công nghệ phụ trợ nhất là dự án của các hãng lớn, có thương hiệu…

- Điều kiện và nguồn lực cho công tác xúc tiến, thu hút đầu tư còn hạn chế. - Cơ cấu ngành nghề đầu tư chưa cân đối, chưa khai thác hết những lợi thế của tỉnh

- Phạm vị đối tác đầu tư còn thu hep chủ yếu ở các nước Châu Á, chưa thu hút được nguồn vốn FDI từ khu vực EUR và các cường quốc trên Thế giới như Mỹ, Trung Quốc, ..

- Tiến độ thực hiện dự án còn chậm, nhiều dự án FDI không hoàn thành đúng tiến độ để đi vào hoạt động

- Công tác đào tạo nguồn nhân lực không theo kịp nhu cầu phát triển sảm suất của các doanh nghiệp có vốn FDI; thiếu nguồn lao động đáp ứng nuh cầu tuyển dụng doanh nghiệp.

- Đời sống tinh thần của người lao động trong các doanh nghiệp FDI còn khá nghèo nàn, thường xuyên phải tăng ca, tăng giờ ảnh hướng rất lớn tới sức khỏe và năng suất lao động

- Chưa tiếp nhận được công nghệ, kỹ thuật hiện đại. Khu vực FDI tuy sử dụng công nghệ cao hơn so với công nghệ của các doanh nghiệp trong nước, nhưng phần lớn dự án sử dụng công nghệ trung bình và thấp, đặc biệt trong các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày da, chế biến thực phẩm... số dự án sử dụng công nghệ cao còn ít.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 65 - 73)