1.2.1 Mô hình tân cổ điển về tăng trưởng kinh tế
1.2.1.1 Mô hình
Vào cuối thế kỷ 19, cùng với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, trường phái kinh tế tân cổ điển ra đời. Bên cạnh một tố quan điểm về tăng trưởng kinh tế tương đồng cùng trường phái cổ điển như sự tự điều tiết của bàn tay vô hình, mô hình này có các quan điểm mới sau:
Đối với các nguồn lực về tăng trưởng kinh tế, mô hình nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của vốn. Từ đó họ đưa ra hai khái niệm:
- Phát triển kinh tế theo chiều sâu: tăng trưởng dựa vào sự gia tăng số lượng vốn cho một đơn vị lao động.
- Phát triển kinh tế theo chiều rộng: tăng trưởng dựa vào sự gia tăng vốn tương ứng với sự gia tăng lao động.
Để chỉ quan hệ giữa gia tăng sản phẩm và tăng đầu vào, họ sử dụng hàm sản xuất Cobb Douglass Y = F(k, l, r, t)
Sau khi biến đổi, Cobb-Douglass thiết lập mối quan hệ theo tốc độ tăng trưởng các biến số: g = t + ak + bl + cr
Trong đó:
G: tốc độ tăng trưởng GDP
K, l, r: tốc độ tăng của các yếu tố đầu vào: vốn, lao động, tài nguyên T: Phần dư còn lại, phản ánh tác động khoa học kỹ thuật
A, b, c: các hệ số, phản ánh tỉ trọng của các yếu tố đầu vào trong tổng sản phẩm (a + b + c = 1)
1.2.1.2 Ý nghĩa
Các nhà kinh tế học tân cổ điển đã cố gắng giải thích nguồn gốc của sự tăng trưởng thông qua hàm sản xuất. Hàm số này nêu lên mối quan hệ giữa sự tăng lên của đầu ra với sự tăng lên của yếu tố đầu vào: vốn, lao động, tài nguyên,
khoa học, công nghệ. Với hàm sản xuất Cobb-Douglass cho biết có 04 yếu tố cơ bản tác động đến tăng trưởng kinh tế và cách thức tác động của 04 yếu tố này là khác nhau giữa các yếu tố K, L, R và T. Họ cũng cho rằng khoa học – công nghệ có vai trò quan trọng nhất với sự phát triển kinh tế. Yếu tố khoa học công nghệ phụ thuộc rất lớn vào yếu tố vốn, sự đầu tư của các chủ thể trong nền kinh tế. Với việc thu hút FDI, Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận với những tiến bộ khoa học công nghệ mới nhất trên thế giới, đồng thời các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam sẽ mang những kiến thức, khoa học công nghệ trên thế giới để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.