2. Singapore: Nhiều chính sách hấp dẫn nhà đầu tư
2.1 Khái quát tình hìnhFDI tại Việt Nam
2.1.1 Khái quát tình hình FDI tại Việt Nam (1987 - 2013)
Trong bối cảnh có phần u ám của nền kinh tế Việt Nam, con số vốn FDI đăng ký vẫn tiếp tục tăng với khoảng 21,6 tỷ USD năm 2013 cho thấy vai trò, vị thế và quy mô ngày càng lớn của dòng vốn FDI đối với nền kinh tế nước nhà.
Việt Nam chuẩn bị gia nhập những tổ chức quốc tế lớn trong và ngoài khu vực như Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC), Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TTP)…Về cơ bản, trong 22 năm qua (từ 1991 đến nay), cả vốn đăng ký và vốn giải ngân FDI đều tăng về quy mô và dần ổn định.
2.1.1.1 Các dự án FDI được cấp phép ở Việt Nam
- Giai đoạn 1991 – 1996: Cùng với quá trình mở cửa của nền kinh tế và hoàn thiện luật pháp về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, vốn đăng ký và vốn giải ngân FDI trong tăng liên tục qua các năm nhưng quy mô còn nhỏ. Số lượng dự án đầu tư tăng bình quân 120%/năm, từ 152 dự án năm 1991 lên 372 dự án năm 1996. Tổng vốn đăng ký tăng bình quân 150%/năm từ 1.28 tỷ lên 9,63 tỷ USD năm 1996. Tuy nhiên lượng vốn thực hiện còn chiếm tỷ trọng rất thấp so với vốn đăng ký
- Giai đoạn từ 1997 đến 2005: Vốn FDI giải ngân vẫn duy trì ổn định khoảng hơn 2 - 3 tỷ USD mỗi năm, thậm chí có năm vốn giải ngân còn cao hơn vốn đăng ký như năm 1999, vốn đăng ký chỉ đạt 2,2 tỷ USD nhưng vốn FDI đã giải ngân được 2,5 tỷ USD.
- Năm 1997 do khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Đông Nam Á, bùng phát đầu tiên tại Thái Lan, vốn đăng ký FDI vào Việt Nam giảm dần, tổng vốn đăng ký năm 1997 chỉ bằng 62% vốn đăng kí năm 1996 và tiếp tục giảm tới mức thấp nhất là 2,2 tỷ USD vào năm 1999. Số lượng dự án đầu tư cũng không có sự thay đổi đang kê và xoay quanh mốc trên dưới 350 dự án.
Biểu 1: Các dự án FDI được cấp phép ở Việt Nam (1991-2013)
Sau đó, từ năm 2000 vốn đăng ký có sự tăng nhẹ và duy trì khoảng 2 - 3 tỷ USD trong giai đoạn 2000 - 2003.Nhờ sự phục hồi của nền kinh tế Đông Nam Á và trong xu thế phát triển của kinh tế thế giới, vốn đăng ký FDI tăng dần từ năm 2004 với 4,5 tỷ USD lên 6,8 tỷ USD năm 2005. Số lượng dự án tăng lên đáng kể từ 391 dự án năm 2000 lên 970 dự án năm 2005 với tốc độ tăng bình quân 120%/năm
- Giai đoạn 2006-2008: Với sự tác động tích cực từ thông tin Việt Nam gia nhập WTO đã làm vốn đăng ký tăng mạnh với quy mô lớn, năm 2006 tăng gần gấp đôi với năm 2005 lên 12 tỷ USD và lần đầu tiên đạt hơn 21 tỷ USD vào năm 2007. Đặc biệt, năm 2008, vốn đăng ký đạt mức kỷ lục từ trước đến nay với 71,7 tỷ USD bất chấp khủng hoảng tài chính toàn cầu từ cuối năm 2007 đến đầu 2008.Kéo theo đó là số lượng dự án đầu tư cũng tăng lên từ 987 dự án năm 2006 lên 1171 dự án năm 2008 (tốc độ tăng bình quân đạt 109%).
- Giai đoạn 2009-2011: Do sự lan rộng và ảnh hưởng ngày càng lớn của khủng hoảng kinh tế thế giới nên vốn đăng ký FDI giảm dần giảm dần từ 23,1 tỷ USD năm 2009 xuống còn 15,6 tỷ USD năm 2011, trung bình mỗi năm giảm khoảng 4 tỷ USD. Kéo theo đó là số lượng dự án cũng giảm dần từ 2009 xuống còn1208 dự án năm 2011. Song nhìn chung quy mô FDI vẫn lớn hơn nhiều so với giai đoạn trước khi gia nhập WTO.
- Giai đoạn 2012–2013: cùng với sự phục hồi của kinh tế thế giới, vốn FDI bắt đầu có xu hướng tăng trở lại, tăng nhẹ lên 16,2 tỷ USD năm 2012 và đặc biệt trong năm 2013, FDI đăng ký đạt 21,6 tỷ USD, vốn giải ngân đạt 11,5 tỷ USD. Số lượng dự án tới 31/12/2013 là 1275 dự án bằng 99% của cả năm 2012. Điều này cho thấy có thêm nhiều hơn các dự án mới được đăng ký trong năm 2013 với quy mô vốn lớn.Trong khi đó, vốn giải ngân FDI từ 2006 tăng mạnh so với giai đoạn trước đó, từ 4,1 tỷ USD vào năm 2006 tăng gấp đôi lên hơn 8 tỷ USD năm 2007 và duy trì ổn định ở mức 10 - 11 tỷ USD từ 2008 đến nay.
2.1.1.2 Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2009-2013
Bảng 1: Cơ cấu đầu tư FDI vào Việt Nam Năm Số lượng nước đầu tư FDI Các nước FDI nhiều nhất Các tỉnh thành được đầu tư FDI
nhiều nhất
Các lĩnh vực được đầu tư FDI nhiều
nhất
2013 54 Nhật Bản,
Singapore, Hàn Quốc
Thái Nguyên, Thanh Hóa, Hải Phòng
Công nghiệp chế biến chế tạo, Sản xuất & phân phối, Kinh doanh BĐS 2012 58 Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc Bình Dương, Hải Phòng, Hồ Chí Minh Công nghiệp chế biến chế tạo, Kinh doanh BĐS, bán buôn bán lẻ và sửa chữa 2011 53 Hồng Kong, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc Hồ Chí Minh, Hải Dương, Hà Nội Công nghiệp chế biến chế tạo, Sản xuất và phân phối điện, xây dựng 2010 55 Singapore, Hà Lan, Hàn Quốc Quảng Nam, Vũng Tàu, Quảng Ninh, Hồ Chí Minh Kinh doanh BĐS, công nghiệp chế biến chế tạo, sản xuất phân phối điện
2009 43 Mỹ, Cayman , Islands, Samoa, Hàn Quốc Vũng Tàu, Quảng Nam, Bình Dương, Đồng Nai Dịch vụ lưu trú ăn uống, Kinh doanh BĐS, công nghiệp chế biến chế tạo
a) Cơ cấu vốn FDI theo đối tác đầu tư chủ yếu
Trong như năm gần đây cơ cấu đầu tư theo đối tác đã đa dạng hơn và có sự chuyển dịch theo hướng tích cực từ các nước quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông…
sang các khu vực khác như châu Âu (British Virgin Islands, Thụy Sỹ, Anh, Samoa, Síp, Cayman Islands, Pháp, Hà Lan, Đức, Đan Mạch…) và châu Mỹ (Canada, Hoa Kỳ). Trong số các dự án đầu tư có quy mô lớn nêu trên, đã có sự xuất hiện của một số đối tác mới nổi lên như Malaysia, Brunei, Canada,. Số lượng cá nước đầu tư FDI cũng khá ổn định xoay quanh mốc 50 quốc gia.
Năm 2009 Hoa Kỳ là nhà đầu tư lớn nhất với tổng vốn đăng ký là 9,8 tỷ USD chiếm 45,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, Cayman Islands đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký 2,02 tỷ USD chiếm 9,4%, đứng thứ 3 là Samoa với tổng vốn đăng ký 1,7 tỷ USD chiếm 7,9%; Hàn Quốc mới đứng thứ 4 với 1,66 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 7,7% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Từ năm 2010 tới nay, 3 quốc gia Châu Á là Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản thay phiên nhau giữ vị trí trong top các quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Năm 2010 Singapore vươn lên dẫu đầu các nhà đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 4,43 tỷ USD chiếm 23,8 % tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hà Lan đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm trên 2,37 tỷ USD, chiếm 12,7% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam; Hàn Quốc đứng thứ 3 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,36 tỷ USD, chiếm 12,7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Năm 2011 có 53 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hồng Kông dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,09 tỷ USD, chiếm 21% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Nhật Bản đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,43 tỷ USD, chiếm 16,6 % tổng vốn đầu tư; Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,2 tỷ USD, chiếm 15% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là Hàn Quốc đứng ở vị trí thứ 4 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,47 tỷ USD, chiếm 10% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Trung
Quốc đứng thứ 5 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 747 triệu USD, chiếm 5,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Năm 2012 có 58 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm 5,13 tỷ USD, chiếm 39,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam trong 12 tháng năm 2012; Singapore đứng vị trí thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,72 tỷ USD, chiếm 13,3% tổng vốn đầu tư; Hàn Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,17 tỷ USD, chiếm 9,1% tổng vốn đầu tư; Tiếp theo là Samoa đứng ở vị trí thứ 4 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm khoảng 907,8 triệu USD, chiếm7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. BritishVirginIslands đứng thứ 5 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 788 triệu USD, chiếm 6,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Năm 2013 có 54 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 5,747 tỷ USD, chiếm 26,6% tổng vốn đầu tư đăng ký tại Việt Nam; Singapore đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 4,376 tỷ USD, chiếm 20,2% tổng vốn đầu tư; Hàn Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 4,293 tỷ USD, chiếm 19,9% tổng vốn đầu tư đăng ký.
b) Cơ cấu vốn FDI theo địa phương
Đã có sự đa dạng hơn về việc lựa chọn địa điểm đặt dự án đầu tư. Cụ thể là bên cạnh các địa bàn thuộc vùng kinh tế trong điểm Bắc Bộ (Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc ) và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An), nguồn vốn FDI thời gian gần đây đã dịch chuyển đáng kể sang một số địa bàn khác thuộc các tỉnh thuộc Duyên hải miền Trung và đồng bằng Sông Cửu
Long như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Phú Yên, Ninh Thuận, Kiên Giang, Hậu Giang…
Năm 2009; Bà Rịa-Vũng Tàu là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất trong năm 2009 với 6,73 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Tiếp theo là Quảng Nam, Bình Dương, Đồng Nai và Phú Yên với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 4,1 tỷ USD; 2,5 tỷ USD; 2,36 tỷ USD và 1,7 tỷ USD.
Năm 2010: Quảng Nam là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất trong năm 2010 với 4,2 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Tiếp theo là Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 2,56 tỷ USD, 2,2 tỷ USD USD, 2 tỷ USD và 1,3 tỷ USD.
Năm 2011: Tính đến thời điểm cuối năm TP Hồ Chí Minh là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với gần 3 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 20,4% tổng vốn đầu tư. Hải Dương đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,55 tỷ USD, chiếm 17,4%. Hà Nội đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 1,1 tỷ USD. Tiếp theo là Hải Phòng, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 917,8 triệu USD; 914,9 triệu USD và 912,8 triệu USD.
Năm 2012: Bình Dương là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với 2,53 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 19,5% tổng vốn đầu tư. Hải Phòng đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,16 tỷ USD, chiếm 9%. TP Hồ Chí Minh đứng thứ 3 với 1,116 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm. Tiếp theo là Đồng Nai, Hà Nội, Bắc Ninh với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 1,115 tỷ USD; 1,111 tỷ USD và 1,105 tỷ USD.
Năm 2013: Trong 52 tỉnh thành phố được đầu tư FDI, Thái Nguyên là tỉnh thu hút nhiều vốn FDI nhất với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,4 tỷ USD, chiếm 15,7% vốn đăng ký. Với sự điều chỉnh tăng 2,8 tỷ USD
vốn đầu tư của dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thanh Hóa đứng thứ hai với 2,921 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 13,5% tổng vốn đầu tư. Hải Phòng đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 2,612 tỷ USD, chiếm 12,1% vốn đăng ký
b.Cơ cấu vốn FDI theo lĩnh vực đầu tư:
Trong những năm gần đây, lĩnh vực luôn thu hút vốn FDI nhiều nhất là công nghiệp chế tạo chế biến, bất động sản, sản xuất và phân phối. Năm 2013 đã có 18 ngành lĩnh vực được đầu tư vốn FDI, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài nhất với 605 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 16,636 tỷ USD, chiếm 76,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,031 tỷ USD, chiếm 9,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ 3 là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 20 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 951 triệu USD.
Cơ cấu này tương đối phù hợp với mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên trong điều kiện của một đất nước nông nghiệpvới sản lượng nông sản xuất khẩu luôn ở thứ hạng cao trên thế giới như gạo (đứng thứ 2 thế giới), hồ tiêu (đứng thứ nhất thế giới), hạt điều (đứng thứ 2 thế giới), thì quy mô vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực nông lâm thủy sản còn khá khiêm tốn. Năm vốn đầu tư FDI vào lĩnh vực này chỉ đứng vị trí thứ 10 với 10 dự án được cấp mới, tổng vốn FDI đăng ký là 60,73 triệu USD.
C) Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư
Bảng 2: Các hình thức đầu tư FDI tại Việt Nam đến hết năm 2013 (Lũy kế các dự án còn hiệu lực)
Hình thức đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (Triệu USD)
Tỷ lệ dự án (%) Tỷ lệ vốn đăng ký(%) 1 100% vốn nước ngoài 12.523 154.176,81 79,78% 66,99% 2 Công ty Liên doanh
2.751 58.133,52 17,53% 25,26% 3 HĐ BOT,BT,BTO 11 7.909,46 0,07% 3,44% 4 HĐ hợp tác kinh doanh 21 6 5.138,16 1,38% 2,23% 5 Công ty cổ phần 194 4.701,20 1,24% 2,04% 6 Công ty mẹ con 1 98,01 0,01% 0,04% Tổng số 15.696 230.157,16 100% 100%
Tính đến cuối năm 2013 thì hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài vẫn
giữ vị trí chủ đạo với 12.523 dự án, (chiếm tới 79,78% tổng số dự án còn hiệu lực), lượng vốn đăng ký đạt hơn 154 triệu USD(chiếm 67% tổng vốn đăng ký.
Đứng ở vị trí số 2 là hình thức hợp đồng BOT, BT, BTO chỉ có 11 dự
án nhưng lượng vốn đăng ký lên tới 7909,46 triệu USD lớn hơn lượng vốn đăng ký của hình thức liên doanh bởi các dự án đều liên quan tới xây dựng cơ sở hạ tầng nên cần đầu tư lượng vốn rất lớn với thời gian đầu tư dài.
Tiếp đến là hình thức liên doanh 2751 dự án (chiếm 17,53% tổng dự án còn hiệu lực) với lượng vốn đắng ký là hơn 58 triệu USD (chiếm 25,26% tổng vốn đăng ký).
Xếp vị trí số 4 là hợp đồng hợp tác kinh doanh có 216 dự án( chiếm
1,38% tổng số dự án), lượng vốn đăng ký đạt 5138, 16 triệu USD (chiếm 2,23% tổng vốn đăng ký).
Đứng ở vị trí số 5 là hình thức công ty cổ phần với 194 dự án( chiếm 1,24 % tổng số dự án), vốn đăng ký đạt 4701,2 triệu USD (chiếm 2,04% tổng vốn đăng ký).
Xếp ở vị trí cuối cùng là hình thức công ty mẹ con với duy nhất 1 dự án