- Cơ sở hạ tầng trong các lĩnh vực dịch vụ thương mại, tài chính, tín
3.2.4 Giải pháp về thuế
3.2.4.1 Ngăn chặn và khắc phục tình trạng chuyển giá tại các doanh nghiệp FDI
Mặc dù chưa có số liệu thống kê về tình trạng chuyển giá để trốn thuế của các doanh nghiệp FDI ở tỉnh Hà Nam, tuy nhiên tỉnh vẫn cần có biện pháp để quản lý và ngặn chặn hiện tượng này có thể xảy ra. Theo tổng kết của Bộ Tài chính, trong khoảng 05 năm trở lại đây, các hành vi chuyển giá điển hình đã và đang diễn ra tại Việt Nam thường dưới hình thức: chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản hữu hình và vô hình, thông qua dịch vụ và chi trả lãi vay vốn SXKD giữa các bên liên kết. Các hành vi chuyển giá của DN
không chỉ đơn thuần là điều chuyển lợi nhuận từ nơi có thuế suất cao sang nơi có thuế suất thấp hơn để tránh thuế mà còn bao gồm cả chiều ngược lại.
Để đảm bảo công tác quản lý thuế, khắc phục tình trạng chuyển, gây thất thu cho ngân sách nhà nước, chi cục thuế tại tỉnh cần thường xuyên hướng dẫn và kiểm tra sát sao các doanh nghiệp FDI thực hiện đúng theo các văn bản của Bộ Tài chính đã ban hành như: Thông tư số 117/2005/TT-BTC, Thông tư số 66/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết…
3.2.4.2Định hướng cải cách thuế thời gian tới
Để khuyến khích đầu tư, mở rộng cơ sở thuế, áp dụng mức thuế suất hợp lý, đảm bảo công bằng, bình đẳng về thuế giữa các đối tượng nộp thuế; tạo động lực khuyến khích sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và thúc đẩy đầu tư, xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, đồng thời bảo hộ có chọn lọc theo mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong giai đoạn tới, việc cải cách thuế TNDN nên tập trung vào 3 định hướng, đó là:
Điều chỉnh giảm mức thuế suất chung theo lộ trình phù hợp để thu hút đầu tư, tạo điều kiện giúp DN có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích lũy nhằm đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh; đơn giản hóa chính sách ưu đãi thuế theo hướng hẹp về lĩnh vực, tiếp tục khuyến khích đầu tư vào các ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, các ngành công nghiệp hỗ trợ, sử dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, dịch vụ chất lượng cao, lĩnh vực xã hội hóa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; bổ sung quy định cụ thể rõ ràng về các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế; bổ sung các quy định để bao quát được các hoạt động kinh tế mới phát sinh trong kinh tế thị trường hội nhập và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, cần sớm ban hành Luật thuế xuất nhập khẩu sửa đổi và nghiên cứu để xây dựng các chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư nước ngoài hơn nữa, phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay và trong tương lai.
Sửa đổi, bổ sung thuế GTGT theo hướng giảm bớt số lượng nhóm hàng hóa dịch vụ không chịu thuế; giảm bớt nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 5%; bổ sung quy định để xác định đúng cơ chế thu đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ mới phát sinh theo sự phát triển của kinh tế thị trường; nghiên cứu đến năm 2020 áp dụng cơ bản một mức thuế suất (không kể mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu); hoàn thiện phương pháp tính thuế, tiến tới cơ bản thực hiện phương pháp khấu trừ thuế; quy định về ngưỡng doanh thu để áp dụng hình thức kê khai thuế giá trị gia tăng phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và thông lệ quốc tế.
Đối với thuế tài nguyên, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo hướng thuế tài nguyên là công cụ hữu hiệu để góp phần quản lý, bảo vệ và thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, nhất là đối với tài nguyên không tái tạo; thúc đẩy khai thác tài nguyên gắn liền với chế biến sâu và góp phần hạn chế tối đa xuất khẩu tài nguyên chưa qua chế biến; sửa đổi, bổ sung quy định về giá tính thuế, thuế suất và thực hiện phương pháp quản lý thu cho phù hợp với thực tiễn hoạt động khai thác tài nguyên theo từng giai đoạn.
Ngoài ra, cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng tạo thuận lợi và giảm chi phí cho DN, như: giảm tần suất kê khai từ 12 lần/năm xuống còn 4 lần/năm đối với người nộp thuế quy mô vừa và nhỏ được kê khai thuế. Rút ngắn thời hạn hoàn thuế, đối với trường hợp “hoàn thuế trước, kiểm tra sau” từ 15 ngày làm việc xuống còn 06 ngày làm việc; trường hợp “kiếm tra trước, hoàn thuế sau” từ 60 ngày xuống còn 40 ngày kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ. Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục gia hạn nộp hồ sơ kê khai thuế từ 5 ngày làm việc xuống 3 ngày làm việc; điều chỉnh cơ chế giải quyết hồ sơ hoàn thuế theo nguyên tắc quản lỷ rủi ro, tạo thuận lợi hoàn thuế nhanh theo kê khai của DN và thu hẹp diện phân loại hồ sơ “kiểm tra trước, hoàn thuế sau” để tăng tính tự giác và trách nhiệm của DN. Đồng thời, tăng cường hậu kiểm đối với hoàn thuế, bổ sung quy định trong vòng 1 năm kể từ khi có quyết định hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải thực hiện kiểm tra sau hoàn thuế đối với 4nhóm đối tượng có độ rủi ro cao; và bỏ “chứng từ nộp thuế” trong hồ sơ hoàn thuế,