- Cơ sở hạ tầng trong các lĩnh vực dịch vụ thương mại, tài chính, tín
3.2.2. Các giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn FD
3.2.2.1 Chú trọng quy mô, chất lượng dự án đầu tư
- Thực hiện các biện pháp thúc đẩy giải ngân, nâng cao chất lượng xem xét, thẩm định dự án đầu tư. Kiên quyết không thu hút những dự án đầu tư có công nghệ lạc hậu, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, không có đóng góp ngân sách cho nhà nước hoặc tỷ lệ đóng góp ngân sách/diện tích đất thấp.
- Tạo điều kiện để thu hút doanh nghiệp có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, nhất là các nhà đầu tư lớn, các tập đoàn kinh tế mạnh
- Tập trung và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI trong lĩnh vực công nghệ cao, điện tử, tự động hoá và sản xuất vật liệu mới. Đối với các dự án điện tử, điện gia dụng chú trọng vào sản xuất linh kiện điện, điện tử, màn hình vi tính, thiết bị, phần mềm tin học, điện tử công nghiệp, điện tử y tế phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu trên 80%, chú trọng phát triển nguyên liệu hoá chất cơ bản, vật liệu mới (chất dẻo, sợi tổng hợp, polyme…).
3.2.2.2 Triển khai hiệu quả các dự án gọi vốn đầu tư
Tỉnh cần phải giải quyết kịp thời các vấn đề vướng mắc phát sinh giúp các doanh nghiệp triển khai dự án đầu tư một cách thuận lợi; khuyến khích họ đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất để đạt hiệu quả kinh tế- xã hội cao hơn. Đây là cách tốt nhất chứng minh có sức thuyết phục về môi trường ĐTNN tại tỉnh đối với các nhà ĐTNN tiềm năng. Muốn vậy, cần phân loại các dự án thành các nhóm khác nhau để có biện pháp xử lý, hỗ trợ thích hợp.
- Đối với các dự án chưa thực hiện, tỉnh cần rà soát lại tính khả thi của
dự án và liên hệ với nhà ĐTNN để nắm thực chất dự định của họ. Nếu dự án không thể tiếp tục triển khai được thì nên sớm xử lý rút giấy phép đầu tư để có thể quy hoạch đất dự án vào việc khác hoặc kêu gọi nhà ĐTNN khi thanh lý, giải thể các dự án ĐTNN. Nếu dự án có thể tiếp tục triển khai nhưng chủ đầu có khó khăn tạm thời về huy động vốn hoặc về thị trường tiêu thụ sản phẩm thì tỉnh có thể xem xét cho phép giãn, hoãn tiến độ trong một thời gian nhất định. Muốn vậy, tỉnh cần thường xuyên tiếp xúc với chủ đầu tư để nắm bắt hết mục đích và năng lực thực sự của họ, từ đó đánh giá khả năng, thời gian khởi động lại dự án cho phù hợp.
- Đối với những dự án mới bắt đầu triển khai thủ tục hoặc xây dựng cơ bản, tỉnh cần hỗ trợ cho họ giải quyết nhanh chóng việc giải phóng mặt bằng,
các thủ tục hành chính như công bố thành lập doanh nghiệp, vấn đề thuê đất, thẩm định thiết kế xây dựng,.., để nhà đầu tư có thể nhanh chóng đưa nhà máy vào hoạt động.
- Đối với những dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng gặp khó khăn về thị trưòng, về tài chính,..., tỉnh cần xem xét cụ thể để có biện
pháp giải quyết phù hợp. Trước hết, cần xem xét điều chỉnh để các dự án FDI nhanh chóng được hưởng các ưu đãi, khuyến khích của các quy định mới trong Luật, Nghị định vừa ban hành. Tỉnh cần có biện pháp giúp đỡ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường đầu ra cũng như đầu vào giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đối với doanh nghiệp khó khăn về tài chính, tỉnh có thể xem xét việc cho họ vay tín dụng để triển khai dự án hoặc thu hút thêm nhà ĐTNN mới cùng tham
3.2.2.2 Cân đối lại nghành nghề đầu tư FDI
- Gỡ bỏ tình trạng độc quyền trong một số ngành như điện, nước, dịch vụ cảng.
- Hạn chế không thu hút đầu tư vào lĩnh vực dệt may trong thời gian tới, dành nguồn vốn và lao động cho các ngành công nghệ sản xuất hiện đại, ít ảnh hưởng tới môi trường
Theo thống kê của tỉnh thì hiện nay ngành nghề dệt may đang thiếu hụt lao động trầm trọng với khoảng 10,000 lao động, do mức lương không hấp dẫn người lao động so với các doanh nghiệp kinh doanh ở loại hình khác.
- Trong thời gian tới tỉnh cần thu hút nhiều hơn và có chính sách hỗ trợ các các dự án công nghệ sản xuất hiện đại, công nghệ nguồn, nông nghiệp, dịch vụ giao thông vận tải .. nhằm khai thác triệt để các lợi thế trên địa bàn tỉnh.
3.2.2.4 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư
- Đổi mới cách thức xúc tiến đầu tư. Chuyển cách kêu gọi đầu tư từ hình thức “nhà đầu tư có nhu cầu thì họ tự tìm đến” sang hình thức “lựa chọn và mời gọi nhà đầu tư theo định hướng”. Cụ thể là chủ động phối hợp với các tổ chức, cơ quan ngoại giao, tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài để phân loại, nghiên cứu kỹ các đối tác nước ngoài có nhu cầu hoặc quan tâm đến việc dịch chuyển đầu tư vào Việt Nam.Tiến hành triển khai hoạt động xúc tiến đầu tư được tiến hành qua nhiều kênh khác nhau từ chính quyền tới doanh nghiệp, gắn kết chặt chẽ với các hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch và được thực hiện dưới các hình thức phong phú, thiết thực hơn như quảng cáo trên tv, phát tờ rơi, ….
- Tiếp tục rà soát và xây dựng các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài với các tiêu chí rõ ràng, cụ thể trình Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ sung vào Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài;
-Thường xuyên cung cấp thông tin, tổ chức các buổi làm việc, trao đổi với đại diện của các tổ chức xúc tiến đầu tư như: Cục Đầu tư nước ngoài, Trung tâm XTĐT phía Bắc, , Jetro (Nhật Bản), Kotra (Hàn Quốc), Amcham
(Hoa Kỳ) … để giới thiệu và mời các nhà đầu tư không chỉ ở Châu Á mà ở cả các châu lục khác về đầu tư tại Hà Nam
- Tổ chức các buổi gặp mặt các chủ doanh nghiệp thường kỳ trên địa bàn để nắm bắt được thực tế tình hình hoạt động, có kế hoạch bố trí kinh phí cho công tác xúc tiến đầu tư.
- Chỉnh sửa, biên soạn các tài liệu xúc tiến đầu tư, cập nhật các chính sách mới phù hợp với luật pháp của Nhà nước và quy định của Chính phủ.