Tình hình đầu tư trựctiếp nước ngoài tại tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 56 - 60)

- Cơ sở hạ tầng trong các lĩnh vực dịch vụ thương mại, tài chính, tín

2.3Tình hình đầu tư trựctiếp nước ngoài tại tỉnh Hà Nam

2.3.1.Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nam

Bảng 3: Số lượng dự án FDI, vốn đầu tư FDI giai đoạn 2000-2013 Năm Số lượng dự án FDI Vốn đăng ký (Triệu USD) Vốn thực hiện (Triệu USD) 2000-2005 5 7,5 26,5 2005-2010 39 267,8 187,15 2011 9 212,58 76,96 2012 15 103,78 164,71 2013 26 125 149,36

- Giai đoạn 2000- 2005: Đây là thời kỳ đầu tiên đánh dấu kết quả thu hút, vận động FDI của tỉnh Hà Nam, với 5 dự án đầu tư với số vốn đăng ký là 7, 5 triệu USD, vốn thực hiện đạt 26,5 triệu bằng 353 % vốn đăng ký. Tuy nhiên các dự án này quy mô đầu tư nhỏ, chưa thực sự thu hút được các nhà đầu tư có tiềm lực triển khai thực hiện các dự án khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnhdo công tác thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn FDI được triển khai thực hiện theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, có sự phân biệt với các dự án đầu tư trong nước

- Giai đoạn 2005-2010: Sau khi luật đầu tư 2005 ra đời và có hiệu lực, thay thế hoàn toàn luật đầu tư 1987, số lượng dự án FDI tăng lên đang kể có 39 dự án trong giai đoạn này vàgấp 7,8 lần so với giai đoạn trước, vốn đăng ký 267,8 triệu USD, với lượng vốn thực hiện đạt 70% vốn đăng ký.

Việc Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2006 và sự ra đời của hai bộ luật quan trọng là Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2005 chính thức có hiệu lực, đã tác động mạnh mẽ đến hiệu quả thu hút đầu tư của Việt Nam nói chung và

tỉnh Hà Nam nói riêng. Luật Đầu tư 2005 xác định việc phân cấp mạnh cho UBND cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư cũng như quản lý hoạt động đầu tư và giảm bớt những dự án phải trình Thủ tướng Chính phủ. Đây là chủ trương thực hiện cải cách hành chính trong quản lý kinh tế và đã được tổng kết trong những năm qua, tạo điều kiện thuận lợi để Hà Nam thực hiện tốt trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Qua đó, tạo chuyển biến tích cực tình hình đầu tư nước ngoài vào Hà Nam kể từ năm 2005 đến nay.

- Năm 2011: Cóthêm 9 dự án được cấp phép mới, với lượng vốn đăng ký là 212,58 triệu đô nâng tổng số dự án lũy kế còn có hiệu lực lên 51 dự án với vốn đăng ký 455,02triệu USD. Tuy nhiên vốn thực hiện năm 2011 chỉ đạt76,66 triệu USD bằng 36 % vốn đăng ký, chiếm tỉ lệ thấp nhất kể từ khi bắt đầu có dự án đầu tư FDI tại tỉnh. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng từ sự ảm đạm của nền kinh tế vĩ mô, lạm phát của Việt Nam ở mức cao nhất châu Á, các lợi thế cạnh tranh giá cả của Việt Nam bị mất đi do yêu cầu tăng lương của nhân viên, chi phí vật liệu, lãi suất cao ngất ngưởng và các ngân hàng đua nhau siết vốn. Tình hình giải ngân vốn càng trở nên khó khăn hơn . Bối cảnh đó khiến nhà đầu tưnước ngoài trở nên lãnh đạm với thị trường và tìm cách chuyển dần sang các nước lân cận.

- Năm 2012: Có 15 dự án đầu tư mới với tổng vốn đăng ký đạt 105,78 triệu USD . Nâng tổng số dự án đầu tư lũy kế còn hiệu lực lên 68 dự án với tổng vốn đăng ký lũy kế đạt 591,66 triệu USD. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh năm 2012 tăng 66,67% về số dự án và giảm 51,18% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2011, tuy nhiên vốn thực hiện lại có xu hướng tăng, đạt 158,7 % vốn đăng ký tương đương 164, 71 triệu USD.

Về vốn đầu tư thực hiện: Các dự án sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, chủ đầu tư cơ bản nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục pháp lý về xây

dựng, môi trường,… và triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng (nhà xưởng, lắp đặt máy móc thiết bị,…) để đưa dự án đi vào hoạt động theo đúng tiến độ đã cam kết. Trong số 68 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực có 45 dự án đã đi vào hoạt động, 23 dự án đang trong quá trình đầu tư xây dựng. Vốn đầu tư thực hiện quí IV/2012 ước đạt 71,23 triệu USD nâng tổng số vốn đã thực hiện cả năm 2012 lên 164,71 triệu USD và tổng vốn đầu tư thực hiện luỹ kế đến hết năm 2012 đạt 522,6 triệu USD bằng 88,3% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Sự suy giảm kinh tế Thế giới đã ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp FDI trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư xây dựng, …. Tiến độ triển khai dự án của một số doanh nghiệp còn chậm như Công ty TNHH Velbon Việt Nam, Công ty TNHH Osawa Việt Nam …Tuy nhiên tiến độ giải ngân của các dự án FDI trong năm 2012 vẫn tăng trưởng khá (Tăng 114,95% so với năm 2011).

- Năm 2013: có 26 dự án FDI với vốn đăng ký tăng thêm ước đạt 125 triệu USD. Như vậy số dự án đầu tư năm 2013 tăng 73 % so với năm 2012 và vốn đăng ký cũng tăng 25% so với năm 2012.

Như vậy tổng vốn đăng lý lũy kế đến thời điểm cuối năm 2013 ước đạt 716, 66 triệu USD với tổng vốn thực hiện lũy kế ước đạt 672,22 triệu USD bằng 93% tổng vốn đăng ký.

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 2013 tăng so với cùng kỳ năm 2012 là do kinh tế thế giới đã có dấu hiệu phục hồi, niềm tin của nhà đầu tư trong dài hạn đối với triển vọng kinh tế thế giới có sự khởi sắc.Nhờ có chủ trương thu hút đầu tư đúng đắn vừa tuyên truyền quảng bá, vừa trực tiếp mở hội nghị đến một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc để mời gọi đầu tư, đã giúp cho hoạt động thu hút đầu tư FDI vào tỉnh đạt được kết quả tích cực.

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Năm 2013

Năm 2012 Năm 2013 So với 2012 (%)

Điều chỉnh vốn đầu tư

Số lượt dự án điều chỉnh tăng

vốn Lượt dự án 3 12 400,0

Vốn đầu tư điều chỉnh tăng Triệu USD 4,2 9,84 234,3 Số lượt dự án điều chỉnh

giảm vốn Lượt dự án 2 0 0,0

Vốn đầu tư điều chỉnh giảm Triệu USD 4,5 0 0,0

Vốn đăng ký cấp mới và

tăng thêm Triệu USD 99,7 134,84 135,2

Tình hình thu hồi giấy chứng nhận đầu tư

Số dự án Dự án 1 0 0

Vốn đăng ký Triệu USD 3 0 0

Tình hình tiếp nhận

Số dự án tiếp nhận Dự án 15 26 173,3

Vốn đăng ký của các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dự án tiếp nhận Triệu USD 100 125,0 125,0

Trong đó, đã cấp GCNĐT

Số dự án Dự án 15 26 173,3

Vốn đăng ký Triệu USD 100 125,0 125,0

Chưa cấp GCNĐT

Số dự án Dự án 0

Vốn đăng ký Triệu USD 0

Trong năm 2013 có 12 dự án điều chỉnh tăng với tổng vốn là 9,84 triệu USD, bằng 400% số lượng dự án và 234 % vốn đầu tư của năm 2012. Trong năm cũng không có dự án nào bị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, đồng thời 26 dự án mới đều đã được tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Việc thực hiện có hiệu quả 10 cam kết của tỉnh đối với nhà đầu tư, các KCN của tỉnh đã và đang làm hài lòng các doanh nghiệp trong nước và nước

ngoài khi đến đầu tư tại Hà Nam. Những tháng cuối năm 2013, liên tục có những đoàn doanh nghiệp của Nhật Bản đến tham quan, tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh. Qua thực tế tham quan tình hình sản xuất của các doanh nghiệp Nhật Bản tại các KCN và tiếp cận chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, doanh nghiệp Nhật Bản đều đánh giá cao sự hợp tác thân thiện, cởi mở và thân thiện

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 56 - 60)