1.2.2 .Các lý thuyết giải thích cho hành vi hung tính
1.2.3. Đặc điểm của nhĩm khách thể
1.3.3.1. Đặc điểm của học sinh THCS
Học sinh THCS đƣợc định nghĩa là những trẻ em trong độ tuổi từ 11-15 tuổi, hiện đang theo học tại các trƣờng THCS từ lớp 6 đến lớp 9. Nhĩm lứa tuổi này cịn đƣợc gọi là nhĩm lứa tuổi thiếu niên. Đây là giai đoạn diễn ra nhiều sự thay đổi nhất về mặt thể chất, học tập và tâm lý xã hội.
Về mặt thể chất, lứa tuổi học sinh THCS là thời điểm học sinh cĩ sự phát triển mạnh mẽ đƣợc biểu hiện qua sự thay đổi về hormone, hệ cơ, hệ xƣơng; chiều
33
cao, trọng lƣợng, não bộ và tuyến sinh dục. Những sự phát triển về mặt thể chất của nhĩm lứa tuổi mặc dù cĩ nhiều sự biến đổi nhƣng lại thể hiện sự khơng đồng đều về các đặc điểm cơ thể. Trung bình một năm, nhĩm học sinh ở lứa tuổi này tăng từ 5-6 cm chiều cao/năm và khoảng 2-6 kg/năm. Giai đoạn học sinh THCS đánh dấu cho thời kỳ phát phát dục và đây là yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển cơ thể. Qúa trình phát dục ở giai đoạn học sinh THCS đƣợc đặc trƣng bởi hiện tƣợng dậy thì. Dấu hiệu của dậy thì ở học sinh nữ là hiện tƣợng kinh nguyệt và ở học sinh nam là hiện tƣợng mộng tinh. Do sự thay đổi khơng cân đối về các đặc điểm của cơ thể khiến cho học sinh THCS dễ chịu ảnh hƣởng từ những hành vi trêu chọc về ngoại hình ví dụ nhƣ đặt biệt danh, chỉ trích/phản hồi tiêu cực liên quan đến ngoại hình của cá nhân khác khi cá nhân vắng mặt hoặc hiện diện và khai trừ khỏi nhĩm hoặc tẩy chay và bác bỏ ý kiến của cá nhân liên quan đến đặc điểm ngoại hình từ những thành viên trong gia đình và đặc biệt là những phản hồi tiêu cực về ngoại hình xuất phát từ nhĩm bạn bè đồng trang lứa. Điều này cĩ thể khiến cho học sinh THCS thấy tự ti về ngoại hình của bản thân, gây ra khĩ chịu, căng thẳng và ảnh hƣởng đến sự phát triển tâm lý của học sinh THCS.
Về sự phát triển tâm lý, sự phát dục và thay đổi về diện mạo và hình thể cĩ ý nghĩa trong sự thay đổi trong tâm lý lứa tuổi học sinh THCS. Thứ nhất, giai đoạn này, học sinh THCS cĩ cảm giác mình là ngƣời trƣởng thành vì vậy học sinh THCS thể hiện nhu cầu về sự tự lập, tự quyết định, đƣợc thừa nhận, đƣợc tơn trọng, đƣợc đối xử bình đẳng nhƣ với ngƣời trƣởng thành và đặc biệt giai đoạn này cĩ nhu cầu muốn hạn chế sự kiểm sốt của ngƣời lớn. Chính vì sự thay đổi mạnh mẽ về các nhu cầu của nhĩm lứa tuổi khiến cho nhiều mâu thuẫn xuất hiện do trên thực tế học sinh THCS chƣa đủ năng lực để tự lập nhƣ nhu cầu của bản thân cùng với đĩ ngƣời lớn cũng khơng theo kịp sự thay đổi của học sinh THCS. Ngƣợc lại, mối quan hệ với bạn bè đồng trang lứa trở thành ƣu tiên và chiếm vị trí quan trọng trong các mối quan hệ của học sinh THCS. Trong mối quan hệ bạn bè đồng trang lứa, các em nhận đƣợc sự tơn trọng và bình đẳng mà học sinh THCS mong đọi bởi vậy trong giai đoạn này học sinh THCS luơn cố gắng thể hiện bản thân để xác định vị trí của bản thân trong một nhĩm nhỏ trong lớp hay trong một tập thể lớp và nhận đƣợc sự chấp
34
nhận từ phía bạn bè. Do học sinh THCS cĩ nhu cầu thể hiện bản thân mãnh liệt vì vậy học sinh THCS dễ tham gia vào những hành vi thách thức và mạo hiểm hay những hành vi quá khích, bốc đồng để thu hút sự chú ý và khẳng định sự khác biệt của bản thân. Học sinh THCS cũng gặp khĩ khăn trong việc kiểm sốt cảm xúc và thƣờng biểu hiện bằng những cảm xúc thất thƣờng. Cũng trong giai đoạn này, học sinh THCS nhận diện về sự phát triển tâm lý của bản thân hơn thơng qua những câu hỏi “Tơi là ai?”; “Tơi trơng nhƣ thế nào?”, “Tơi cĩ năng lực gì?”, “Bạn bè thấy tơi nhƣ thế nào?”,… vì vậy các hình thức về trêu chọc về ngoại hình nhƣ chỉ trích/phản hồi tiêu cực liên quan đến ngoại hình của cá nhân khác khi cá nhân vắng mặt hoặc hiện diện và khai trừ khỏi nhĩm hoặc tẩy chay và bác bỏ ý kiến của cá nhân liên quan đến đặc điểm ngoại hình từ những thành viên trong gia đình và đặc biệt là những phản hồi tiêu cực về ngoại hình đặc biệt từ bạn bè đồng trang lứa là những biểu hiện rõ ràng của sự khơng thừa nhận, khơng tơn trọng và khơng cơng bằng với những học sinh bị trêu chọc và cĩ thể gây ra những ảnh hƣởng đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần của học sinh.
Trong phạm vi của đề tài, nghiên cứu viên chọn nhĩm học sinh khối 8 và khối 9 trong nhĩm học sinh ở lứa tuổi THCS do nhĩm học sinh khối 8 và khối 9 đã và đang trong quá trình thay đổi và phát triển các đặc điểm ngoại hình một cách rõ rệt đặc biệt là sự thay đổi về cân nặng và chiều cao, đi cùng với đĩ là các đặc điểm về tâm lý xã hội đang trong giai đoạn thể hiện nhu cầu về sự tự lập, tự quyết định, đƣợc thừa nhận, đƣợc tơn trọng, đƣợc đối xử bình đẳng nhƣ ngƣời trƣởng thành và đặc biệt giai đoạn này trẻ em cĩ nhu cầu muốn hạn chế sự kiểm sốt của ngƣời lớn, mở rộng và phát triển các mối quan hệ bạn bè đồng trang lứa vì vậy nghiên cứu viên muốn thực hiện nghiên cứu nhằm xác định mối liên hệ giữa trêu chọc về ngoại hình và các vấn đề sức khỏe tâm thần ở nhĩm học sinh này.
1.2.3.2 Đặc điểm học sinh THPT
Học sinh THPT đƣợc định nghĩa là những trẻ em trong độ tuổi từ 15-17 tuổi hiện đang theo học tại các trƣờng THPT từ lớp 10 đến lớp 12. Nhĩm lứa tuổi này cịn đƣợc gọi là nhĩm lứa tuổi đầu thanh niên. Đây là giai đoạn ổn định về mặt thể chất nhƣng những sự phát triển về tâm lý xã hội mạnh mẽ và sâu sắc hơn so với giai đoạn học sinh THCS.
35
Về thể chất, học sinh THPT là thời kì đạt sự trƣởng thành về mặt cơ thể mặc dù vẫn cịn cĩ sự khác biệt so với ngƣời lớn. Đây là giai đoạn chám dứt sự phát triển mạnh mẽ nhƣng mất cân đối của lứa tuổi thiếu niên trƣớc đĩ và chuyển sang thời kì phát triển về cơ thể cân đối hơn. Mặc dù về mặt thể chất, học sinh THPT phát triển cân đối hơn tuy nhiên trọng lƣợng cơ thể vẫn tăng rất nhanh ở nhĩm học sinh nam và học sinh nữ. Trong khi đĩ, so với lứa tuổi thiếu niên trƣớc đây, chiều cao cĩ xu hƣớng tăng chậm lại, đa số học sinh nữ đạt mức chiều cao hồn thiện khoảng từ 16-17 tuổi trong khi đa số học sinh nam đạt mức chiều cao hồn thiện khoảng từ 17-18 tuổi. Về giới tính, đa số học sinh THPT đã kết thúc tuổi dậy thì, những dấu hiệu của giới tính đƣợc phát triển rõ rệt khiến cho ngoại hình của nam và nữ thay đổi đáng kể. Sự hồn thiện về mặt cơ thể dẫn đến ngoại hình của học sinh THPT đã dần ổn định và ít cĩ sự thay đổi vì vậy những học sinh cĩ đặc điểm về trọng lƣợng cơ thể và chiều cao khác với những chuẩn mực về ngoại hình của xã hội và những chuẩn mực về ngoại hình đƣợc truyền thơng củng cố cĩ xu hƣớng tiếp tục chịu ảnh hƣởng từ những hành vi trêu chọc về ngoại hình ví dụ nhƣ đặt biệt danh, chỉ trích/phản hồi tiêu cực liên quan đến ngoại hình của cá nhân khác khi cá nhân vắng mặt hoặc hiện diện và khai trừ khỏi nhĩm hoặc tẩy chay và bác bỏ ý kiến của cá nhân liên quan đến đặc điểm ngoại hình từ những thành viên trong gia đình và đặc biệt là những phản hồi tiêu cực về ngoại hình xuất phát từ nhĩm bạn bè đồng trang lứa. Điều này ảnh hƣởng đến sự phát triển của học sinh trong quá trình tự ý thức về hình ảnh cơ thể của bản thân, xây dựng và phát triển ý thức về những quan điểm liên quan đến những chuẩn mực mà những học sinh này bị áp đặt do trêu chọc về ngoại hình.
Về sự phát triển tâm lý, các chức năng tâm lý ở học sinh THPT cũng cĩ nhiều thay đổi đặc biệt về sự phát triển về tự ý thức đặc biệt là sự tự ý thức về ngoại hình. Trong giai đoạn này, học sinh THPT phát triển về sự tự ý thức. Học sinh cĩ khả năng và ƣa thích khái quát các vấn đề do đĩ hình ảnh về “cái tơi” của học sinh trọn vẹn và đầy đủ hơn từ đĩ xây dựng hình ảnh cá nhân trong mối quan hệ với chính mình và với ngƣời khác tuy vậy hình ảnh “cái tơi” chƣa ổn định và cịn nhiều mâu thuẫn khiến cho bản thân học sinh đơi khi nghi ngờ chính hình ảnh cá nhân của
36
mình vì vậy nhu cầu giao tiếp đặc biệt với bạn bè đồng trang lứa phát triển mạnh và tác động đáng kể đến cách học sinh tự đánh giá bản thân thơng qua những tƣơng tác xã hội với bạn bè. Qua những tƣơng tác xã hội với bạn bè, học sinh cũng trở nên quan tâm và nhạy cảm hơn với những đặc điểm về ngoại hình của chính bản thân mình đƣợc thể hiện thơng qua hành vi thƣờng xuyên so sánh những đặc điểm ngoại hình của bản thân với những đặc điểm về ngoại hình của bạn bè xung quanh để đối chiếu ý kiến của những ngƣời xung quanh đặc biệt là bạn bè về bản thân mình từ đĩ xác nhận và củng cố hình ảnh “cái tơi” chính xác và sống động hơn. Ở lứa tuổi này, học sinh thƣờng gặp khĩ khăn khi đánh giá ngoại hình của bản thân một cách khách quan so với đánh giá về ngoại hình của một hoặc nhiều cá nhân khác vì vậy học sinh cĩ xu hƣớng đƣa ra những đánh giá về các đặc điểm ngoại hình của ngƣời khác nhiều hơn trong quá trình giao tiếp đặc biệt là thơng qua giao tiếp với bạn bè đồng trang lứa.Từ đĩ, trêu chọc về ngoại hình là hành vi mà học sinh thể hiện những đánh giá, phán xét, phản hồi tiêu cực về ngoại hình của những học sinh khác trong q trình chính bản thân những học sinh đĩ cũng so sánh những đặc điểm ngoại hình của bản thân với những học sinh khác và với đối tƣợng bị trêu chọc để củng cố hình ảnh “cái tơi” của bản thân rõ ràng hơn. Ngồi ra, những hình thức của trêu chọc về ngoại hình nhƣ đặt biệt danh, chỉ trích/phản hồi tiêu cực liên quan đến ngoại hình của cá nhân khác khi cá nhân vắng mặt hoặc hiện diện và khai trừ khỏi nhĩm hoặc tẩy chay và bác bỏ ý kiến của cá nhân liên quan đến đặc điểm ngoại hình từ những thành viên trong gia đình và đặc biệt là những phản hồi tiêu cực về ngoại hình xuất phát từ nhĩm bạn bè đồng trang lứa ảnh hƣởng đến quá trình xây dựng và phát triển hình ảnh “cái tơi” của những học sinh chịu ảnh hƣởng từ trải nghiệm bị trêu chọc về ngoại hình.
Trong phạm vi của đề tài, nghiên cứu viên chọn nhĩm học sinh khối 10 và khối 11 trong nhĩm học sinh ở lứa tuổi THPT do nhĩm học sinh khối 10 và khối 11 đã thay đổi và phát triển các đặc điểm ngoại hình một cách rõ rệt tuy nhiên vẫn cĩ những sự thay đổi đáng kể về cân nặng và chiều cao, đi cùng với đĩ là các đặc điểm về tâm lý xã hội đang trong giai đoạn tự ý thức về hình ảnh bản thân đặc biệt là tự ý thức về ngoại hình thơng qua giao tiếp với những ngƣời xung quanh thơng qua giao
37
tiếp với bạn bè đồng trang lứa để tự so sánh, đối chiếu ngoại hình của bản thân với những ngƣời khác cũng nhƣ phán xét và đánh giá về ngoại hình của những ngƣời khác từ đĩ củng cố hình ảnh “cái tơi” rõ ràng hơn. Vì vậy nghiên cứu viên muốn thực hiện nghiên cứu nhằm xác định mối liên hệ giữa trêu chọc về ngoại hình và các vấn đề sức khỏe tâm thần ở nhĩm học sinh này.