Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Quản trị theo mục tiêu và kết quả then chốt (OKR) tại công ty cổ phần FPT (Trang 55 - 58)

CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1. Thu thập dữ liệu sơ cấp

Tác giả thực hiện khảo sát cán bộ nhân viên đang làm việc tại Công ty cổ phần FPT bằng câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu là thực trạng triển khai OKR tại FPT.

2.2.1.1. Quy trình khảo sát

Bước 1: Xây dựng câu hỏi khảo sát

Các câu hỏi trong khảo sát được xây dựng nhằm mục tiêu thứ nhất là thu thập câu trả lời của cán bộ nhân viên về thực trạng triển khai OKR như cách thiết lập OKR, cách thực hiện OKR và báo cáo kết quả OKR của cá nhân, thứ hai là thu thập ý kiến đánh giá của cán bộ nhân viên FPT về tầm quan trọng cũng như lợi ích của OKR đối với công việc của cá nhân và bộ phận, mở rộng hơn là cả tổ chức, về những điểm tích cực cũng như hạn chế của phương pháp này trong thực tiễn triển khai.

Các câu hỏi cần đơn giản dễ hiểu và có thể thu thập được những dữ liệu cần thiết cho vấn đề nghiên cứu.

Bước 2: Thử nghiệm và tham vấn

Một bảng câu hỏi được thiết kế lần đầu thường có thể gặp các lỗi như khơng rõ nghĩa, nhiều nghĩa, câu hỏi khó hiểu hoặc dễ bị hiểu nhầm… Vì vậy, tác giả thực hiện bước này như sau

- Tham vấn ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm trong việc thiết kế bảng hỏi để hoàn thiện bảng hỏi.

44

- Khảo sát thử với số lượng 10 người trong nhóm đối tượng mục tiêu và xin ý kiến các đối tượng tham gia khảo sát góp ý về các câu hỏi để chỉnh sửa những lỗi mắc phải.

Bước 3: Điều chỉnh và hoàn thiện bảng hỏi

Dựa trên ý kiến đóng góp của các chuyên gia và đối tượng tham gia khảo sát thử, tác giả tiến hành:

- Chỉnh sửa các lỗi theo góp ý nhận được - Tinh chỉnh về nội dung, hình thức Bước 4: Thực hiện khảo sát

Tác giả thực hiện khảo sát qua công cụ google form bằng cách gửi link qua email cho các cán bộ nhân viên đề nghị họ trả lời. Cách thức này cho phép dễ dàng chuyển bảng hỏi đến số lượng lớn đối tượng khảo sát, tiết kiệm thời gian và công sức hơn so với việc chuyển bảng hỏi trực tiếp đến từng nhân viên, đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh Covid 19, hầu hết nhân viên làm việc từ xa.

2.2.1.2. Quy mô mẫu

Tác giả lựa chọn gửi 108 phiếu cho các cán bộ nhân viên của công ty cổ phần FPT. Tác giả gửi phiếu khảo sát cho cán bộ nhân viên ở nhiều phòng ban khác nhau và thuộc nhiều chi nhánh khác nhau trên cả nước như Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ

2.2.1.3. Kết cấu bảng hỏi

Bảng hỏi gồm hai phần tương ứng với hai mục tiêu chính của bảng khảo sát.

Các câu hỏi ở phần 1 nhằm phục vụ mục tiêu thu thập ý kiến đánh giá của cán bộ nhân viên FPT về tầm quan trọng cũng như lợi ích của OKR đối với cơng việc của cá nhân và bộ phận, mở rộng hơn là cả tổ chức, về những điểm tích cực cũng như hạn chế của phương pháp này trong thực tiễn triển khai. Phần 1 gồm ba câu hỏi lớn, câu thứ nhất hỏi về đánh giá của nhân viên

45

về lợi ích của OKR đối với bản thân họ nói riêng và tổ chức FPT nói chung, câu hỏi lớn thứ hai thu thập ý kiến của người làm khảo sát về hiệu quả mà OKR đã mang lại cho cá nhân họ, câu hỏi lớn thứ ba đề nghị người được hỏi trả lời về cảm nhận của bản thân về OKR, mỗi câu hỏi lớn bao gồm 4 câu hỏi nhỏ với mục đích chi tiết hóa nội dung liên quan đến câu hỏi lớn để người trả lời đưa ra đánh giá.

Phần 2 gồm các câu hỏi nhằm đáp ứng mục tiêu thu thập câu trả lời của cán bộ nhân viên về thực trạng triển khai OKR tại FPT. Đầu tiên là một câu hỏi lớn, bao gồm 5 ý nhỏ liên quan đến công tác chuẩn bị trước khi triển khai OKR của tập đồn, sau đó là câu hỏi với 4 ý liên quan đến công tác thiết lập OKR. Hai câu hỏi tiếp theo giúp người tham gia khảo sát tự đánh giá việc thiết lập Mục tiêu (Objectives) và Kết quả then chốt (Key results) của mình đã đáp ứng các tiêu chí mà tập đồn quy định hay chưa.

Hai câu hỏi tiếp theo liên quan đến công tác thực thi OKR. Câu đầu tiên với 4 câu hỏi nhỏ đề cập đến các yêu cầu cần thực hiện đối với việc thực hiện OKR mà FPT quy định. Câu thứ hai nhằm làm rõ hơn tần suất check-in, một hoạt động quan trọng để kiểm tra tiến độ thực hiện OKR được thực hiện giữa cấp trên và cấp dưới.

Câu hỏi lớn cuối cùng dành cho công tác đánh giá kết quả OKR, câu hỏi này bao gồm 4 câu hỏi nhỏ để cụ thể hóa các nội dung về bước đánh giá kết quả OKR.

2.2.2. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Tác giả thu thập thông tin từ các tài liệu được chính thức cơng bố của cơng ty cổ phần FPT trong báo cáo thường niên, trang báo nội bộ chính thức của tập đồn FPT là báo Chúng ta và hệ thống Workplace

Tác giả cũng tập hợp các báo cáo thống kê do các cơ quan chuyên trách của FPT và FE thu thập định kỳ làm dữ liệu nghiên cứu. Đó là các báo cáo về tình hình thiết lập OKR quý và năm của các bộ phận, lãnh đạo và nhân viên

46

từng khối trong FE, báo cáo rà soát triển khai OKR các quý của FE, báo cáo đánh giá hoạt động triển khai OKR tại các CTTV của FPT…

Những dữ liệu thực tiễn do tác giả thu thập trong các năm công tác trên cương vị Trưởng phòng TC&QL Đào tạo, trường Đại học FPT như Quy định triển khai OKR, tài liệu hướng dẫn FPT OKR Playbook, OKR training… cũng là cơ sở quan trọng để tác giả đánh giá thực trạng triển khai OKR tại FPT.

Một phần của tài liệu Quản trị theo mục tiêu và kết quả then chốt (OKR) tại công ty cổ phần FPT (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)