Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và cơ chế, chính sách phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch trên địa bàn huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 62 - 87)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Phân tích thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà

3.3.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và cơ chế, chính sách phát triển du lịch

3.3.1.1 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch Đồng Văn

Thời gian qua, Đảng, Nhà nước, Tỉnh ủy Hà Giang đã ban hành nhiều văn bản tạo hành lang pháp lý, cơ chế cho sự phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. (Phụ lục)

Quy hoạch phát triển khu du lịch Cao nguyên đá Đồng Văn đã được Tỉnh Hà Giang xây dựng khá chi tiết. Huyện Đồng Văn đã không xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển du lịch của Huyện mà chỉ thực hiện theo quy hoạch đã được tỉnh Hà Giang và Chính phủ phê duyệt. Trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu phát triển được định rõ như sau:

Phấn đấu đến năm 2025, phát triển Cơng viên địa chất tồn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn thành một khu du lịch đặc biệt, đại diện cho tỉnh Hà Giang với cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại. Đến năm 2030, đáp ứng các tiêu chí và được cơng nhận là Khu du lịch quốc gia.

- Chỉ tiêu về khách du lịch: Năm 2020 đón 800 nghìn lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 130 nghìn lượt. Đến năm 2025 đón 950 nghìn lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 250 nghìn lượt. Phấn đấu đến năm 2030 đón 1,1 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt trên 380 nghìn lượt.

- Tổng thu từ khách du lịch (theo giá hiện hành): Năm 2020 đạt khoảng 1.300 tỷ đồng. Đến năm 2025 đạt khoảng 2.800 tỷ đồng và phấn đấu đến năm 2030 đạt khoảng 5.000 tỷ đồng.

- Chỉ tiêu phát triển về cơ sở lưu trú: Năm 2020 có khoảng 2.600 buồng; năm 2025 có khoảng 5.700 buồng; năm 2030 có khoảng 9.000 buồng.

- Chỉ tiêu việc làm: Năm 2020 tạo việc làm cho khoảng 4.000 lao động trực tiếp. Đến năm 2025 tạo việc làm cho 8.600 lao động trực tiếp. Phấn đấu năm 2030 tạo việc làm cho trên 13.000 lao động trực tiếp.

định hướng phát triển chủ yếu về các khía cạnh như thu thút khách du lịch với từng phân khúc mục tiêu; phát triển sản phẩm du lịch với các thế mạnh đặc trưng của vùng (Du lịch địa chất; Du lịch cộng đồng; Du lịch thiên nhiên; một số sản phẩm du lịch đặc thù: Một ngày của Pao; Chợ tình Khâu Vai; Một ngày với vua mèo tại khu di tích kiến trúc nghệ thuật nhà Vương; Một ngày làm nương rẫy với người Mông ở Mèo Vạc; Phố đi bộ và lễ hội phố cổ Đồng Vãn; Du lịch thể thao mạo hiểm khinh khí cầu, dù lượn; Du lịch khám phá sông Miện) và không gian phát triển du lịch gồm 04 trung tâm du lịch (Trung tâm du lịch văn hóa, lịch sử Đồng Văn; Trung tâm du lịch khoa học, mạo hiểm Mèo Vạc; Trung tâm du lịch sinh thái, đô thị xanh Yên Minh; Trung tâm du lịch vui chơi giải trí cao cấp Quản Bạ) và 5 phân khu du lịch chính, các điểm du lịch quan trọng; các tuyến du lịch; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Ngoài ra, chiến lược cũng đề xuất định hướng đầu tư tương đối cụ thể, rõ ràng và các giải pháp thực hiện Quy hoạch.

Với quy hoạch mà Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt và được chi tiết hóa bởi UBND tỉnh Hà Giang, huyện Đồng Văn thực hiện cụ thể hóa bằng các nghị quyết, quyết định mà không tiến hành xây dựng quy hoạch phát triển du lịch riêng của Huyện. Tuy nhiên, Khu DLQG Cao nguyên đá Đồng Văn là tồn bộ Cơng viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn, gồm 04 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ của tỉnh Hà Giang. Do đó, quy hoạch phát triển Khu DLQG Cao nguyên đá Đồng Văn có sự xen kẽ giữa các huyện. Điều này đòi hỏi, Huyện Đồng Văn cần có định hướng riêng biệt và chi tiết hơn phù hợp với đặc thù của địa phương.

Trên cơ sở định hướng của Nhà nước và của Tỉnh về phát triển du lịch, Phịng Văn hóa thơng tin huyện Đồng Văn hằng năm cũng đã thực hiện xây dựng kế hoạch phát triển du lịch của địa phương và trình UBND xem xét quyết định. Tuy nhiên, kế hoạch phát triển du lịch của Huyện cũng chưa được xây dựng riêng biệt mà nằm trong kế hoạch chung của Phòng Văn hóa thơng tin.

Kế hoạch phát triển du lịch huyện Đồng Văn được xây dựng trên cơ sở căn cứ vào chính sách, pháp luật, quy hoạch phát triển du lịch của Nhà nước và của tỉnh Hà

Giang; căn cứ vào thực trạng phát triển ngành du lịch của huyện Đồng Văn trong năm báo cáo và nhận định một số yếu tố ảnh hưởng tới ngành du lịch của Huyện trong năm kế hoạch. Sau khi phân tích các căn cứ hình thành kế hoạch, Phịng Văn hóa thơng tin sẽ thiết lập mục tiêu phát triển du lịch trong năm kế hoạch.

Số liệu trên Bảng 3.6 cho thấy, huyện Đồng Văn đã xác định được các mục tiêu phát triển du lịch hằng năm ở 2 chỉ tiêu định lượng khá rõ ràng là lượt khách du lịch và doanh thu từ ngành du lịch. Tuy nhiên, các chỉ tiêu khác phản ánh chi tiết, cụ thể, rõ ràng hơn về phát triển du lịch chưa được xây dựng như tiêu chí sự hài lịng của khách du lịch hay chỉ tiêu thu NSNN,…. Ngoài ra, việc xây dựng mục tiêu của kế hoạch cũng bộc lộ vấn đề cần phải xem xét là nhiều chỉ tiêu dự báo khơng cịn phù hợp do tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động.

Bảng 3.6: Kế hoạch phát triển du lịch của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2018- 2020 TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1 Khách du lịch Lƣợt 300.000 380.000 450.000 Khách quốc tế Lượt 35.000 45.000 50.000 Khách nội địa Lượt 265.000 335.000 400.000

2 Doanh thu Triệu đồng 180.000 280.000 400.000

Nguồn: Phịng Văn hóa thơng tin huyện Đồng Văn

Về định hướng giải pháp và dự kiến nguồn lực để thực hiện kế hoạch phát triển du lịch huyện Đồng Văn trong xây dựng kế hoạch hằng năm hầu hết tuân thủ theo quy hoạch phát triển khu du lịch quốc gia cao nguyên đá Đồng Văn mà chưa cụ thể hóa giải pháp, nguồn lực của địa phương. Trong đó, huyện đặt ra nhiệm vụ trọng tâm về du lịch: Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về di sản văn hóa, du lịch, bảo vệ mơi trường; quản lý nghiêm hoạt động bảo tồn, tu bổ, phục hồi di tích, phát huy giá trị văn hóa, giá trị địa chất, di tích, danh lam thắng cảnh vùng Công viên Địa chất toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn; tập trung đầu tư, nâng cấp và cải tạo cơ sở hạ tầng có sẵn, khuyến khích người dân xây dựng nhà lưu trú mang bản sắc truyền thống; nâng cao chất lượng phục vụ của các loại hình dịch vụ; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân trong quản lý, bảo tồn các di

sản văn hóa vật thể, phi vật thể. Bên cạnh đó, huyện tiếp tục chú trọng gìn giữ, duy trì các lễ hội truyền thống như: Lễ hội Gầu tào, Hội xuân khèn Mông, Lễ cúng thần rừng của dân tộc Pu Péo xã Phố Là, Lễ cúng tổ tiên của dân tộc Lô Lô xã Lũng Cú, Lễ hội Khèn Mông, Lễ hội Hoa Tam giác mạch... Phát triển các ngành dịch vụ, du lịch, các mặt hàng nông nghiệp theo chuỗi giá trị như: Mật ong Bạc hà, thịt bò vàng, thịt lợn đen, chè Lũng Phìn,… thành những sản phẩm đặc trưng, có thương hiệu phục vụ phát triển du lịch.

3.3.1.2 Chính sách phát triển du lịch của huyện Đồng Văn

Huyện Đồng Văn đã kịp thời triển khai nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước và của Tỉnh trong phát triển du lịch trên địa bàn như:

- Ưu tiên miễn giảm thuế đối với các dự án đầu tư xây dựng Khu DLQG, các trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh Hà Giang theo Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về tiền thuê đất, thuê mặt nước.

- Nghị quyết 35/2016/NQ-HĐND ngày 21/7/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang về quy định một số chính sách khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Để thúc đẩy Du lịch, dịch vụ phát triển, mời gọi du khách đến và ở lại với Đồng Văn, thời gian qua ngồi các cơ chế chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện Đồng Văn cũng đã có những cơ chế chính sách riêng để khuyến khích người dân phát triển các dịch vụ du lịch, như xây dựng nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ giải trí. Từ đầu nhiệm kỳ 2015-2020, du lịch đã được huyện lựa chọn là một trong những khâu đột phá. Trong đó, chú trọng phát triển du lịch trên cơ sở phát huy giá trị di sản địa chất, đa dạng sinh học của vùng lõi Công viên Địa chất toàn cầu gắn với văn hóa truyền thống các dân tộc. Tận dụng lợi thế, phát huy, khai thác hiệu quả các điểm du lịch như: Di tích kiến trúc nghệ thuật nhà Vương, Phố cổ Đồng Văn, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Cột cờ Quốc gia Lũng Cú... Đồng thời, huyện đã quan tâm đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng các khu, điểm du lịch. Bên cạnh đó, các hoạt động lưu giữ văn hóa truyền thống được huyện hết sức chú trọng: Triển khai các HTX thêu, dệt, nhuộm vải lanh truyền thống, gia công sản phẩm du lịch xã Sà Phìn.

Để khai thác hiệu quả những lợi thế, tiềm năng của huyện phục vụ phát triển du lịch, nhiệm kỳ qua Đảng bộ huyện Đồng Văn đã xây dựng các Nghị quyết

chuyên đề về phát triển du lịch, dịch vụ, góp phần quan trọng vào cơng tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Huyện ủy Đồng Văn cũng đã ban hành Nghị quyết số 05- NQ/HU, ngày 8/4/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đồng Văn khóa XX về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025.

Bảng 3.7: Thực hiện chính sách phát triển du lịch của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2018- 2020

Năm Số đơn vị

hƣởng chính sách Mức hƣởng

2018 12 hộ kinh doanh dịch vụ Homestay 60 triệu đồng/hộ x 12 = 720 triệu 2019

20 hộ kinh doanh dịch vụ Homestay 03 cá nhân kinh doanh SP truyền thống 01 tổ chức kinh doanh SP truyền thống

60 triệu đồng/hộ x 20 = 720 triệu 20 triệu/cá nhân x 3 = 60 triệu 20 triệu/ tổ chức

2020 09 hộ kinh doanh dịch vụ Homestay 60 triệu đồng/hộ x 9 = 540 triệu Nguồn: Phòng Văn hóa thơng tin huyện Đồng Văn

Tuy nhiên, trên thực tế, địa phương cũng chưa có chính sách hỗ trợ cụ thể về phát triển du lịch cho lao động ngành du lịch hay cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đều mới chỉ nhận các chính sách hỗ trợ theo NQ số 30 của Tỉnh. Theo đó, hộ kinh doanh dịch vụ Homestay được hỗ trợ với mức 60 triệu đồng/hộ, cá nhân và tổ chức kinh doanh SP truyền thống được hỗ trợ với mức 20 triệu đồng.

Năm 2018, trên địa bàn huyện Đồng Văn có 12 hộ kinh doanh dịch vụ Homestay được nhận hỗ trợ với tổng số 720 triệu dồng. Tới năm 2019 có 20 hộ kinh doanh dịch vụ Homestay nhận hỗ trợ 720 triệu đồng, 3 cá nhân và 1 tổ chức kinh doanh sản phẩm truyền thống nhận hỗ trợ 80 triệu đồng. Tới năm 2020, mặc dù gặp nhiều khó khăn do đại dịch covid 19 nhưng vẫn cố 9 hộ kinh doanh dịch vụ Homestay nhận được mức hỗ trợ 540 triệu đồng. Mặc dù vậy, nếu so sánh với 265 cơ sở lưu trú, 20 nhà khách, 30 nhà nghỉ, 294 homestay, 72 cơ sở ăn uống dịch vụ thì số lượng cơ sở, cá nhân kinh doanh được nhận hỗ trợ còn chưa nhiều.

Hộp 3.1: Kết quả phỏng vấn về kế hoạch, chính sách phát triển du lịch Đồng Văn

Câu hỏi: Ông/Bà đánh giá như thế nào về việc xây dựng kế hoạch, chính sách phát triển du lịch của Đồng Văn thời gian qua?

Trả lời:

Thời gian qua, Huyện Đồng Văn đã xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn cần đẩy mạnh phát triển của địa phương. Chính vì vậy, chính quyền Huyện rất quan tâm tới lĩnh vực này. Hằng năm, căn cứ các đánh giá nhận định về thực trạng du lịch của huyện nhà, chính sách, quy hoạch của Nhà nước, của Tỉnh Hà Giang, chính quyền huyện đã xây dựng khá chi tiết kế hoạch phát triển du lịch. (Ơng Phạm Quốc Lập– Trưởng phịng- Văn hóa và thơng tin huyện Đồng Văn) Ngồi các chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư phát triển ngành du lịch thì huyện Đồng văn đã có những chính sách hỗ trợ các hộ kinh doanh mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Mặc dù vậy, các chính sách này chưa bao phủ hết các hộ kinh doanh, mức hỗ trợ còn chưa đáp ứng được mong mỏi của chúng tôi. (Ơng Tải Đình Tinh- chủ kinh doanh homestay tại huyện Đồng Văn)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.3.2. Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch và cơ chế, chính sách phát triển du lịch

3.3.2.1 Xây dựng bộ máy quản lý phát triển du lịch của huyện Đồng Văn

Bộ máy quản lý hoạt động du lịch của huyện Đồng Văn được thống nhất theo mơ hình chung của các huyện trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Hình 3.2: Bộ máy quản lý hoạt động du lịch của huyện Đồng Văn

Nguồn: Tác giả mơ hình hóa

UBND huyện

Phịng Văn hóa thơng tin huyện

Trung tâm Văn hóa, Thơng tin và Du lịch

Trung tâm Văn hóa, Thơng tin và Du lịch

Phịng Văn hóa Thơng tin và Trung tâm Văn hóa, Thơng tin và Du lịch huyện Đồng Văn là hai đơn vị được giao nhiệm vụ tham mưu trực tiếp công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn. Các cơ quan này chịu sự chỉ đạo, lãnh đạo trực tiếp của UBND huyện Đồng Văn.

Ủy ban nhân dân huyện Đồng Văn là cơ quan trực tiếp chỉ đạo và quản lý các điểm du lịch tại huyện Đồng Văn thông qua các đơn vị, cơ quan chun mơn. UBND huyện có chức năng phê duyệt các kế hoạch phát triển du lịch Đồng Văn, tổ chức bộ máy quản lý, ban hành chính sách trong phát triển du lịch huyện nhà, thanh tra, giám sát hoạt động phát triển du lịch, thực hiện khen thưởng, kỷ luật trong phát triển du lịch,...

Phịng Văn hóa và thơng tin huyện Đồng Văn là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Huyện; Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Phòng như sau:

- Thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Huyện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn.

- Trình Ủy ban nhân dân Huyện ban hành quyết định; kế hoạch dài hạn, 05 (năm) năm và hàng năm; đề án, chương trình phát triển du lịch và quảng cáo; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước, xã hội hoá trong lĩnh vực quản lý nhà nước về du lịch.

- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực du lịch và quảng cáo thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND Huyện.

- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình đã được phê duyệt; hướng dẫn, thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, hoạt động phát triển du lịch. Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh; bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn huyện.

- Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ du lịch, điểm vui chơi công cộng thuộc phạm vi quản lý của Phòng trên địa bàn huyện.

dân về lĩnh vực du lịch.

Trung tâm Văn hóa, Thơng tin và Du lịch là đơn vị sự nghiệp trực thuộc

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch trên địa bàn huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 62 - 87)