Đánh giá chung về phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch trên địa bàn huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 88)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá chung về phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà

Hà Giang

3.4.1. Những kết quả chủ yếu

3.4.1.1 Về thực hiện các nội dung của phát triển du lịch

nghiêm túc chính sách, pháp luật của nhà nước.

* Thứ hai việc thực hiện các nội dung của phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn đã đạt được những kết quả quan trọng.

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và cơ chế, chính sách phát triển du lịch: Trên cơ sở định hướng của Nhà nước và của Tỉnh về phát triển du lịch, Phịng Văn hóa và thơng tin huyện Đồng Văn hằng năm cũng đã thực hiện xây dựng kế hoạch phát triển du lịch của địa phương và trình UBND xem xét quyết định. Mục tiêu phát triển du lịch hằng năm ở 2 chỉ tiêu định lượng khá rõ ràng là lượt khách du lịch và doanh thu từ ngành du lịch. Huyện Đồng Văn đã kịp thời triển khai nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước và của Tỉnh trong phát triển du lịch trên địa bàn. Để thúc đẩy Du lịch, dịch vụ phát triển, mời gọi du khách đến và ở lại với Đồng Văn, thời gian qua ngồi các cơ chế chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện Đồng Văn cũng đã có những cơ chế chính sách riêng để khuyến khích người dân phát triển các dịch vụ du lịch.

- Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch và cơ chế, chính sách:

+ Bộ máy quản lý hoạt động du lịch của huyện Đồng Văn được phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, chủ thể tham gia. Tổng nhân sư quản lý du lịch Đồng Văn những năm qua tương đối ổn định, cơ bản đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch: kế hoạch phát triển du lịch của huyện đều được cán bộ nhân viên trong các đơn vị liên quan nắm bắt và tạo sự nhất trí cao trong triển khai, thực hiện. Tình hình tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch cho người dân của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang cũng được thực hiện thường xuyên bằng nhiều hình thức khác nhau.

+ Phát triển sản phẩm du lịch: Tiềm năng và thế mạnh chính của huyện là nơi tập trung các giá trị nổi bật về văn hóa, lịch sử và di sản địa chất, trên cơ sở này, huyện đã liên tục phát triển các sản phẩm du lịch.

+ Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch: Trong những năm gần đây, các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch đã được các cấp, các ngành và doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang quan tâm đầu tư và tổ

chức thực hiện với nhiều nội dung và phương thức phong phú, hấp dẫn.

+ Đầu tư cho phát triển du lịch: Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch hiện tại cơ bản cũng đã tương đối thuận lợi để khách du lịch có thể tiếp cận tất cả các điểm du lịch trong huyện. Ngoài ra, khu vực Đồng Văn cịn kết nối với các vùng lân cận có du lịch phát triển, đem lại lợi thế chiến lược cho huyện. Trong 3 năm qua, 3 cơng trình đầu tư hạ tầng du lịch của huyện đều được hoàn thành đúng tiến độ. Cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, huyện Đồng Văn đã có cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút đầu tư du lịch nên số lượng cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng,… ngày càng tăng lên.

+ Thực hiện tốt các biện pháp giữ gìn an ninh, trật tự tại các khu điểm, du lịch cũng như tích cực thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, sinh thái, tài nguyên du lịch tự nhiên.

- Kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch: Trong giai đoạn qua, các đơn vị chức năng đã tổ chức nhiều đợt thanh tra, kiểm tra. Số lượt thanh tra, kiểm tra tăng dần qua các năm do số lượng các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực du lịch cũng tăng mạnh qua từng năm.

3.4.1.2 Về các tiêu chí phát triển du lịch bền vững

* Về kinh tế: Trong những năm qua, khách du lịch đến với Đồng Văn và doanh thu từ hoạt động du lịch của huyện có chiều hướng tăng trưởng nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng đạt mức cao trong suốt thời kỳ, trừ năm 2020. Nhờ doanh thu từ hoạt động du lịch trên địa bàn các năm qua liên tục tăng trưởng nên ngành du lịch đã đóng góp đáng kể vào NSNN của địa phương trong năm 2018 và 2019. Doanh thu từ hoạt động du lịch của Huyện đã tăng từ 214.602 triệu đồng năm 2018 lên 343.155 triệu đồng năm 2019, đồng thời thu NSNN từ lĩnh vực du lịch cũng tăng từ 2.746 triệu đồng lên 2.952 triệu đồng.

* Về xã hội: Cùng với việc đóng góp và tăng trưởng GDP trên địa bàn và tăng thu NSNN, ngành du lịch cịn góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm cho lao động ở địa phương, giảm tỷ lệ thất nghiệp và gia tăng thu nhập cho các hộ gia đình trong các năm 2018 và 2019. Số lao động ngành du lịch của huyện Đồng Văn năm

2018 là 117 người, tới năm 2019 khi hoạt động du lịch sôi động hơn nên số lao động trong ngành tăng lên 235 người. Thu nhập bình quân lao động ngành này cũng tăng từ 2,5 triệu đồng người/tháng lên 3 triệu đồng/người/tháng.

Phát triển du lịch Đơng Văn đã góp phần đưa bản sắc văn hóa vùng Đồng Văn tới với nhiều du khách, địa phương, quốc gia khác hơn, từ đó góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa. Nhờ phát triển du lịch huyện Đồng Văn, hằng năm hàng trăm nghìn lượt khách du lịch đã tới nơi đây tìm hiểu phong tục tập quán, các nét đẹp tự nhiên, văn hóa của vùng. Nhờ vậy bản sắc văn hóa vùng Đồng Văn đã được nhiều du khách biết tới hơn. Thu NSNN từ hoạt động du lịch đã bổ sung nguồn kinh phí để đầu tư các cơng trình bảo tồn, tơn tạo bản sắc văn hóa của nơi đây.

* Về bảo vệ môi trường tự nhiên

Thời gian qua, tại các khu và điểm du lịch của Huyện Đồng Văn đều không nảy sinh trường hợp nào về mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Người dân tại các cơ sở kinh doanh du lịch, khách du lịch đều đã chủ động tự phân loại rác thải để công nhân môi trường thu gom, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên du lịch của Huyện.

3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

3.4.2.1. Hạn chế

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và cơ chế, chính sách phát triển du lịch: Huyện Đồng Văn không xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển du lịch của huyện mà chỉ thực hiện theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt và theo Quy hoạch tổng thể của tỉnh Hà Giang. Kế hoạch phát triển du lịch của Huyện cũng chưa được xây dựng riêng biệt mà nằm trong kế hoạch chung của Phịng Văn hóa thơng tin. Một số chỉ tiêu về phát triển du lịch chưa được xây dựng như: sự hài lòng của khách du lịch hay chỉ tiêu thu NSNN,…. Ngoài ra, việc xây dựng mục tiêu của kế hoạch cũng bộc lộ vấn đề cần phải xem xét là nhiều chỉ tiêu dự báo khơng cịn phù hợp. Về định hướng giải pháp và dự kiến nguồn lực để thực hiện kế hoạch phát triển du lịch huyện Đồng Văn chưa cụ thể hóa giải pháp, nguồn lực của địa phương. Địa phương cũng chưa có chính sách hỗ trợ cụ thể về phát triển du lịch cho lao động ngành du lịch hay cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ

du lịch đều mới chỉ nhận các chính sách hỗ trợ của tỉnh với số hộ được hỗ trợ còn chưa nhiều.

- Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch và cơ chế, chính sách:

+ Bộ máy quản lý hoạt động du lịch của huyện Đồng Văn chưa được thường xun đào tạo, nâng cao trình độ chun mơn, kỹ năng, kinh nghiệm.

+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch: kế hoạch phát triển du lịch (mục tiêu, giải pháp thực hiện) còn chưa được truyền thơng rộng rãi tới tồn thể người dân trên địa bàn. Hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của người dân trong phát triển du lịch của Huyện còn chưa sâu rộng nên hiệu quả chưa thực sự cao. Do đó, mức độ tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch chưa cao.

+ Phát triển sản phẩm du lịch: Các lễ hội hiện đại tuy được tổ chức nhưng còn lúng túng, vẫn chưa đủ tiềm lực để có thể thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Phát triển làng nghề, sản phẩm địa phương đã thực hiện nhưng hiệu quả chưa thực sự cao, vẫn cần nhiều giải pháp thúc đẩy trong thời gian tới.

+ Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch: chưa khai thác hết các kênh truyền thông hiệu quả như Facebook, zalo, diễn đàn, website,....

+ Đầu tư cho phát triển du lịch: kinh phí dành cho đầu tư du lịch, dịch vụ còn rất hạn chế. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đều tới từ NSNN, chưa thực hiện xã hội hóa được vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, chưa thu hút được vốn đầu tư nước ngoài. Số lượng cơ sở kinh doanh du lịch tăng trưởng nhưng Huyện chưa có doanh nghiệp nào có quy mơ lớn đầu tư.

+ Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch: tỷ lệ lao động ngành du lịch đã qua đào tạo của Huyện ở mức khá thấp, chỉ đạt khoảng 28%. Nhân lực ngành du lịch chủ yếu chỉ được đào tạo thơng qua các khóa đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn tập trung theo chương trình của Sở Văn hóa, thể thao và du lịch của Tỉnh với số lượng nhân lực được đào tạo còn hạn chế.

+ Giải quyết các vấn đề xã hội và mơi trường trong q trình phát triển du lịch: việc đầu tư trùng tu, tôn tạo, giữ gìn, bảo vệ mơi trường sinh thái tại các điểm di tích văn hóa, lịch sử, danh thắng cịn hạn chế.

- Kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch: địa phương vẫn chưa xây dựng kênh thơng tin tương tác giữa chính quyền và du khách bằng cách

lập đường dây nóng tiếp nhận ý kiến đóng góp của người dân, du khách. Hoạt động kiểm tra đơi khi mang tính hình thức. Hầu như chưa tiến hành kiểm tra trong nội bộ bộ máy quản lý du lịch.

Về kết quả phát triển du lịch của huyện: Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh covid19 nên số lượt khách du lịch tới Đồng Văn giảm sút. Điều này đã làm sụt giảm doanh thu, nộp NSNN và giải quyết công ăn việc làm cho lao động trong lĩnh vực du lịch. Cùng với sự phát triển của du lịch nhanh chóng trong những năm trở lại đây, cảnh qua mơi trường tại phố cổ Đồng Văn đang có dấu hiệu bị ảnh hưởng lớn.

3.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế a. Nguyên nhân khách quan

- Chính sách của Nhà nước: Trong bối cảnh Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp, với gần 65,6% dân số sống ở nông thôn, phát triển kinh tế du lịch nông thôn gắn với xây dựng NTM sẽ là xu thế tất yếu, trong mối quan hệ hữu cơ, có tác động tương hỗ lẫn nhau. Trong khi đó, Nhà nước chưa có các chính sách đặc thù cho phát triển du lịch nông thôn. Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi hoàn toàn từ nhận thức, cơ cấu thị trường, hệ thống dịch vụ, sản phẩm… của ngành Du lịch, địi hỏi phải có những cơ chế, chính sách đủ mạnh thúc đẩy du lịch phát triển phù hợp với tình hình mới. Là ngành đầu tiên bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ ngành du lịch phục hồi sau khó khăn.

- Đồng Văn vẫn là một huyện nghèo, do địa hình miền núi hiểm trở nên giao thơng đi lại khơng thuận lợi. Từ đó làm cho khả năng đầu tư cho nền kinh tế trong đó có du lịch cịn thấp, chưa có tính đột phá. Trong khi đó, kinh tế của huyện Đồng Văn cịn gặp nhiều khó khăn. Người dân trên địa bàn có mức thu nhập thấp, trình độ dân trí chưa cao, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số,…. Điều này đã ảnh hưởng tới khả năng phát triển du lịch của huyện.

- Tình hình dịch bệnh trong năm 2020 đã tác động và ảnh hưởng lớn tới phát triển hoạt động du lịch. Đặc biệt, do tình hình vận chuyển hành khách gián đoạn và

đóng cửa biên giới đã làm lượng khách quốc tế giảm mạnh.

- Tính mùa vụ du lịch khá cao. Vào mùa du lịch, cơ sở hạ tầng, nhân lực và các loại hình dịch vụ khác đều thiếu, khơng đáp ứng nhu cầu. Nhưng khi hết mùa du lịch thì cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch dư thừa, lãng phí, khơng có việc làm cho nguồn nhân lực nhàn rỗi. Vì lẽ đó, đầu tư cho du lịch cịn cầm chừng do tính hiệu quả cả chu kỳ năm không cao và ảnh hưởng đến việc kêu gọi, khuyến khích thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài, các địa phương khác trong nước vào phát triển du lịch.

- Ý thức của khách du lịch: Ý thức khách du lịch hiện nay tới Đồng Văn còn chưa đồng đều. Hầu hết khách du lịch đã có ý thức đảm bảo an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường nhưng vẫn cịn nhiều du khách chưa có ý thức cao. Tình trạng xả rác, túi nilong bừa bãi còn diễn ra phổ biến.

b. Nguyên nhân chủ quan

- Nhân sự trong bộ máy quản lý nhà nước về phát triển du lịch của Huyện cịn có chất lượng chưa cao. Số nhân sự có trình độ đào tạo đại học và sau đại học còn thấp. Việc phối hợp quản lý hoạt động du lịch chưa thực sự hiệu quả. Đội ngũ công chức làm công tác quản lý nhà nước về du lịch còn thiếu và yếu, cán bộ chuyên trách làm công tác du lịch không nhiều. Cán bộ quản lý đã qua đại học hầu hết được đào tạo các chuyên ngành không liên quan trực tiếp đến du lịch. Hiện tại, huyện chỉ có 1 cán bộ quản lý có trình độ đào tạo sau đại học, 25 cán bộ đào tạo đại học và cịn lại 11 cán bộ quản lý có trình độ cao đẳng.

- Nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch theo hướng bền vững cịn hạn chế. Vấn đề xã hội hóa du lịch và du lịch cộng đồng chưa được khai thác. Mặt khác, nhận thức của cộng đồng về việc phát triển mơ hình du lịch bền vững dựa vào cộng đồng, xã hội hóa du lịch gặp nhiều khó khăn. Hầu hết người dân làm việc trong ngành du lịch mới chỉ quan tâm tới gia tăng lượt du khách, gia tăng doanh thu và lợi nhuận mà chưa chú trọng tới gìn giữ mơi trường, bản sắc văn hóa, phát triển du lịch bền vững một cách đầy đủ.

- Nguồn nhân lực du lịch là một thách thức lớn với du lịch Đồng Văn. Phần lớn những người làm du lịch có trình độ học vấn ở một số ngành cơ bản nhưng chưa được đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành du lịch. Hiện nay, huyện Đồng Văn có 150

lao động trong ngành du lịch, dịch vụ. Trình độ đại học và trên đại học là 14, cao đẳng và trung cấp là 28 còn lại là sơ cấp và chưa qua đào tạo. Do đó, tỷ lệ lao động ngành du lịch, dịch vụ đã qua đào tạo ở mức khá thấp, chỉ đạt khoảng 28%.

- Đa số các doanh nghiệp hoạt động du lịch trên địa bàn huyện có quy mơ vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu, thiếu tính liên kết vùng, chưa đủ sức vươn ra thị trường ngồi tình và quốc tế. Phần lớn các doanh nghiệp tập trung kinh doanh đơn thuần, chưa chú trọng đến công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, tiềm năng du lịch của huyện. 100% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch của huyện Đồng văn đều chỉ có quy mô nhỏ.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch trên địa bàn huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 88)