Bài học rút ra cho huyện Đồng Văn

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch trên địa bàn huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 43 - 45)

1.3. Kinh nghiệm của một số huyện trong phát triển du lịch và bài học rút ra cho

1.3.2.Bài học rút ra cho huyện Đồng Văn

Từ nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch của một số địa phương, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho tỉnh Hà Giang trong phát triển du lịch:

- Các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư cần nhận thức đầy đủ, sâu sắc vai trị, vị trí, tầm quan trọng của việc phát triển du lịch theo hướng bền vững, những đóng góp và tác động to lớn, lâu dài của du lịch đến phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng thời phát triển du lịch vừa chú trọng hiệu quả kinh tế nhưng phải đảm bảo trật tự an tồn xã hội, quốc phịng an ninh, bảo vệ mơi trường.

- Cần có chiến lược phát triển du lịch dài hạn và gắn quy hoạch phát triển du lịch với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.

Chiến lược phát triển du lịch phải có tầm nhìn dài hạn, trên cơ sở đó ngành du lịch và các ngành kinh tế khác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phối hợp, phát triển cụ thể trong tổng thể chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung. Đảm bảo mối quan hệ hài hòa và phát triển đồng bộ giữa các ngành, địa phương ngay từ khâu quy hoạch. Công tác quy hoạch phải đồng bộ, hiện đại và lâu dài, vừa làm tốt công tác quy hoạch đồng thời phải quản lý chặt chẽ việc phát triển theo quy hoạch, các biện pháp quản lý hữu hiệu và thường xuyên theo dõi, đánh giá tác động để có giải pháp điều chỉnh kịp thời.

- Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng và xây dựng, hồn thiện cơ chế chính sách là những biện pháp đặc biệt quan trọng để phát triển du lịch. Kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hiện đại, phù hợp là cơ sở quan trọng để phát triển du lịch, mặt khác phát triển mạnh du lịch sẽ kích thích, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển và tạo môi trường thuận lợi để kêu gọi, thu hút đầu tư của các doanh

nghiệp trong và ngồi nước. Bên cạnh đó, việc hồn thiện khn khổ pháp lý về mặt quản lý và việc ban hành các chính sách ưu đãi sẽ tạo môi trường thuận lợi để các nhà đầu tư tham gia. Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, cùng với việc ban hành chính sách phù hợp là tiền đề cần thiết để phát triển du lịch bền vững, đồng thời thể hiện sự cam kết nghiêm túc của chính quyền đối với các nhà đầu tư.

- Xã hội hóa q trình phát triển du lịch bền vững, phát huy vai trò của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ, du lịch và của cộng đồng địa phương, nhằm huy động tối đa nguồn lực cho đầu tư phát triển du lịch. Thực hiện nghiêm túc việc chia sẻ cơng bằng lợi ích từ hoạt động dịch vụ du lịch giữa nhà nước, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch và cộng đồng địa phương.

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng, cơ cấu, chất lượng và tính chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành du lịch trong xu hướng hiện đại và thích ứng với nhu cầu ngày càng cao của du khách.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững: Tài nguyên du lịch không phải là vô hạn mà là hữu hạn. Nếu chỉ tập trung khai thác, sử dụng mang tính kinh doanh đơn thuần về kinh tế, phát triển quá mạnh về kinh tế du lịch mà thiếu quan tâm đến việc bảo tồn phát triển… thì tài nguyên du lịch sẽ bị cạn kiệt và những mặt trái, tiêu cực sẽ tác động gây hậu quả khơng lường. Vì vậy, tăng cường quản lý nhà nước nói chung, đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ môi trường là một yêu cầu tất yếu và quan trọng.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch trên địa bàn huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 43 - 45)