Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch trên địa bàn cấp huyện

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch trên địa bàn huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 34 - 37)

1.2. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch trên địa bàn cấp huyện

1.2.4.Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch trên địa bàn cấp huyện

1.2.4.1. Tiêu chí về thực hiện các nội dung của quản lý quá trình phát triển du lịch

(i) Tiêu chí đánh giá về xây dựng quy hoạch, kế hoạch và cơ chế, chính sách phát triển du lịch

- Mức độ thường xuyên trong lập kế hoạch phát triển du lịch của địa phương và mức độ chi tiết trong kế hoạch phát triển du lịch được lập.

- Mức độ đa dạng trong chính sách phát triển du lịch của địa phương. - Số hộ, quy mô tiếp cận các chính sách phát triển du lịch của địa phương. (ii) Tiêu chí đánh giá về tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch và cơ chế, chính sách

- Mức độ phù hợp của bộ máy quản lý phát triển du lịch của địa phương được đánh giá thơng qua tính rõ ràng, chuyên biệt và cơ chế phối hợp trong bố trí nhân sự, phịng ban, đơn vị quản lý phát triển du lịch của địa phương.

- Số lượng nhân sự và cơ cấu nhân sự trong bộ máy quản lý phát triển du lịch của địa phương được xem xét trong mối quan hệ giữa chức năng, nhiệm vụ đảm nhiệm và cơ cấu về trình độ chun mơn, độ tuổi,.... của nhân sự.

- Số khóa đào tạo, quy mơ đào tạo nhân sự trong bộ máy quản lý phát triển du lịch của địa phương.

- Tính đa dạng về hình thức và mức độ thường xuyên trong thực hiện tuyên truyền về phát triển du lịch của địa phương, nâng cao nhận thức của các chủ thể về

phát triển du lịch.

- Tính đa dạng và đặc trưng của sản phẩm du lịch của địa phương.

- Tần suất thực hiện và mức độ đa dạng của các hoạt động xúc tiến du lịch của địa phương.

- Số dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ngành du lịch của địa phương và tổng mức vốn đầu tư của Nhà nước cho phát triển hạ tầng ngành du lịch.

- Số lượng và quy mô các cơ sở lưu trú trên địa bàn tại một thời điểm nhất định.

- Quy mô lao động và tỷ lệ lao động qua đào tạo làm việc trong ngành du lịch của địa phương.

- Số lượt đào tạo, số khóa đào tạo và tính đa dạng về hình thức đào tạo, nội dung đào tạo, kinh phí đào tạo nhân lực làm việc trong lĩnh vực du lịch của địa phương.

(iii) Tiêu chí đánh giá về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động du lịch

- Số đợt thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực du lịch và số đơn vị được kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực du lịch trong một thời kỳ nhất định.

- Số phát hiện sai phạm, bất cập thông qua kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực du lịch.

- Số kiến nghị đề xuất sau thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực du lịch.

- Số tiền thu nộp NSNN sau khi xử lý vi phạm trong thanh tra, kiểm tra lĩnh vực du lịch.

1.2.4.2. Chỉ tiêu về phát triển du lịch theo hướng bền vững

* Về kinh tế

- Chỉ tiêu về khách du lịch: Khách du lịch là yếu tố quyết định trong việc tạo nên cầu du lịch, là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá sự phát triển của một điểm, một vùng và của toàn bộ ngành du lịch. Chỉ tiêu về khách du lịch cho biết nhiều thông tin và là thước đo của sự phát triển du lịch, của sự tiếp nối và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch, của khả năng đáp ứng các nhu cầu của du

khách… Phát triển du lịch bền vững thể hiện ở sự tăng trưởng liên tục thông qua các chỉ tiêu số lượt khách, chất lượng nguồn khách, thời gian lưu trú bình qn của khách, khả năng thanh tốn, số khách quay lại, mức độ hài lòng của du khách…

- Chỉ tiêu về doanh thu và GDP du lịch: Kinh tế du lịch phát triển bền vững

đòi hỏi có tăng trưởng cao, liên tục, ổn định và dài hạn hướng tới mục tiêu là tăng doanh thu, lợi nhuận và đóng góp vào ngân sách nhà nước. Doanh thu của ngành du lịch phụ thuộc rất lớn vào chỉ tiêu khách du lịch và chất lượng sản phẩm du lịch, chất lượng phục vụ du lịch. Cơ cấu doanh thu du lịch cũng phản ánh mức độ phát triển bền vững của du lịch thông qua mức chi tiêu hàng ngày của du khách.

Sự phát triển và gia tăng liên tục của chỉ tiêu GDP của ngành du lịch cho thấy sự phát triển cũng như vị trí của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân. Chỉ tiêu ngày càng ổn định và tăng cao theo thời gian cho thấy kinh tế du lịch ngày càng phát triển gắn với mục tiêu phát triển bền vững.

- Chỉ tiêu về đóng góp của du lịch cho ngân sách nhà nước trên địa bàn. Đây

là chỉ tiêu phản ánh mức thu NSNN từ lĩnh vực du lịch vào NSNN của địa phương. Chỉ tiêu này càng lớn về quy mô cũng như tỷ trọng trong nguồn thu NSNN địa phương thì kinh tế du lịch càng phát triển và ngược lại.

* Về xã hội

- Số việc làm được tạo ra trong lĩnh vực du lịch và liên quan đến du lịch. Đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh số lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch. Kinh tế du lịch càng phát triển thì số lao động được giải quyết việc làm trong lĩnh vực này càng tăng. Du lịch đã giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp, giải quyết công ăn việc làm cho người dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Du lịch góp phần tăng thu nhập và tham gia xóa đói, giảm nghèo. Du lịch càng phát triển, số việc làm trong lĩnh vực tạo ra càng nhiều. Số lượt khác du lịch, giá trị kinh tế của ngành càng được mở rộng thì người dân càng có điều kiện gia tăng thu nhập từ lĩnh vực này.

- Số lượng các tài nguyên du lịch nhân văn được bảo tồn, tôn tạo, việc bảo tồn văn hóa bản sắc dân tộc trong phát triển du lịch. Thông qua phát triển hoạt động

thông rộng rãi cho người dân cả trong nước và quốc tế, giúp các giá trị nhân văn này được biết tới và được quan tâm nhiều hơn. Ngân sách địa phương gia tăng cũng được trích lại một phần để bảo tồn các giá trị nhân văn này.

- Đảm bảo an ninh, an toàn tại các khu, điểm du lịch. Du lịch phát triển phải đi kèm với đảm bảo an ninh, an toàn tại các điểm đến. Đây là cũng là điều kiện cần để thu hút khách du lịch.

* Về bảo vệ môi trường tự nhiên

- Vấn đề thu gom rác thải, nước thải tại các khu, điểm du lịch. Vấn đề thu gom rác thải, nước thải được thực hiện tốt và đầy đủ mới có thể đảm bảo mơi trường tự nhiên không bị xâm phạm, đồng thời gìn giữ cảnh quan mơi trường tốt đẹp nhằm thu hút khách du lịch.

- Việc gìn giữ các tài nguyên du lịch tự nhiên trong phát triển du lịch. Phát triển du lịch không chỉ đánh giá thông qua gia tăng về GDP ngành du lịch hay thu NSNN ngành du lịch mà cịn phải đảm bảo gìn giữ tài nguyên du lịch tự nhiên và phát triển tài nguyên du lịch tự nhiên. Có như vậy, mới đảm bảo du lịch phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch trên địa bàn huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 34 - 37)