Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch trên địa bàn cấp huyện

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch trên địa bàn huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 30 - 34)

1.2. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch trên địa bàn cấp huyện

1.2.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch trên địa bàn cấp huyện

1.2.3.1. Yếu tố khách quan

* Chế độ chính trị - xã hội và thể chế Nhà nước:

Chế độ chính trị - xã hội và thể chế Nhà nước quyết định tới bộ máy quản lý của Nhà nước đối với các ngành, nghề, lĩnh vực khác nhau; và DL cũng không phải là ngoại lệ. Để phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế chung của đất nước, Nhà nước đặt ra bộ máy quản lý đối với hoạt động kinh doanh du lịch sao cho phù hợp với chiến lược

phát triển kinh tế quốc gia, vừa để nó tuân theo quy luật của thị trường, vừa cần sự quản lý để tránh những vi phạm tổn hại đến nền kinh tế quốc gia. Thông qua cơ chế chính sách, Nhà nước sẽ tác động trực tiếp tới hoạt động du lịch. Cơ chế, chính sách đưa ra phải gắn liền với điều kiện thực tế của ngành DL, lúc đó nó mới thúc đẩy DL phát triển. Cơ chế, chính sách chưa hợp lý là do những người làm ra cơ chế, chính sách đó. Cơ chế, chính sách bị lỗi thời, khơng theo kịp sự địi hỏi của xã hội cũng là một phần trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan và những người đứng đầu đã chưa kịp thời đề xuất hoặc sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách.

* Điều kiện về tài nguyên du lịch của địa phương.

- Tài nguyên du lịch tự nhiên: Bao gồm các thành phần của tự nhiên, các thể tổng hợp tự nhiên và các hiện tượng đặc sắc của tự nhiên. Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các hệ sinh thái tự nhiên chứa đựng những cảnh quan đặc sắc và đa dạng sinh thái, đa dạng sinh học, các cấu trúc vật chất vốn có của tự nhiên, chứa đựng những yếu tố kích thích hiểu biết, sự hiếu kỳ và tâm lý chinh phục tự nhiên của du khách. Tài nguyên thiên nhiên là tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, thám hiểm, nghiên cứu khoa học, thể thao, nghỉ dưỡng.

- Tài nguyên du lịch nhân văn: Bao gồm các di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội, làng nghề, phong tục tập qn, ẩm thực, nghệ thuật, các cơng trình đương đại, các sự kiện… là những cái do con người tạo nên phục vụ cho các loại hình du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng và các hoạt động văn hóa khác.

* Tình hình phát triển kinh tế - xã hội - Trình độ phát triển kinh tế xã hội

Sự phát triển kinh tế trước hết thể hiện ở tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong dài hạn. Đây là tiền đề quan trọng nhất để tăng nhu cầu du lịch trong dân cư và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ phát triển du lịch, đầu tư cho bảo vệ môi trường trong phát triển du lịch.

Sự phát triển kinh tế thể hiện ở sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ lệ của nông nghiệp trong GDP cũng như trong lực lượng lao động lao động của nền kinh tế, tăng dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đây là

điều kiện quan trọng cho phát triển du lịch bền vững bởi chỉ có như vậy mới đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định, đảm bảo lực lượng lao động cho phát triển du lịch. Sự phát triển cho các loại thị trường: Thị trường hàng hóa và dịch vụ, tiêu dùng; thị trường lao động; thị trường khoa học – cơng nghệ; thị trường tài chính; thị trường bất động sản… là yếu tố bảo đảm cho ngành du lịch phát triển ổn định.

- Tình hình an ninh chính trị - trật tự an tồn xã hội

Mục đích của du khách là nghỉ ngơi, tham quan, tìm hiểu, giải trí…. do đó, khách du lịch sẽ khơng lựa chọn những khu vực xảy ra chiến tranh, xung đột vũ trang, trật tự an tồn xã hội khơng đảm bảo hoặc có dịch bệnh xảy ra, vì vậy địi hỏi: An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội phải được giữ vững. Hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực du lịch, dịch vụ được tăng cường nhất là khu, điểm, tuyến du lịch quan trọng và trong mùa du lịch, những ngày du lịch đơng khách. Chính vì vậy, đảm bảo an tồn tuyệt đối về tính mạng, sức khỏe và tài sản của khách du lịch, khơng có các tệ nạn xã hội và các hiện tượng côn đồ, lừa gạt, xin đểu, chèo kéo, ép giá, tăng giá… tạo môi trường lành mạnh, thân thiện và sự yên tâm, niềm tin cho du khách.

Xử lý kịp thời, có hiệu quả những tình huống phát sinh làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách.

Thu hút sự tham gia đơng đảo, nhiệt tình của cư dân địa phương, những người quản lý và người kinh doanh du lịch, dịch vụ vào việc bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội và bảo vệ mơi trường du lịch.

* Yếu tố hội nhập:

Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, hội nhập thị trường du lịch quốc tế nói riêng cũng là một yếu tố phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế. Du lịch không thể phát triển bền vững nếu không hội nhập vào thị trường du lịch quốc tế nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài phát triển du lịch, thu hút khách du lịch quốc tế và đưa khách du lịch ra nước ngoài.

Xã hội phát triển giúp con người có ý thức rõ ràng hơn về ý nghĩa của việc đi du lịch cũng như ý thức sâu sắc hơn trong việc bảo tồn, xây dựng, phát triển môi trường du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch bền vững. Tuy nhiên, khơng phải khách du lịch nào cũng có ý thức tuân thủ pháp luật, tuân thủ các quy định trong việc giữ gìn, bảo tồn các tài nguyên du lịch.

1.2.3.2. Yếu tố chủ quan

* Năng lực bộ máy quản lý:

Là nhân tố ảnh hưởng lớn hết sức quan trọng đến việc phát triển du lịch, năng lực của bộ máy quản lý du lịch thể hiện ở khả năng thực thi các nội dung của quản lý du lịch; ở sự phối hợp giữa các bộ phận trong bộ máy, giữ bộ máy quản lý du lịch với các cơ quan, đơn vị quản lý khác có liên quan đến ngành du lịch; ở trình độ, phẩm chất đạo đức, tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong bộ máy quản lý du lịch.

* Vốn đầu tư cho phát triển du lịch

Để phát triển du lịch cần phải có nhiều nguồn lực, trong đó có nguồn lực về vốn đóng một vai trị hết sức quan trọng. Để phát triển du lịch, vốn là một điều kiện không thể thiếu.

Vốn được dùng để đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ cho phát triển du lịch và nhu cầu của du khách; dùng để đầu tư chỉnh trang các điểm, khu du lịch, tơn tạo các di tích lịch sử cách mạng, di tích văn hóa, du lịch tâm linh, mở ra các tour, tuyến du lịch và đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch, các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch. Ngồi ra, vốn cịn được dùng để tuyên truyền, quảng bá du lịch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ quản lý, nhân viên và người lao động phục vụ du lịch và phục vụ công tác quản lý du lịch, đầu tư bảo vệ môi trường du lịch.

Ngân sách nhà nước cần dùng một tỷ lệ thích đáng để đầu tư phát triển du lịch, tập trung đầu tư những lĩnh vực có quy mô lớn như kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Mặt khác cần đẩy mạnh xã hội hóa nguồn vốn đầu tư của phát triển du lịch, kêu gọi sự đầu tư của các tổ chức và cá nhân tham gia đầu tư phát triển du lịch nhằm giảm bớt ghánh

nặng ngân sách và tăng được nguồn lực cho đầu tư phát triển du lịch bền vững. * Phương tiện phục vụ quản lý

Phương tiện phục vụ quản lý có ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với khu, điểm du lịch. Để quá trình quản lý du lịch diễn ra hiệu quả, chính xác hơn, phản ánh đúng thực tế hơn đòi hỏi Nhà nước cần phải trang bị những phương tiện, công cụ cần thiết chẳng hạn như máy tính, máy in, mạng internet và các phần mềm cơng nghệ mới hỗ trợ quản lý, kinh phí hoạt động nghiên cứu, điều tra. Nếu phương tiện phục vụ quản lý khơng đầy đủ, khơng hiện đại hóa thì hiệu quả quản lý khó có thể đạt được ở mức cao.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch trên địa bàn huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 30 - 34)