Cơ hội và thách thức với sự phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đồng

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch trên địa bàn huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 96 - 97)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Bối cảnh mới và quan điểm, mục tiêu, phương hướng phát triển du lịch trên

4.1.1. Cơ hội và thách thức với sự phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đồng

4.1. Bối cảnh mới và quan điểm, mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

4.1.1. Cơ hội và thách thức với sự phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Văn, tỉnh Hà Giang

(i) Cơ hội

- Đồng Văn nằm trong Công viên địa chất toàn cầu Unesco Cao nguyên đá Đồng Văn, đây là điều kiện, là lợi thế quan trọng trong công tác xúc tiến quảng bá thương hiệu du lịch của huyện.

- Theo báo cáo của Virtuoso Luxe và Euromonitor, số lượng khách du lịch sẽ tăng trưởng ổn định ở mức 5% đến 6% trong trung hạn. Du khách ngày càng có xu hướng du lịch xa hơn, đồng thời tìm kiếm những giá trị du lịch tại những nơi còn hoang sơ, nguyên bản. Xu hướng này phù hợp với giá trị nổi trội về du lịch của huyện Đồng Văn.

+ Đồng Văn cũng có cơ hội tăng mạnh mức doanh thu từ thấp, trung bình lên trung bình cao và cao bằng việc nâng cấp các sản phẩm và dịch vụ du lịch.

- Đồng Văn nằm trong vùng Công viên địa chất, do vậy nhận được sự quan tâm của các Bộ, ngành Trung ương và các tổ chức trong và ngoài nước trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, tài ngun, xóa đói giảm nghèo, bình đửng giới, xây dựng nông thôn mới…; Sự quyết tâm, mong muốn của các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh trong việc đẩy mạnh phát triển du lịch Cao nguyên đá Đồng Văn.

- Dịch bệnh Covid19 từ năm 2020 tới nay vẫn chưa được kiểm soát. Mặc dù ảnh hưởng lớn tới ngành du lịch của huyện nhà nhưng cũng là cơ hội để ngành du lịch có phương hướng giảm sự phụ thuộc vào khách du lịch quốc tế, tập trung hơn vào khách du lịch nội địa. Thời kỳ hậu covid, Chính phủ sẽ có nhiều biện pháp thúc đẩy phát triển du lịch nội địa.

(ii) Thách thức

- Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch cịn khó khăn, dịch vụ du lịch cịn đơn điệu…, huyện Đồng Văn cần một nguồn vốn đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất du lịch nhưng địa phương vẫn còn là huyện có kinh tế chưa phát triển mạnh mẽ.

- Việc hội nhập phát triển kinh tế - xã hội đã dẫn tới những thay đổi trong tập quán, lối sống, bản sắc của người dân địa phương. Một số giá trị văn hóa phi vật thể cũng đã bị mai một trong cuộc sống cộng đồng các dân tộc ở Đồng Văn nói riêng, Cao nguyên đá Đồng Văn nói chung. Điều này đặt ra yêu cầu cho các cơ quan quản lý trong bảo tồn văn hóa của địa phương.

- Ngồi ra, trong q trình phát triển du lịch, về khách quan Đồng Văn cũng phải đối diện với sự cạnh tranh từ các điểm đến trong vùng Công viên, trong khu vực và trong nước. Khách du lịch có thể lựa chọn nhiều phương án du lịch khác nhau, ngay cả thị trường khách du lịch muốn khám phá, trải nghiệm tại vùng núi cũng có nhiều lựa chọn tại Mèo Vạc, Quản Bạ, n Minh, Hồng Su Phì hay xa hơn như Sa Pa, Cao Bằng, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan.

- Dịch Covid-19 diễn ra năm 2020 đã tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam, trong đó, ngành Du lịch bị ảnh hưởng rất nặng nề. Các lệnh cấm bay, hạn chế đi lại và sự e ngại của du khách do lo sợ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã khiến nhiều khách sạn, nhà hàng và chuỗi bán lẻ tại các điểm du lịch trở nên vắng khách, doanh thu ngành du lịch sụt giảm mạnh. Lượng khách quốc tế chỉ có vào thời điểm tháng 1 và 2, từ tháng 3 hầu như khơng có khách. Khách du lịch nội địa cũng giảm mạnh do diễn biến phức tạp của dịch bệnh và Việt Nam thực hiện giãn cách xã hội. Doanh nghiệp du lịch gặp khó khăn khiến khơng ít nhân viên ngành Du lịch mất việc làm giảm, thậm chí khơng có thu nhập… Trong thời gian tới, dịch bệnh tiếp tục diễn biến bất lợi cho ngành du lịch cả nước nói chung và của địa phương nói riêng.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch trên địa bàn huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 96 - 97)