Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số địa phương trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch trên địa bàn huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 37 - 43)

1.3. Kinh nghiệm của một số huyện trong phát triển du lịch và bài học rút ra cho

1.3.1.Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số địa phương trên địa bàn tỉnh

cho huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

1.3.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Giang Giang

1.3.1.1. Huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

Nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang 46 km về phía Bắc, Quản Bạ được ví như một “Đà Lạt” tại Hà Giang. Những năm qua, du lịch Quản Bạ đã có những bước phát triển nhờ các biện pháp quản lý của chính quyền Huyện như sau:

Để khai thác có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương, huyện Quản Bạ đã xây dựng kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp phát triển du lịch giai đoạn 2015- 2020, định hướng đến năm 2015. Quy hoạch này được đánh giá hằng năm để có sự điều chỉnh cụ thể cho phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của địa phương và đất nước. Quy hoạch đã đặt ra định hướng phát triển du lịch của

Quản Bạ rất cụ thể: Tập trung huy động các nguồn lực, phát huy nội lực, tiếp tục kêu gọi các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp đến đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất; hệ thống chợ, đường giao thông đến các điểm du lịch; tôn tạo Núi Đôi, hang Khố Mỷ, khai thác các hang động của địa phương, trồng rừng cảnh quan tại các điểm quy hoạch vùng, mở rộng các tuyến xây dựng, khôi phục lai những Làng văn hoá du lịch cộng đồng người Tày, người Dao, Mông gắn với cảnh quan thiên nhiên, làng nghề truyền thống... Tập trung khai thác hiệu quả chợ trung tâm huyện lỵ trở thành chợ đầu mối cung cấp hàng hố cho các chợ nơng thơn, chợ biên giới, giao lưu trao đổi mua bán và phát triển dịch vụ sản xuất, dịch vụ đời sống ở các vùng trong huyện; nâng cao sức cạnh tranh một số sản phẩm, lựa chọn một số sản phẩm có giá trị kinh tế đưa vào sản xuất, chế biến thành hàng hố có chất lượng phục vụ nhu cầu của nhân dân và khách thăm quan. Cùng đó là quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực du lịch có chun mơn, nghiệp vụ vững chắc. Thiết lập mạng lưới kinh doanh, tăng cường liên kết, liên doanh với các cơ quan nghiên cứu khoa học để xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường; đẩy mạnh khuyến khích đầu tư, hoạt động TM - DV, áp dụng các biện pháp ưu đãi đầu tư theo Luật Đầu tư, chính sách ưu đãi về phát triển thương mại, du lịch miền núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số; tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia thuê đất xây dựng cơ sở hạ tầng; miễn thuế năm đầu cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh hoạt động chưa có lãi. Huy động mọi nguồn lực, mở rộng liên doanh, thu hút các doanh nghiệp xây dựng nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, giải trí; xây dựng các điểm du lịch cộng đồng, Làng văn hoá du lịch đủ tiêu chuẩn về ăn, nghỉ.

Huyện Quản Bạ đã tạo được các tour, tuyến du lịch trọng điểm thu hút khách tham quan như: Tour du lịch từ thị trấn Tam Sơn đi thôn Nặm Đăm - Nam Sơn (xã Quản Bạ), Hoàng Lan - Ngài Thầu Sảng (xã Quyết Tiến), Khâu Làng - Thượng Sơn - Làng Tấn (xã Thanh Vân). Từ Làng Tấn xuôi Lùng Quý - Hợp Tiến (xã Lùng Tám). Tour du lịch xuất phát từ Thanh Vân - Bát Đại Sơn - Cán Tỷ - Thái An - Bắc Mê - Hà Giang. Trong các tour du lịch này, du khách có thể đăng ký đi từ 3 ngày đến 1 tuần.

Tại các điểm nghỉ chân, nghỉ đêm trên tour, tuyến du lịch, huyện đã chú trọng xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Ngoài các điểm nghỉ đêm trên tuyến du lịch, hiện nay tại huyện lỵ có nhiều nhà nghỉ chất lượng được đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu của du khách. Huyện đã liên doanh, liên kết với các tour du lịch nước ngoài đưa khách từ Thụy Sĩ, Pháp, Đức đến với Quản Bạ.

Tuy thuận lợi về phát triển du lịch ở Quản Bạ khá nhiều nhưng khó khăn cũng khơng ít. Có thể nói, khó khăn lớn nhất là huyện chưa xây dựng được đội ngũ cán bộ chuyên trách về du lịch. Vì khơng chun trách nên trình độ chuyên môn yếu kém, không đáp ứng được tiềm năng dồi dào, thế mạnh tiềm ẩn của du lịch Quản Bạ. Chất lượng một số điểm du lịch không đảm bảo về cảnh quan, môi trường; ý thức một bộ phận nhân dân còn hạn chế; cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch còn thấp kém...

Quản Bạ đã xác định các giải pháp trọng tâm để phát triển du lịch là huyện khẩn trương đào đạo, tuyển dụng đội ngũ cán bộ có chun mơn, nghiệp vụ về du lịch; chú trọng huy động mọi nguồn lực, mở rộng liên doanh, liên kết, thu hút các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, khu vui chơi giải trí... đáp ứng nhu cầu của khách du lịch; từng bước xây dựng các làng văn hóa dân tộc đủ điều kiện về nơi ăn, nghỉ chu đáo hơn cho du khách; khôi phục các làng nghề, sản xuất thổ cẩm, đồ tiêu dùng, đồ lưu niệm, nhạc cụ dân tộc; Xây dựng những gian hàng đa dạng các loại sản phẩm đặc sắc của địa phương tại các làng văn hóa, điểm du lịch; đảm bảo chất lượng hàng hóa, vệ sinh an tồn thực phẩm cho du khách và nhân dân tại địa phương. Huyện cũng có kế hoạch tuyên truyền cho nhân dân có ý thức thực hiện hương ước, quy ước một cách chặt chẽ; nâng cao ý thức cho mọi người về du lịch; hướng dẫn kỹ năng cơ bản về lễ tân để phục vụ khách du lịch...

1.3.1.2. Huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang

Là huyện nằm ở phía đơng của tỉnh Hà Giang, Bắc Mê được ví như nhân tố tiềm ẩn để thúc đẩy du lịch tỉnh Hà Giang với khu di tích lịch sử Cang Bắc Mê cổ kính, với con sơng Gâm chảy hiền hịa thơ mộng… Với lợi thế về thiên nhiên hoang sơ, nền văn hóa bản địa đặc sắc, di tích lịch sử cổ kính, Bắc Mê đang nỗ lực để phát

triển ngành du lịch.

Nắm bắt được lợi thế của địa phương, gần đây, chính quyền Bắc Mê đã tổ chức nhiều tour du lịch khám phá sông Gâm bằng thuyền để các đơn vị lữ hành phối hợp tổ chức tour nhằm đẩy mạnh kinh tế cũng như du lịch địa phương.

Huyện Bắc Mê đã khảo sát đánh giá thực trạng tài nguyên, lợi thế du lịch của địa phương để từ đó xây dựng quy hoạch phát triển ngành du lịch tới năm 2020. Theo đó, Huyện chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp đồng thời thực hiện truyền thông về lợi thế du lịch của huyện nhà một cách rộng rãi.

Chính quyền huyện cũng có nhiều chính sách thu hút các nhà đầu tư trong phát triển du lịch của địa phương. Phịng Văn hóa thể thao và du lịch Huyện đã phối hợp với các đơn vị tư nhân để nghiên cứu tiềm năng du lịch và thực hiện thiết kế các sản phẩm du lich phù hợp với lợi thế. Điển hình như hình thức du lịch sơng Gâm bằng thuyền thích hợp cho các đoàn tham quan vãn cảnh, các hoạt động hội nhóm teambuilding trên nước hay các trò chơi mạo hiểm zipline, thuyền kayak,…

Hiện nay huyện Bắc Mê cũng đang kêu gọi các các nhân tập thể đầu tư, xây dựng và khai thác tài nguyên phát triển du lịch nhưng trên nguyên tắc bất di bất dịch là không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên nơi này. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ các hộ kinh doanh xây dựng cơ sở lưu trú, thực hiện cung ứng các dịch vụ du lịch với mức hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ.

1.3.1.3. Huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang

Mèo Vạc hấp dẫn du khách với nhiều địểm đến, lễ hội đặc sắc và những phiên chợ tình. Phát triển du lịch được xác định là hướng đi mới trong phát triển kinh tế của huyện miền cao nguyên đá. Lãnh đạo huyện Mèo Vạc và các cấp chính quyền cơ sở đã duy trì và khơi phục nhiều lễ hội và chợ phiên vùng cao của đồng bào các dân tộc nơi đây như: Lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông, lễ hội Cầu mưa của dân tộc Lô Lô, lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày, lễ Cấp sắc của dân tộc Dao, lễ Mừng năm mới của dân tộc Giáy, xây dựng Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mơng thơn Pả Vi Hạ (xã Pả Vi), Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Giáy thôn Tát Ngà (xã Tát Ngà)… Tất cả đang tạo nên một bức tranh văn hóa đa sắc màu của con người và thiên nhiên Mèo Vạc trên Công viên địa chất tồn cầu. Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, lại giữ gìn

được sự đa dạng văn hóa các dân tộc cùng cơ sở hạ tầng được cải thiện, năm 2018 vừa qua, Mèo Vạc đã đón gần 50 nghìn lượt du khách.

Để khai thác hiệu quả lợi thế trong phát triển du lịch, nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa tinh thần cho nhân dân, lãnh đạo huyện Mèo Vạc đã xác định lấy văn hóa để phát triển du lịch và từ du lịch để bảo tồn phát triển văn hóa. Chợ phiên vùng cao của Mèo Vạc là thí dụ điển hình cho phương châm này khi trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, có sức hấp dẫn du khách. Đồng thời, chỉ đạo giúp đỡ các làng, bản phát triển những hội nghệ nhân dân gian, đội nghệ thuật bán chuyên nghiệp... Huyện Mèo Vạc cũng là đơn vị đi đầu của tỉnh Hà Giang trong việc triển khai đưa văn hóa truyền thống các dân tộc vào giảng dạy trong trường học. Thôn Sảng Pả A của người Lô Lô, thuộc thị trấn Mèo Vạc được công nhận là Làng văn hóa du lịch dân tộc của huyện Mèo Vạc từ năm 2007. Người dân nơi đây vẫn giữ được những nét văn hóa đặc trưng, thể hiện rất rõ trong trang phục, nhất là trang phục phụ nữ. Với sự đầu tư của huyện, nhà văn hóa thơn đã được xây dựng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa của cộng đồng.

Tại đây, đội văn nghệ dân gian của thôn thường xuyên tổ chức biểu diễn các điệu múa, làn điệu dân ca, nhạc cụ truyền thống của dân tộc Lơ Lơ, nhờ đó vừa bảo tồn được vốn văn hóa truyền thống của dân tộc, vừa phục vụ du khách đến tham quan, trải nghiệm... Thơn cịn thành lập Nhóm thêu thổ cẩm Lơ Lơ với hơn 20 thành viên. Nhóm thêu khơng những bảo ban, giúp nhau trong công việc mà cả trong đời sống sinh hoạt thường nhật, vận động nhân dân trong thôn cùng nhau chung tay giữ gìn văn hóa dân tộc.

Xác định người dân chính là chủ thể của văn hóa và là người bảo tồn các di sản văn hóa một cách bền vững nhất, Huyện ủy Mèo Vạc đã chỉ đạo các đơn vị vận động những người cao tuổi có hiểu biết về văn hóa dân tộc, dân ca Lô Lô để mở các lớp truyền dạy cho thế hệ trẻ. Cùng với đó, trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc được bảo tồn và sử dụng thường xuyên trong sinh hoạt hằng ngày và các dịp lễ, Tết, sự kiện quan trọng. Các thể loại dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc, nghi lễ truyền thống, truyện cổ, ca dao, câu đố... được các nghệ nhân lớn tuổi truyền miệng từ đời này sang đời khác. Gần đây, Mèo Vạc đã khôi phục thành công Lễ hội

“vỗ mông” của đồng bào Mơng và duy trì lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số khác cùng hoạt động của hội nghệ nhân dân gian tại các xã, thị trấn.

1.3.1.4. Huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

Trên cơ sở phát huy tiềm năng về du lịch, huyện Nguyên Bình đã xây dựng Chương trình Phát triển dịch vụ - du lịch vùng Phja Oắc - Phja Đén giai đoạn 2020 – 2025, đến năm 2035 và nội dung đột phá xây dựng hạ tầng dịch vụ, du lịch Phja Oắc - Phja Đén.

Đến nay, một số hạng mục đầu tư đã hoàn thiện, đưa vào quản lý, khai thác Làng du lịch cộng đồng xóm Hồi Khao, xã Quang Thành; kết nối với khu nhà Tường trình của nhóm hộ Nà Rẻo, xóm Tam Hợp, xã Thành Cơng; điểm ngắm cảnh trải nghiệm vườn trúc sào tại xóm Bản Phường, xã Thành Công; điểm tham quan vọng cảnh trên đỉnh Phja Oắc 1.931m. Việc đầu tư xây dựng các dự án trên sẽ tạo thành chuỗi du lịch vùng Phja Oắc – Phja Đén, kết nối các khu, điểm du lịch trên địa bàn huyện nói riêng và tỉnh Cao Bằng nói chung.

Để xây dựng làng du lịch cộng đồng Hoài Khao, xã vận động người dân trong xóm chỉnh trang nhà cửa, gìn giữ và tu sửa những nếp nhà bằng gỗ riêng biệt, mang đậm bản sắc dân tộc Dao. Nhất là vận động người dân di dời chuồng trại gia súc ra khỏi khu dân cư, góp sức giữ gìn mơi trường, sinh thái. Đến nay, 100% hộ gia đình trong xóm đã di dời gia súc đến nơi ni nhốt tập trung, mơi trường, cảnh quan trong xóm trở nên thống đãng, xanh mát, sạch đẹp hơn rất nhiều.

Để hỗ trợ xóm Hồi Khao khai thác tiềm năng, riêng năm 2021, huyện Nguyên Bình đã hỗ trợ cho 7 hộ tại làng du lịch cộng đồng xóm, mỗi hộ 80 triệu đồng để chỉnh trang, xây dựng homestay; hồn thiện 3 nhà đón tiếp trưng bày đồ dùng sinh hoạt, dụng cụ lao động sản xuất và một số sản phẩm thủ công truyền thống để phục vụ khách du lịch. Đầu tư làm mới các tuyến đường, xây dựng mơ hình sàn cấp sắc và hồn thành đóng điện cho các hộ gia đình trong xóm.

Để phát triển du lịch cộng đồng có hiệu quả, cấp ủy, chính quyền huyện Nguyên Bình tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền người dân nâng cao nhận thức gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hoá truyền thống đặc sắc dân tộc

theo hướng hiệu quả, bền vững. Đồng thời, tập trung đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở lưu trú hiện có, thu hút phát triển một số cơ sở lưu trú mới, dịch vụ du lịch chất lượng cao, chú trọng làm tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các điểm di sản Cơng viên địa chất tồn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch trên địa bàn huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 37 - 43)