MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển của doanh nghiệp xã hội ở việt nam đến năm 2025 nghiên cứu trường hợp hợp tác xã thủ công mỹ nghệ trái tim hồng (Trang 65 - 70)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA HT

3.2.1. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

3.2.1.1. Yếu tố kinh tế

Theo UNDP, Việt Nam đã tạo ra một câu chuyện huyền thoại trong công cuộc giảm nghèo. Tổng sản phẩm quốc nội bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng 5,9%/năm và năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) tăng từ

56

33,6% bình quân giai đoạn 2011 - 2015 lên 45,2% giai đoạn 2016 - 2020. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân, giai đoạn 2016 – 2020, là 5,8%/năm. Hệ số ICOR giảm xuống còn khoảng 6,1. Năm 2020, kinh tế Việt Nam có quy mô thứ 40 trên thế giới, thứ 4 trong ASEAN và bình quân GDP/người đứng thứ 6 trong ASEAN.

Các cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện đáng kể. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân dưới 5% trong suốt 7 năm liền (2014-2020). Cán cân thanh toán quốc tế thặng dư; dự trữ Ngoại hối tăng từ 28 tỷ USD năm 2015 đạt hơn 90 tỷ USD vào năm 2020.

Thị trường xuất khẩu được mở rộng và đa dạng hóa; nhiều doanh nghiệp tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu; đặc biệt, xuất siêu liên tục từ 2016-2020 và năm 2020 đạt hơn 19,1 tỷ USD. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá tăng lên khoảng 50% năm 2020.

Năm 2020, Việt Nam đã có quan hệ chính thức với 189/193 quốc gia; đã ký 15 hiệp định FTA (năm 2020 phê chuẩn và triển khai có hiệu quả EVFTA; tham gia ký Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và ký FTA Việt Nam - Anh), đang đàm phán hai FTA; có 79 nước đã cơng nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường…

Nhìn tổng thể, năm 2020, Việt Nam nổi lên như một điểm sáng đáng ghi nhận và tự hào về khả năng tự chủ, tự cường, thành cơng trong kiểm sốt sự lây lan của dịch Covid-19; linh hoạt và hiệu quả trong phản ứng chính sách và phản ứng thị trường hỗ trợ DN; chủ động tham gia tham gia các hiệp định thương mại song phương và đa phương; khai thác các cơ hội từ sự dịch chuyển và tái định vị các các chuỗi cung ứng khu vực và quốc tế, thúc đẩy tái cơ cấu về tổ chức và công nghệ, chuyển đổi số, chuyển đổi mơ hình, tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị toàn cầu và hướng tới tăng trưởng nhanh, bền vững.

57

Tuy vậy, Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến bất thường, kinh tế nước ta có độ mở lớn và chịu tác động đan xen nhiều mặt bởi tình hình kinh tế quốc tế ngày càng phức tạp, khó lường gắn với sự điều chỉnh chính sách của các tân chính phủ sau bầu cử.

3.2.1.2. Yếu tố chính trị , pháp luật

Chính phủ liên tục đổi mới thể chế bằng các hành động cụ thể, đó là nhấn mạnh vai trò của kinh tế tư nhân, tiến hành cổ phần hóa mạnh mẽ DN nhà nước; Tạo mơi trường kinh doanh bình đẳng cho các DN tư nhân tốt hơn bằng cách xóa bỏ các điều kiện kinh doanh của các ngành nghề khác nhau...

- Về năng lực hiệu quả của Nhà nước: Chính phủ Việt Nam đã khẳng

định được đáng kể sự thay đổi của mình trong việc hoạch định chính sách cũng như sự đổi mới của bộ máy Nhà nước. Chỉ số quản trị toàn cầu của Việt Nam thuộc hàng tốt nhất trong nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp. Từ năm 2004, Việt Nam được xếp hạng thuộc nhóm có mức quản trị thấp nhất về chỉ số “Tiếng nói và trách nhiệm giải trình”. Chỉ số “Ổn định chính trị và khơng có bạo lực” được đánh giá cao nhất trong 6 chỉ số, xếp trong nhóm từ 50-75. Bốn chỉ số cịn lại thuộc nhóm từ 25-50.

Tuy vậy, hiệu quả hoạt động của Nhà nước còn nhiều hạn chế khi mà những quy định pháp luật cịn thiếu rõ ràng, thậm chí cịn mâu thuẫn, xảy ra tình trạng chồng chéo nhau trong việc giao nhiệm vụ cho các cơ quan Nhà nước.

Về vấn đề kiểm soát tham nhũng: Trong năm 2017, chống tham nhũng

là một trong các chiến lược cải cách của Nhà nước. Những văn bản luật pháp được đưa ra nhằm tăng cường sự giám sát của người dân, tăng tính minh bạch thông tin. Theo cơng bố của Phịng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về chỉ số PCI: Chi phí khơng chính thức đã có sự giảm tương đối (năm 2011: 6,81 điểm, đến năm 2017: 5,31 điểm). Kết quả đó cũng cho thấy,

58

những nỗ lực kiểm sốt tham nhũng của Chính phủ đang khẳng định sự đúng đắn của Chính phủ nhằm chống tham nhũng, giảm thiểu chi phí khơng chính thức cho DN.

Về thủ tục hành chính: Nhà nước đã ban hành một loạt nghị quyết

nhằm cải cách thủ tục hành chính. Cụ thể như Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/01/2017 yêu cầu các bộ, ngành, chính quyền địa phương lập kế hoạch chi tiết để cải thiện tất cả các lĩnh vực PCI có liên quan đến các quy định và thủ tục hành chính”. Cùng với đó là Nghị quyết số 19- 2017/NQ-CP của Chính phủ yêu cầu các tỉnh, thành phố nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia...

Về thiết chế pháp lý: Kết quả điều tra PCI 2017 cho thấy, về cơ bản, chỉ

số thiết chế pháp lý có sự thay đổi tích cực so với các năm trước khi đạt 5,94/10 điểm; Tỷ lệ DN tin tưởng vào hệ thống pháp luật sẽ đảm bảo quyền tài sản/thực thi hợp đồng của DN đạt tương đối cao (85%). Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp sẵn sàng sử dụng tòa án để giải quyết các tranh chấp giảm chỉ còn 36% vào năm 2017, trong khi ở năm 2013 là 60%.

Về cạnh tranh bình đẳng: Năm 2013, khi điều tra PCI, VCCI đã thay

chỉ tiêu ưu đãi DN nhà nước được cho vào điều tra từ những năm đầu tiên điều tra PCI (năm 2005) bằng chỉ tiêu “cạnh tranh bình đẳng”. Đến nay, việc tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng đang là vấn đề đáng quan tâm hơn bao giờ hết khi nghiên cứu về môi trường thể chế và DN tại Việt Nam.

Theo kết quả điều tra PCI 2017, các DN nước ngoài và DN FDI được các tỉnh hỗ trợ nên gặp nhiều thuận lợi hơn các DN dân doanh trong các vấn đề về tiếp cận đất đai, tiếp cận các khoản vay, hay trong việc thực hiện các thủ tục hành chính.

Mơi trường thể chế của Việt Nam vẫn cịn bộc lộ những hạn chế như: Việc tiếp cận đất đai vẫn còn sự phân biệt đối xử giữa các khu vực DN, khả năng tiếp cận đất đai vẫn còn rất hạn chế, do quỹ đất có hạn, ngay cả khi có

59

đất rồi thì DN cũng phải đối mặt với rủi ro lớn trong quá trình sử dụng đất. Việc tiếp cận thị trường của DN chưa được đảm bảo bằng luật, văn bản dưới luật dẫn đến quyền kinh doanh của người dân và nhà đầu tư bị hạn chế. Chẳng hạn như: thủ tục đăng ký kinh doanh vẫn còn mất nhiều thời gian và thủ tục hành chính vẫn chưa thực sự tối giản mặc dù đã có sự cải thiện đáng kể.

Còn thiếu thiết chế pháp lý an toàn để đảm bảo được các quyền hợp pháp của DN cũng như tăng cường niềm tin của DN đối với hệ thống tư pháp để giảm thiểu tranh chấp, mâu thuẫn cũng như giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả.

3.2.1.3. Yếu tố văn hóa và xã hội

Trong một xã hội, các yếu tố về văn hóa là một trong các nhân tố chính giúp định hình niềm tin và giá trị cơ bản, quan điểm nhìn nhận, phong cách sống, của một cá nhân lớn lên trong xã hội đó. Thơng qua đó, văn hóa sẽ tác động đến quan điểm và cách nhìn nhận của những người tiêu dùng về doanh nghiệp, sản phẩm/dịch vụ sản xuất bởi DN đó. Sự thay đổi về đặc điểm văn hóa của khách hàng mục tiêu sẽ buộc DN phải có sự thay đổi trong chiến lược marketing của mình để có thể tiếp cận và đáp ứng đúng nhu cầu của những khách hàng đó, cũng như có thể tồn tại và phát triển lâu dài trong nền văn hóa đó. Hiện nay xu hướng tiêu dùng xanh đang là trào lưu phổ biến. Người tiêu dùng hướng tới sản phẩm xanh, sản phẩm sạch, chính vì vậy các doanh nghiệp thường xuyên đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất và kinh doanh loại hình sản phẩm này.

Ngoài ra, với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, marketing điện tử nên các DN cần nhanh chóng chuyển hướng sang kênh trực tuyến. Thiết lập các website bán hàng điện tử, mở rộng quảng bá sản phẩm trên không gian mạng.

3.2.1.4. Yếu tố công nghệ

60

sở hữu được công nghệ mới sẽ đi tắt đón đầu chiếm được lợi thế. Tuy nhiên, đối với DN nhỏ hoặc HTX sản xuất sẽ khó tự đầu tư để có được cơng nghệ sản xuất riêng biệt. Đa phần sẽ phải sử dụng, ứng dụng các công nghệ hiện tại. Đối với các ngành nghề đang có ở HTX, thì nơng nghiệp và sản xuất nguyên liệu là hai ngành có nhiều cơng nghệ sản xuất mới. HTX có thể học hỏi và ứng dụng trong sản xuất.

Bên cạnh đó đối với HTX Thủ cơng mỹ nghệ mặt hàng chính chủ yếu là các sản phẩm thủ công, sử dụng đôi tay khéo léo của người lao động nên việc sử dụng công nghệ là không nhiều.

Có câu hỏi đặt ra nếu ứng dụng công nghệ vào sản xuất thì liệu máy móc có thay thế được con người hay khơng? Con người có mất dần vị trí việc làm hay khơng? Câu trả lời là không, công nghệ giúp tăng cao năng suất lao động, mang lại hiệu quả, tăng số lượng sản phẩm và giảm thời gian làm việc. Bài toán đặt ra cần đào tạo được con người thống trị được công nghệ, sử dụng thành thạo công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm. Đây cũng là những khó khăn trở ngại của HTX thủ công mỹ nghệ Trái tim Hồng, vì người lao động thường có trình độ cơng nghệ chưa cao, việc vận hành máy móc cần phải kiên trì học hỏi.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển của doanh nghiệp xã hội ở việt nam đến năm 2025 nghiên cứu trường hợp hợp tác xã thủ công mỹ nghệ trái tim hồng (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)