Mơ hình Triple Bottom Lines

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển của doanh nghiệp xã hội ở việt nam đến năm 2025 nghiên cứu trường hợp hợp tác xã thủ công mỹ nghệ trái tim hồng (Trang 29 - 36)

Nguồn: Tác giả đề xuất

Như vậy sự giao thoa các mục tiêu càng lớn thì DN phát triển càng bền vững. DNXH cung cấp phúc lợi xã hội, từ thiện, từ đó góp phần giải quyết các vấn nạn xã hội một cách trực tiếp; giải quyết các vấn đề xã hội từ nguồn tài chính bền vững.

DNXH đã và đang ngày càng khẳng định những đóng góp thiết thực cho kinh tế, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Bên cạnh đó DNXH góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của các nhóm yếu thế như người già, phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật…, giảm gánh nặng xã hội cho chính phủ. Chính vì vậy cần thiết phải có chiến lược, lộ trình và hệ thống giải pháp để phát triển DNXH tại Việt Nam.

1.2.2. Khái niệm, đặc điểm của chiến lược phát triển của DNXH

1.2.2.1. Khái niệm về chiến lược phát triển của DNXH

Chiến lược là khoa học và nghệ thuật về chiến lược nhằm xây dựng phương hướng và mục tiêu kinh doanh, triển khai, thực hiện kế hoạch ngắn hạn và dài hạn trên cơ sở nguồn lực hiện có nhằm giúp cho mỗi tổ chức có thể đạt được các mục tiêu dài hạn của nó.

Môi trường

Lợi nhuận

20

Các DN hiện nay đang kinh doanh và cạnh tranh trong một mơi trường tồn cầu hóa đầy biến động địi hỏi phải có một chiến lược phát triển phù hợp để khai thác một cách có hiệu quả những cơ hội và xử lý thỏa đáng với những thách thức đang đặt ra để bảo đảm đạt tới hiệu quả cao và sự phát triển bền vững.

DN cần phải trả lời được các câu hỏi: những cơ hội nào nên được theo đuổi? Những lĩnh vực mới nào nên được đầu tư, phát triển? làm gì để có thể tận dụng và khai thác có hiệu quả những nguồn lực hiện có của cơng ty? làm gì để cơng ty có thể phát triển được những năng lực cạnh tranh bền vững trong các lĩnh vực hoạt động của mình và tạo ra sự cộng hưởng trong sự phát triển của toàn bộ tổ chức?

1.2.2.2. Nội dung chủ yếu của chiến lược phát triển của DN

Chiến lược được xây dựng dựa trên nhiều căn cứ khác nhau, mục đích khác nhau nhưng đều có hai phần: chiến lược tổng quát và chiến lược bộ phận.

 Nội dung của chiến lược tổng quát.

Nội dung của chiến lược tổng quát chứa đựng những mục tiêu chung của toàn DN. Mục tiêu của chiến lược tổng quát là điểm đến của các mục tiêu nhỏ, mục tiêu của các bộ phận, phân hệ trong DN. Trong một DN thường có những mục tiêu tăng trưởng, phát triển, chủng loại sản phẩm…. Tuy nhiên các DN thường tập trung vào ba mục tiêu chính sau:

+ Khả năng sinh lợi: Mục tiêu cuối cùng, động lực cho các DN tham gia vào thị trường là lợi nhuận (không những là lợi nhuận về kinh tế mà cịn là lợi ích xã hội đối với các tổ chức xã hội). Do đó điều đầu tiên, trước khi thành lập DN, chủ DN phải tính đến khả năng sinh lợi của DN mình quản lý. Lợi nhuận, trên giác độ kinh tế, là sự chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Như vậy để có được lợi nhuận lớn nhất thì sẽ có hai mục tiêu khác là tối đa hoá doanh thu và tối thiểu hố chi phí, tuy nhiên giữa doanh thu và chi phí lại có mối quan hệ rất mật thiết, có thể là cùng chiều (tăng chi phí mới tăng

21

doanh thu), cũng có thể là ngược chiều (giảm chi phớ mới tăng doanh thu). Trong chiến lược kinh doanh mục tiêu lợi nhuận được cụ thể bằng các mục tiêu sau: lợi nhuận ròng, tỷ suất lợi nhuận, tốc độ tăng của lợi nhuận, tỷ lệ lợi nhuận trên một đơn vị doanh thu….

+ Uy tín, thế, lực của DN: Đây là tài sản vơ hình của DN sau một thời gian

hoạt động. Một DN kinh doanh có hiệu quả sẽ làm tăng uy tín với khách hàng, tăng thế, lực trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh. Nó được đo bằng thị phần của DN, bằng tỷ trọng hàng hố - dịch vụ của DN so với tồn ngành.

+ An tồn trong kinh doanh: DN ln phải tính đến những tình huống xấu nhất có thể xảy ra nhằm có những giải pháp dự phịng khắc phục hậu quả. Bởi vì mơi trường ln ln biến đổi, thành cơng luôn luôn chứa đựng những tiềm ẩn của rủi ro. “Rủi ro càng cao lợi nhuận càng lớn”.

 Nội dung của các chiến lược bộ phận: cụ thể hoá của chiến lược

tổng quát.

+ Chiến lược về con người:

Trong quản lý chiến lược kinh doanh thì chiến lược con người là xương sống xuyên suốt toàn bộ quá trình hoạch định và tổ chức thực thi. Công tác thực hiện chiến lược con người phải chú ý đến các vấn đề sau:

* Chú trọng công tác đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ lao động.

* Xây dựng một hệ thống tổ chức quản lý có hiệu quả, tạo ra sự thơng suốt trong q trình thực hiện chiến lược.

* Có chế độ thưởng phạt đúng đắn tạo nên tinh thần hăng say làm việc đồng thời giữ được kỷ cương làm việc, làm việc có trách nhiệm cao.

* Giám sát chặt chẽ quá trình tuyển dụng lao động, lựa chọn được những người có năng lực, thích hợp với cơng việc.

Trong nền kinh tế tri thức ngày nay vai trò của con người được coi là có tính quyết định nhất trong mọi nguồn lực.

22

+ Chiến lược thị trường: Chiến lược thị trường nhằm xác định các

đoạn thị trường cho các loại sản phẩm dịch vụ của DN và đoạn thị trường nào là thị trường mục tiêu của DN, đâu là thị trường tiềm năng của DN.

Chiến lược thị trường bao gồm cả thị trường đầu ra - sản phẩm - dịch vụ DN cung cấp và thị trường đầu vào - cơng nghệ, ngun vật liệu cung cấp cho q trình sản xuất của DN.

Chiến lược thị trường có thể theo hướng phát triển thị trường nội địa cũng như phát triển ra thị trường ngoài.

* Thâm nhập vào thị trường nội địa có hai con đường: tăng thị phần trong thị trường hiện tại so với đối thủ cạnh tranh và tìm kiếm khách hàng mới ở thị trường mới.

* Phát triển ra thị trường nước ngồi: xác định được chính xác các loại sản phẩm dịch vụ có lợi thế so sánh, có khả năng cạnh tranh cao để tung ra thị trường nước ngồi. Cũng có thể tiến hành liên doanh, liên kết. Đây là thị trường hấp dẫn nhưng đầy thử thách cho các DN do đây là thị trường có yêu cầu cao về chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm.

+ Chiến lược huy động và sử dụng vốn: Môi trường luôn luôn biến

động, để đảm bảo nguồn lực mở rộng quy mơ, địi hỏi DN phải có chiến lược đúng đắn nhằm huy động vốn nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, đặc biệt là nhu cầu nhập cơng nghệ cao địi hỏi nhiều vốn ban đầu.

DN có thể tiến hành huy động theo các hướng sau: vay vốn ngân hàng, liên doanh, liên kết, cổ phần hoá…. Song song với quá trình huy động vốn DN phải sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất.

+ Chiến lược marketing hỗn hợp: Chiến lược marketing không thể

thiếu trong chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing nhằm giới thiệu và đưa sản phẩm dịch vụ đến người tiêu dùng. Chiến lược marketing hỗn hợp sẽ phải làm khách hàng từ chưa biết sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp đến biết, thích sử dụng, và tiến đến mua sản phẩm dịch vụ của DN, nó gợi mở nhu

23

cầu của người tiêu dùng. Nó bao gồm các chiến lược nhỏ sau: * Chiến lược sản phẩm

* Chiến lược giá.

* Chiến lược phân phối.

* Chiến lược giao tiếp khuyếch trương.

+ Chiến lược phát triển công nghệ: Ngày nay vai trị của cơng nghệ

ngày càng được khẳng định là bậc nhất, là lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ nhất. Công nghệ ở đây khơng chỉ là máy móc mà cịn là cơng nghệ quản lý. Nhưng cơng nghệ càng cao địi hỏi lượng vốn càng lớn, trình độ cao. Do đó để thực hiện tốt chiến lược công nghệ cần thực hiện ốt chiến lược huy động vốn và chiến lược phát triển con người.

Trên đây là những chiến lược phổ biến nhất mà các DN cần phải thực hiện. Tuỳ vào đặc điểm của từng DN để tiến hành thực hiện những chiến lược cần thiết, phù hợp điều kiện của DN.

1.2.2.3. Đặc trưng của chiến lược phát triển của DN

Tính tồn cục: là sơ đồ tổng thể về sự phát triển của DN, nó quyết định

quan hệ của DN với mơi trường khách quan. Tính tồn cục của chiến lược phát triển của DN thể hiện trên 3 mặt:

– Chiến lược phải phù hợp với xu thế phát triển toàn cục của DN, là cương lĩnh chỉ đạo toàn bộ hoạt động của DN.

– Chiến lược phải phù hợp với xu thế phát triển của đất nước về các mặt kinh tế, kỹ thuật, xã hội trong một thời kỳ nhất định.

– Chiến lược phải phù hợp với trào lưu hội nhập kinh tế của thế giới. Tính tồn cục của chiến lược đòi hỏi phải xem xét tất cả các bộ phận của DN, phải phân tích tình hình của tồn DN, hồn cảnh toàn quốc và hoàn cảnh quốc tế. Nếu khơng có quan điểm tồn cục thì khơng thể có chiến lược kinh doanh tốt.

24

Tầm nhìn xa: Trước kia, nhiều DN vì khơng có quy hoạch chiến lược, gặp việc gì làm việc ấy, chạy theo phong trào nên làm việc vất vả mà không hiệu quả. Một trong những nguyên nhân của tình hình đó là do khơng nắm được xu thế phát triển của DN. Do đó, muốn xây dựng chiến lược kinh doanh tốt thì phải làm tốt cơng tác dự báo xu thế phát triển về kinh tế, kỹ thuật của xã hội. Một chiến lược thành công thường là một chiến lược dựa trên cơ sở dự báo đúng.

Tính cạnh tranh: Nếu khơng có cạnh tranh thì khơng cần thiết xây dựng

và thực hiện chiến lược kinh doanh. Do đó tính cạnh tranh là đặc trưng bản chất nhất của chiến lược kinh doanh. Trong thời đại hiện nay, khơng có DN nào là khơng hoạt động trong mơi trường cạnh tranh. Vì vậy, chiến lược kinh doanh phải nghiên cứu làm thế nào để DN có được ưu thế cạnh tranh hơn đối thủ và do đó mà giành được thắng lợi trong cạnh tranh.

Tính rủi ro: Chiến lược kinh doanh là quy hoạch phát triển của DN trong tương lai nhưng môi trường sinh tồn của DN trong tương lai là điều không chắc chắn, có thể thay đổi. Q trình thời gian của chiến lược càng dài thì các nhân tố khơng chắc chắn của hồn cảnh khách quan càng nhiều, mức độ không chắc chắn càng lớn, rủi ro của chiến lược càng lớn. Tính rủi ro của chiến lược kinh doanh đòi hỏi nhà quản lý DN phải đứng cao, nhìn xa, quan sát một cách thận trọng, khách quan tính chất và phương hướng thay đổi của hoàn cảnh khách quan mới có thể có được chiến lược đúng.

Hiện nay, chúng ta đang ở trong nền kinh tế thị trường có tính quốc tế hóa, mơi trường vĩ mô của các DN thay đổi rất lớn. Do đó, chiến lược kinh doanh khơng nên tính tốn q dài, chỉ nên tính 3-5 năm là vừa để đảm bảo tính linh hoạt và tính hiện thực của chiến lược.

Tính chuyên nghiệp và sáng tạo: các DN vừa và nhỏ có thể căn cứ vào thực lực của mình để lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp với sở trường và thế mạnh của mình, tránh những ngành mà DN lớn có thế mạnh để giữ được

25

vị thế độc quyền trong lĩnh vực mà mình có thế mạnh. Đại đa số các DN làm được như vậy đều thành công, phát triển phồn vinh. Nhưng tiến bộ kỹ thuật và cạnh tranh thị trường là khơng có giới hạn. Do đó, các DN vừa và nhỏ phải khơng ngừng du nhập hoặc phát triển kỹ thuật tiên tiến thích hợp. Chuyên mơn hóa và sáng tạo kỹ thuật thích hợp là biện pháp quan trọng để đảm bảo sự sinh tồn và phát triển của DN vừa và nhỏ. Đó cũng là đặc điểm quan trọng của chiến lược kinh doanh của DN vừa và nhỏ.

Tính ổn định tương đối: Chiến lược kinh doanh của DN phải có tính ổn

định tương đối trong một thời kỳ nhất định. Nếu khơng, nó sẽ có ý nghĩa chỉ đạo đối với hoạt động thực tiễn của DN. Môi trường khách quan và họat động thực tiễn của DN là một q trình vận động khơng ngừng. Chiến lược kinh doanh không thể cố định một bề nhưng không thể thay đổi một sớm một chiều mà phải tương đối ổn định.

1.2.3. Các bước tiến hành xây dựng chiến lược phát triển của DN

- Phân tích mơi trường của cơng ty và các đơn vị thành viên từ đó xác định những cơ hội, đe dọa, điểm mạnh và điểm yếu của công ty.

Cơng cụ được sử dụng trong q trình này là: (1) Phân tích mơi trường bên ngồi được thực hiện với cơng cụ Rà sốt mơi trường kết hợp với PEST; (2) Phân tích mơi trường ngành được thực hiện với các cơng cụ Mơ hình Phân tích Cạnh tranh, Ma trận bao phủ, Ma trận hợp tác; (3) Phân tích mơi trường bên trong được thực hiện với các cơng cụ: Mơ hình tổ chức tích hợp, Mơ hình tổ chức tích hợp cho việc thực hiện tuyệt hảo. Gắn liền với nó là những lý thuyết về phân tích mơi trường của cơng ty.

Kết quả của bước này sẽ là (1) sự hiểu biết của những người tham gia về lý thuyết phân tích mơi trường; (2) sự hiểu biết của những người tham gia về môi trường hiện tại và tương lai của Công ty; (3) Dự thảo về Ma trận SWOT; (4) phát triển năng lực của các thành viên trong việc phân tích mơi trường của tổ chức để nhận dạng những cơ hội, đe dọa, điểm mạnh và điểm

26 yếu của công ty.

- Đi đến thống nhất Tầm nhìn, Sứ mạng, và các Giá trị cốt lõi cũng như các Năng lực Cốt lõi của công ty. Cơng cụ được sử dụng trong q trình này là thảo luận toàn thể với các kết quả của các bước trước đây khi đặt vào một bối cảnh tổng thể.

Kết quả của bước này sẽ là sự nhất trí về Tầm nhìn, Sứ mạng, và các Giá trị cốt lõi của công ty. Bản nháp về Tầm nhìn, Sứ mạng, và các Giá trị cốt lõi các năng lực cốt lõi của công ty.

- Hình thành định hướng các chiến lược phát triển có thể có cho cơng ty Cơng cụ được sử dụng trong q trình này là: Khung chiến lược; Phân tích quan hệ Nỗ lực - Hiệu quả; Phát triển các phương án chiến lược.

Kết quả của bước này sẽ là (1) dự thảo các phương án chiến lược cho công ty; (2) phát triển năng lực của các thành viên tham gia trong việc phát triển các chọn lựa chiến lược.

- Đánh giá và lựa chọn chiến lược phù hợp: Sử dụng các công cụ phân tích để đánh giá tính khả thi, hiệu quả của chiến lược từ đó đi đến khẳng định chiến lược phát triển.

Kết quả của bước này là Bản chiến lược phát triển của doanh nghiệp

1.2.4. Chiến lược phát triển của DNXH

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển của doanh nghiệp xã hội ở việt nam đến năm 2025 nghiên cứu trường hợp hợp tác xã thủ công mỹ nghệ trái tim hồng (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)