Hỗ trợ tránh tái nghèo tại địa bàn Hà Nội

Một phần của tài liệu Giảm nghèo hộ gia đình tại khu vực nông thôn hà nội (Trang 76 - 77)

Chƣơng 3 : THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO HỘ GIA ĐÌNH TẠI KHU VỰC

3.2 Thực trạng giảm nghèo hộ gia đình tại khu vực nơng thôn Hà Nội

3.2.2 Hỗ trợ tránh tái nghèo tại địa bàn Hà Nội

Trong bối cảnh kinh tế đang diễn ra vô cùng biến động, cuộc sống của nhiều hộ vừa thốt nghèo về cơ bản sẽ khơng thể bắt kịp nhịp và trở nên lạc lõng. Thậm chí, họ cịn bị gạt ra khỏi guồng quay kinh tế và sẽ trở nên nghèo trở lại nếu khơng có sự vững chắc cơ bản sau thốt nghèo. Chính vì vậy, các hộ vừa thốt nghèo cần có một giải pháp giúp nền kinh tế ổn định nhanh chóng, kịp thời chống chọi với những biến động của nền kinh tế.

Địa bàn Hà Nội cũng là nơi thƣờng xuyên xảy ra các thiên tai nhỏ, tuy ít khi ảnh hƣởng đến ngƣời nhƣng sức tàn phá ảnh hƣởng đến của là không hề nhỏ. Vào thời điểm m a hè, các đợt nắng nóng kéo dài liên tiếp gây hạn hán cục bộ trên địa bàn sẽ biến chuyển ngay thành ngập úng vào thời điểm cuối hè, khi mà các cơn mƣa giông kéo đến. Nền kinh tế ở nông thôn đa phần xuất phát từ nông nghiệp, các yếu tố kể trên sẽ khiến hoa màu mất trắng, gây thiệt hại cho các nông hộ, đẩy họ đến cảnh mấp mé tái nghèo.

Nhận thức đƣợc vấn đề, Hà Nội liên tục kịp thời triển khai các chƣơng trình hỗ trợ tránh tái nghèo. Các chƣơng trình tránh tái nghèo đa phần là về vốn ƣu đãi giúp ngƣời dân có thêm vốn sản xuất kinh doanh, chống chịu đƣợc sự bấp bênh về thị trƣờng cũng nhƣ thiên tai trong ít nhất một đến hai vụ mùa; không chỉ ở nơng hộ mà cịn các phi nông hộ.

Theo thống kê, trên địa bàn Hà Nội, khoảng 30% số hộ thốt nghèo có nguy cơ tái nghèo và cần tiếp sức bằng vốn vay để chống tái nghèo. Từ năm 2012, nguồn vốn tại ngân hàng chính sách đã dự tốn cần bổ sung thêm khoảng 200 tỷ đồng mỗi năm nhằm phục vụ các hộ vừa thoát nghèo.

Nhƣ đã trình bày phần trên, công tác về đào tạo nghề và việc làm cho ngƣời nghèo nhằm đảm bảo về tâm lý và kỹ năng ứng phó với nghèo đói đã và đang đƣợc diễn ra, chiếm đƣợc sự quan tâm của ngƣời nghèo trên địa bàn Hà Nội. Song song

với đó, cơng tác đảm bảo y tế cho ngƣời nghèo cũng đƣợc quan tâm, tạo điều kiện cho các hộ nghèo luôn trong trạng thái sức khỏe tốt nhất, đảm bảo khả năng lao động, tránh tái nghèo.

Với đặc thù về số lƣợng và mật độ các cơ sở khám chữa bệnh cao hơn các địa phƣơng khác, c ng mật độ mạng lƣới y tế tại Hà Nội cao hơn các địa phƣơng khác; Hà Nội có nhiều thuận lợi để ngƣời nghèo có cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản cũng nhƣ tiếp cận đến chính sách bảo hiểm y tế cho ngƣời nghèo. Số lƣợng ngƣời nghèo đƣợc cấp phát bảo hiểm y tế miễn phí ngày càng tăng, chiếm tới 60% số ngƣời nghèo, ngƣời có hồn cảnh khó khăn. Số lƣợng cịn lại hiện đang đƣợc các quận, huyện gấp rút cân đối ngân sách và vận động kinh phí để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu khám chữa bệnh của ngƣời nghèo.

Tính đến năm 2018, ngành y tế Hà Nội đã có sự đầu tƣ cơ sở vật chất, kỹ thuật và những công nghệ mới vào chẩn đoán và điều trị cho ngƣời bệnh nói chung và ngƣời nghèo nói riêng. Tồn địa bàn thành phố có 717 cơ sở khám chữa bệnh với 16,896 giƣờng bệnh; 42,118 nhân viên y tế y dƣợc. Đây đƣợc coi là những nỗ lực nhằm đem y tế gần hơn với cộng đồng, đáp ứng cơ bản nhu cầu của ngƣời dân trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Giảm nghèo hộ gia đình tại khu vực nông thôn hà nội (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)