Chính sách đảm bảo xã hội địa bàn Hà Nội

Một phần của tài liệu Giảm nghèo hộ gia đình tại khu vực nông thôn hà nội (Trang 77)

Chƣơng 3 : THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO HỘ GIA ĐÌNH TẠI KHU VỰC

3.2 Thực trạng giảm nghèo hộ gia đình tại khu vực nơng thôn Hà Nội

3.2.3 Chính sách đảm bảo xã hội địa bàn Hà Nội

Các chính sách đảm bảo xã hội trên địa bàn Hà Nội đóng một vai trị quan trọng trong q trình hỗ trợ ngƣời nghèo vƣơn lên thốt nghèo. Với việc phấn đấu đến cuồi năm 2019 trên địa bàn Hà Nội cơ bản khơng cịn hộ nghèo, Hà Nội liên tục đƣa ra các chính sách đảm bảo xã hội nhằm củng cố công cuộc giảm nghèo bền vững.

Các chính sách về giáo dục, y tế đã đƣợc đề cập phía trên hỗ trợ ngƣời nghèo tốt nhất trong tồn bộ giai đoạn giảm nghèo bền vững, thơng qua củng cố tâm lý và kỹ năng cho ngƣời nghèo cũng nhƣ hỗ trợ tối đa về sức khỏe giúp họ sẵn sàng vƣợt qua khó khăn trong thốt nghèo.

Bên cạnh đó, các chính sách trợ cấp, hỗ trợ cũng đƣợc đặc biệt lƣu tâm. Tháng 07/2019, thành phố Hà Nội quyết định chi thêm 124 tỷ đồng/ năm để hỗ trợ giảm nghèo, sớm đạt chỉ tiêu đề ra về cơ bản khơng cịn hộ nghèo. Nội dung này đã đƣợc

100% đại biểu có mặt tại buổi làm việc ngày 08/07 kỳ họp thứ 9 Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV tán thành, thơng qua.

Theo Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội thành phố Hà Nội; thành phố hỗ trợ hàng tháng đối với nhóm đối tƣợng là ngƣời cao tuổi cơ đơn; ngƣời khuyết tật đặc biệt nặng; ngƣời mắc bệnh hiểm nghèo. Các đối tƣợng này là thành viên thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo mà trong hộ khơng cịn ngƣời trong độ tuổi lao động hoặc không cịn ngƣời có khả năng lao động. Thành phố cũng hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tƣợng là thành viên hộ gia đình nghèo đƣợc cơng nhận thốt cận nghèo với thời gian hỗ trợ tối đa 36 tháng sau khi hộ gia đình thốt cận nghèo. Cùng với đó, 100% học phí và 100,000 ngàn đồng chi phí học tập cho học sinh là thành viên hộ gia đình nghèo; thời gian hỗ trợ thực tế không quá 09 tháng/năm học, tối đa không quá 03 năm học sau khi hộ gia đình thốt nghèo.

Bên cạnh chính sách về hỗ trợ; các ngành, các địa phƣơng trên địa bàn Hà Nội đang nỗ lực thực hiện một số chính sách đặc thù hỗ trợ các đối tƣợng thuộc hộ gia đình khơng có khả năng thốt nghèo và hộ gia đình sau khi thoát nghèo ổn định cuộc sống thông qua nghị quyết 04/2019. Theo đó, ngƣời cao tuổi cơ đơn, ngƣời khuyết tật đặc biệt nặng, ngƣời mắc các bệnh hiểm nghèo là thành viên thuộc hộ gia đình khơng có ngƣời cịn khả năng lao động sẽ đƣợc hƣởng mức trợ cấp hàng tháng. Đây là giải pháp quan trọng để Hà Nội đƣa hơn 23,000 hộ nghèo với hơn 64,000 nhân khẩu; trong đó có hơn 13,000 hộ khơng có khả năng thốt nghèo; từng bƣớc vƣợt qua khó khăn, ổn định đời sống, hồn thiện mục tiêu cơ bản khơng cịn hộ nghèo 2019. Bằng hình thức hỗ trợ khơng ngừng các hộ nghèo cho đến khi thốt nghèo hiệu quả và mơ hình cứ 03 hộ gia đình có nền kinh tế khá giả hỗ trợ 01 gia đình nghèo; trong năm 2019, quận Tây Hồ xác nhận hoàn thành mục tiêu khơng cịn hộ nghèo.

Bên cạnh đó, việc đặc th hóa chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, nông thôn mới cũng đƣợc Hà Nội chú trọng, tạo điều kiện phát triển.

3.2.4 Hỗ trợ các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, các xã miền núi, xã giữa sơng, xã/thơn đặc biệt khó khăn

Với đặc th có hơn 14 xã miền núi, vùng thiểu số, trong đó có hai xã thuộc

diện kinh tế đặc biệt khó khăn là xã An Phú thuộc huyện Mỹ Đức và xã Ba Vì thuộc huyện Ba Vì; Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn trong q trình hỗ trợ các xã có tỷ lệ nghèo cao, các xã miền núi, xã giữa sông, xã/ thơn đặc biệt khó khăn trong cơng cuộc thốt nghèo bền vững.

Tuy nhiên, vƣợt qua các khó khăn và các vấn đề cịn tồn đọng, Hà Nội vẫn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với các giải pháp cụ thể và thiết thực, đƣa ra các đề xuất mang tính chiến lƣợc nhằm hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn thủ đô. Nhận định rõ muốn giảm nghèo, thành phố cần hỗ trợ các hộ gia đình nghèo tự mình vƣơn lên thoát nghèo bền vững; và muốn thực hiện đƣợc điều đó, cần có sự hỗ trợ kịp thời của các nguồn lực đƣợc phân bổ thơng qua tín dụng ƣu đãi, các dự án khuyến công – nông, đào tạo nghề… đặc thù cho khu vực.

Kế hoạch số 20/KH - UBND đƣợc đề ra vào năm 2011 nhƣ một nỗ lực của các cấp lãnh đạo trong quá trình hỗ trợ các hộ nghèo trực thuộc các xã có tỷ lệ nghèo cao, các xã miền núi, xã giữa sơng, xã/ thơn đặc biệt khó khăn. Theo kế hoạch số 20, thành phố đặc biệt tập trung thực hiện tốt các chính sách xã hội trên phạm vi các xã đặc biệt khó khăn; hỗ trợ ngƣời nghèo trực thuộc khu vực các xã nêu trên tiếp cận và thụ hƣởng các dịch vụ cơ bản của xã hội; huy động và phân bổ các nguồn lực xã hội theo hƣớng hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn trƣớc tiên; truyền thông, nâng cao năng lực cho thành viên ban chỉ đạo trợ giúp ngƣời nghèo trên địa bàn thủ đô dành sự quan tâm đặc biệt đến các xã có tỷ lệ nghèo cao, các xã miền núi, xã giữa sơng, xã/ thơn đặc biệt khó khăn.

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tin rằng bằng các biện pháp nêu trên, đời sống và thu nhập các hộ tại các khu vực đặc biệt khó khăn sẽ dần đƣợc cải thiện. Thành phố Hà Nội vẫn tiếp tục áp dụng kế hoạch số 20/KH – UBND vào giai đoạn 2016 – 2020 và là cơ sở tạo tiền đề cho các đề xuất hỗ trợ trong giai đoạn 2016 –

2020 đối với các xã có tỷ lệ nghèo cao, các xã miền núi, xã giữa sông, xã/ thơn đặc biệt khó khăn.

3.2.5 Hỗ trợ hộ nghèo tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ cơ bản của xã hội trên địa bàn Hà Nội

Sau khi Chính phủ ban hành chuẩn nghèo, cận nghèo giai đoạn 2016 – 2020, thành phố Hà Nội đã dựa vào những tiêu chí cơ bản nhằm ban hành và áp dụng chuẩn nghèo, cận nghèo theo hƣớng đa chiều xong cũng lồng ghép nhiều đặc trƣng riêng nhằm thực hiện tốt hơn công tác giảm nghèo, tăng số ngƣời đƣợc thụ hƣởng chính sách, phù hợp với khả năng và nguồn lực của thành phố. Ngồi các chính sách chung, Hà Nội đã và đang thực hiện một số chính sách đặc thù hỗ trợ các nhóm đối tƣợng thuộc hộ nghèo, nhằm góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và để hộ nghèo tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ cơ bản của xã hội.

Nhằm hỗ trợ tốt nhất ngƣời nghèo đƣợc thụ hƣởng các dịch vụ y tế, thành phố Hà Nội tiến hành công tác hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho ngƣời thuộc hộ cận nghèo với 100% giá trị bảo hiểm; hỗ trợ trực tiếp cho ngƣời dân thuộc hộ nghèo ở v ng đặc biệt khó khăn; cho xây dựng thêm các cơ sở y tế địa phƣơng thuận tiện cho ngƣời dân thăm khám.

Một số quận huyện trên địa bàn Hà Nội đã ban hành các chính sách phù hợp với địa bàn nhằm hỗ trợ ngƣời nghèo cơ bản về cuộc sống. Tại quận Cầu Giấy, nhà ở chính sách đƣợc xây dựng cùng các loại máy móc phƣơng tiện sản xuất kinh doanh đƣợc trợ cấp cho hộ nghèo đặc biệt khó khăn, giúp họ ổn định cuộc sống; hộ nghèo đƣợc hỗ trợ thành viên hộ nghèo học nghề và cấp phƣơng tiện hành nghề tại quận Thanh Xuân; cấp bù lãi suất vay vốn, học phí và chi phí học tập cho học sinh nghèo quận Long Biên; xây mới nhà ở và cấp toàn bộ tiện nghi sống thiết yếu cho các hộ đặc biệt khó khăn trên địa bàn quận Hà Đông…

Theo thống kê, đa phần các hộ gia đình thuộc trung tâm thành phố Hà Nội đã và đang đƣợc sử dụng nƣớc sạch với các điều kiện vệ sinh đầy đủ, đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên, ở các xã ngoại thành, các xã vùng cao; điều kiện kinh tế khó khăn khiến

ngƣời nghèo chỉ sử dụng nƣớc giếng khoan chƣa qua xử lý. Năm 2014, thành phố Hà Nội ban hành quy định chính sách đầu tƣ hỗ trợ cơng trình cấp nƣớc sạch tập trung thành phố Hà Nội, với nội dung hỗ trợ các dự án đầu tƣ xây mới, cải tạo, nâng cấp cơng trình cấp nƣớc sạch tập trung vùng nơng thơn; hỗ trợ xử lý nƣớc sạch hộ gia đình; hỗ trợ bù giá cho hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng nƣớc sạch trên địa bàn Hà Nội.

Các nỗ lực trên từ phía các cơ quan có thẩm quyền trên địa bàn Hà Nội đã hỗ trợ phần nào ngƣời dân tiếp cận đến các dịch vụ xã hội cơ bản, đảm bảo an sinh xã hội cho ngƣời nghèo, giúp họ an tâm giảm nghèo bền vững.

3.2.6 Huy động nguồn lực tổng hợp trên địa bàn Hà Nội

Trong năm 2018, đƣợc coi là năm then chốt trong công tác giảm nghèo, Hà Nội đã tập trung huy động mọi nguồn lực tổng hợp nhằm hỗ trợ tối đa ngƣời dân giảm nghèo bền vững.

Huy động nguồn lực cơ sở đến từ từng địa phƣơng nhằm tận dụng tối đa nguồn lực nội tại tại một số địa phƣơng đƣợc Hà Nội tập trung chú trọng. Tận dụng các nguồn lực địa phƣơng sẽ giúp tiết kiệm tối đa chi phí trong cơng tác hỗ trợ ngƣời nghèo sinh kế. Tại các địa phƣơng có làng nghề truyền thống, hộ nghèo đƣợc hỗ trợ học nghề, thực hành hề và đƣợc các cấp lãnh đạo thống nhất, kết hợp với các đoàn thể, doanh nghiệp nhằm bao tiêu sản phẩm. Các chƣơng trình vay vốn ƣu đãi cũng đƣợc phối hợp nhằm hỗ trợ tối đa các hộ nghèo có vốn sản xuất kinh doanh, trong khi đầu ra đã đƣợc xác định và ổn định.

Tại một số địa bàn có khả năng phát triển nơng nghiệp, thành phố Hà Nội đã cắt cử nhân viên tập trung phát triển dự án nghiên cứu các thế mạnh khu vực đó, từ đó tìm ra các thế mạnh về thổ nhƣỡng, sinh vật… tạo điều kiện hỗ trợ ngƣời dân gắn liền với nông nghiệp, tận dụng tối đa diện tích trồng trọt và chăn ni. Tại các khu vực đặc th nhƣ Ba Vì, Hà Tây; các dự án về cấp vốn chăn nuôi đƣợc ngƣời dân ủng hộ với sự hỗ trợ từ các chuyên gia, đảm bảo nguồn lợi về chăn nuôi đối với ngƣời dân. Tập trung các nguồn vốn khơng chỉ đến từ ngân sách, mà cịn đến từ các nguồn dự án, vận động hỗ trợ ngƣời nghèo xây sửa nhà ở, đảm bảo cho họ ổn định cuộc

sống cơ bản cũng là một trong những yếu tố đƣợc đánh giá cao. Ngoài việc đảm bảo về nhà ở, các nguồn vốn còn hỗ trợ ngƣời nghèo sinh kế bằng cách cấp phát vốn cho ngƣời nghèo, giúp họ có phƣơng tiện kinh doanh, sản xuất, đảm bảo phƣơng châm “tặng cần câu chứ khơng tặng cá”, góp phần ổn định giảm nghèo bền vững.

3.3 Đánh giá chung

3.3.1 Kết quả đạt được

Thông qua những nỗ lực của thành phố Hà Nội nói riêng, và tồn thể cộng đồng Hà Nội nói chung; trong giai đoạn 2016 – 2018, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố đã giảm mạnh từ 3.64% năm 2016 xuống còn 1.16% vào cuối năm 2018; hoàn thành trƣớc 02 năm mục tiêu giảm nghèo của thành phố giai đoạn 2016 – 2020. Đến tháng 05/2017, Hà Nội về cơ bản khơng cịn xã, thơn thuộc diện kinh tế đặc biệt khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo tại vùng dân tộc thiểu số, miền núi giảm từ 13.38% xuống cịn 3.7% vào cuối 2018. Tính đến đầu năm 2019, Hà Nội chính thức có 04 quận khơng cịn hộ nghèo.

Theo thống kê của Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, trong những năm gần đây, thành phố trợ cấp thƣờng xuyên 350.000 đồng/ ngƣời/ tháng cho hơn 5,000 ngƣời già yếu khơng có khả năng tự phục vụ, ngƣời mắc bệnh hiểm nghèo khơng có khả năng lao động thuộc hộ nghèo. Ngƣời thuộc hộ nghèo qua đời đƣợc hỗ trợ chi phí hỏa tang, vận chuyển… lên tới 10 triệu đồng. Các dịp lễ tết, thành phố dành khoảng 100 tỷ đồng đi thăm hỏi, tặng quà cho hộ nghèo, ngƣời cao tuổi và các gia đình có hồn cảnh đặc biệt.

Các quận, huyện, thị xã cũng áp dụng những chính sách đặc thù hỗ trợ ngƣời nghèo có hồn cảnh đặc biệt thơng qua hình thức vận động các doanh nghiệp hỗ trợ ngƣời nghèo trên địa phƣơng. Nhờ vậy mà đời sống ngƣời nghèo trên địa bàn Hà Nội đã tốt đẹp hơn, khơng có ai bị bỏ lại phía sau trong cơng cuộc giảm nghèo bền vững của thủ đô.

3.3.2 Hạn chế

Đƣợc xem nhƣ mục tiêu tiên quyết đề ra tại các kỳ đại hội Đảng, cũng nhƣ là chủ trƣơng chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta; cơng tác xóa đói giảm nghèo

nhƣ đã đề cập tại mục trên, đã có những bƣớc đầu thành cơng tốt đẹp, thể hiện sức mạnh tiềm lực của quốc gia cũng nhƣ khả năng lãnh đạo của các cấp, các ban ngành có liên quan. Bên cạnh đó, các thành quả nêu trên cũng trở thành những bài học kinh nghiệm quý báu cho các quốc gia cũng đang trong tình trạng thốt nghèo và thực hiện xóa đói giảm nghèo bền vững.

Tuy nhiên, trên thực tế, cơng tác xóa đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn Hà Nội nói riêng, vẫn cịn nhiều hạn chế cần đƣợc quan tâm xem xét. Những mặt hạn chế này tuy chƣa thể kéo lùi kết quả của cả một q trình xóa đói giảm nghèo, nhƣng cũng là những tiềm tàng khiến cơng cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững của nƣớc ta diễn ra với tốc độ chậm, chƣa thực sự triệt để.

a. Hạn chế trong áp dụng chuẩn nghèo đa chiều trong cơng tác xóa đói giảm nghèo

Theo số liệu từ trung tâm thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia, trong quá trình áp dụng chuẩn nghèo đa chiều trong cơng tác xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng từ 2016 đến 2020; cơng tác xóa đói giảm nghèo chƣa thực sự bền vững, tình trạng tái nghèo và phát sinh nghèo mới còn cao, đặc biệt là tại khu vực miền núi, v ng đồng bào dân tộc và các v ng thƣờng xuyên gặp phải thiên tai, lũ lụt.

Tại Hà Nội, công tác áp dụng chuẩn nghèo đa chiều trong xóa đói giảm nghèo cịn q mới mẻ so với một đại bộ phận cán bộ thực thi tại thủ đô. Trong khi công tác áp dụng có quá nhiều khâu và danh mục cần thực hiện, khả năng thực thi của các cán bộ lại còn quá nhiều hạn chế do trong suốt thời gian trƣớc 2016, chúng ta sử dụng thƣớc đo chuẩn nghèo theo mức thu nhập. Việc đƣa thƣớc đo chuẩn nghèo đa chiều mới khiến một đại bộ phận cán bộ gặp nhiều bỡ ngỡ, chƣa kể đến các công tác thực thi dàn trải, gây nhiều áp lực lên bộ máy hành chính.

Chính vì vậy, khi áp dụng, các chính sách giảm nghèo hiện đang có sự trùng lặp và dàn trải với mức độ phân tán cao, mức hỗ trợ thấp. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ đều mang tính trực tiếp nên chƣa tạo đƣợc ý thức chủ động của các cấp

lãnh đạo và ngƣời dân, làm phát sinh tƣ tƣởng ỷ lại của ngƣời nghèo với xu hƣớng muốn đƣợc trở thành hộ nghèo để nhận đƣợc sự hỗ trợ.

Bên cạnh đó, do hệ quả của việc đo lƣờng nghèo đói thơng qua thu nhập đã khiến cho các địa phƣơng trên địa bàn Hà Nội bỏ bê công tác phát triển cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng các nhu cầu dịch vụ xã hội cơ bản cho ngƣời nghèo. Tuy hệ thống y tế, giáo dục và nhà ở có nhiều thành tựu, xong hệ thống phân phối nƣớc sạch, vệ sinh và thơng tin cịn chƣa đƣợc xem trọng; đặc biệt là tại các xã thôn đặc

Một phần của tài liệu Giảm nghèo hộ gia đình tại khu vực nông thôn hà nội (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)