Các quan điểm nâng cao vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 119 - 123)

6. Kết cấu của Luận án

4.2. Các quan điểm nâng cao vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam

con người ở Việt Nam

Một là, nâng cao vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người phải được tiến hành trên cơ sở các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về con người và phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN

Sự ra đời của các ý tưởng, quan niệm và tư tưởng về quyền con người đều hướng đến mục đích vì con người, tự do và hạnh phúc của con người cho nên quyền con người được thừa nhận là phạm trù có tính nhân văn và nhân đạo cao của xã hội. Giá trị xã hội của quyền con người cho thấy vấn đề đấu tranh, bảo vệ quyền con người không chỉ là những quyền cụ thể được giới hạn bởi pháp luật mà còn hướng đến mục tiêu cao hơn và khái quát hơn đối với con người đó là nhân phẩm, đạo lý làm người. Điều này cho thấy quan điểm đề cao con người và nhân tố con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN có sự tương thích và phù hợp với nhận thức chung của nhân loại về quyền con người và công cuộc đấu tranh bảo vệ quyền con người. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH được thông qua tại Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII đã đưa ra các tiêu chí xác định xã hội XHCN mà chúng ta đang xây dựng, trong đó có tiêu chí: “Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.” [20] Đồng thời, Đảng ta nêu lên phương hướng chủ yếu của chính sách xã hội là “phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội.” Nhằm cụ thế hóa và thực hiện tư tưởng của Cương lĩnh Báo cáo chính trị của

115

Ban chấp hành TW Đảng tại Đại hội lần thứ IX là: “hướng vào phát triển và lành mạnh hóa xã hội, thực hiện công bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh mẽ phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, thực hiện bình đẳng trong các quan hệ xã hội, khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp” [20]. Tiếp đó Báo cáo chính trị nêu rõ: “Mọi hoạt động văn hóa nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoang dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, công đồng và xã hội. Văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [20]; “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy năng lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trường kinh tế nhanh và vền vững” [20]; “Phát triển khoa học và công nghệ gắn với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.” [20]

Với tư cách là nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, Nhà nước Việt Nam đã thể chế hóa quan điểm trên của Đảng cộng sản Việt Nam vào pháp luật nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức cũng như bảo đảm của Nhà nước trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ ấy. Pháp luật và quyền lực nhà nước mà trực tiếp là các chủ thể được trao nắm giữ nhà nước là những phương tiện, công cụ cơ bản bảo đảm cho đường lối, chủ trương về quyền con người của Đảng được hiện thực vào đời sống xã hội. Trong các công cụ và phương tiện đó thì Tòa án thông qua hoạt động xét xử đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển quyền con người. Tòa án không chỉ chống lại những hành vi xâm hại, hủy hoại quyền con người mà con là điểm tựa xây dựng niềm tin của xã hội vào công lý, công bằng của pháp luật và chế độ nhà nước. Để xứng đáng với vai trò đó, việc cải cách tư pháp nói chung, cải cách Tòa án nói riêng phải phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về quyền con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời hoạt động xét xử phải hiện thực hóa được chủ trương, chính trên vào đời sống xã hội.

116

Hai là, phải gắn nâng cao vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người với chiến lược cải cách tư pháp Việt Nam đến năm 2020.

Mục tiêu của Chiến lược cải cách tư pháp là: “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam XHCN; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao.” [18] Nội dung mà chiến lược cải cách tư pháp hướng đến có sự tương đồng nhất định với mục đích của hoạt động bảo vệ quyền con người bằng Tòa án. Bảo vệ quyền con người bằng Tòa án đòi hỏi phải phù hợp với công lý và lẽ phải của xã hội cho nên nâng cao vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người phải gắn chặt với việc xây dựng hệ thống tòa án trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý và đề cao nhiệm vụ phục vụ nhân dân. Điều này đặt ra yêu cầu nâng cao vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người phải được tiến hành đồng bộ, không chỉ nâng cao vai trò của Tòa án, mà còn phải tiến hành nâng cao vai trò của các cơ quan tư pháp khác trong việc bảo vệ quyền con người

Ba là, nâng cao vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người gắn chặt với việc bảo đảm độc lập xét xử của Tòa án.

“Độc lập là bản tính cần có của Tòa án, còn biện pháp duy nhất để kiểm soát Tòa án là các quy định của pháp luật về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án, đặc biệt là các quy định về thủ tục tố tụng. Nguyên tắc độc lập, tuân thủ pháp luật trong hoạt động tư pháp đòi hỏi cơ quan, người tiến hành tố tụng chỉ được làm những gì pháp luật cho phép và phải làm theo đúng quy trình, các thức nghiêm ngặt do pháp luật quy định”[12, tr.311]. Chính vì thế, việc nâng cao vai trò của Tòa án trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN đòi hỏi cần được tiến hành đồng bộ với việc cải cách các cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp trên cơ sở nguyên tắc bảo đảm cho hoạt động xét xử thực sự được độc lập.

Hoạt động xét xử độc lập như thế nào phụ thuộc phần lớn vào mối quan hệ giữa quyền lực tư pháp với quyền lực hành pháp, quyền lực lập pháp.

Theo quan niệm của Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam thì việc bảo đảm độc lập cho hoạt động xét xử được thực hiện theo nguyên tắc “quyền lực nhà nước thống nhất và có sự phân công, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau trong việc

117

thực hiện quyền lực lập pháp, quyền lực hành pháp, quyền lực tư pháp” [62] Điều này dễ dẫn đến nguy cơ hoạt động xét xử bị sự chi phối của quyền lực lập pháp, quyền lực hành pháp. Chính vì thế, nhằm bảo đảm hoạt động xét xử độc lập việc cải cách Tòa án phải được tiến hành đồng bộ với việc cải cách bộ máy nhà nước nhằm giải quyết những bất cập hiện nay đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguyên tắc độc lập của Tòa án. Không bảo đảm độc lập trong xét xử thì nguy cơ gây oan sai, gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của cá nhân, khiến cho Tòa án đánh mất niềm tin của xã hội và vì thế vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người khó được thể hiện trong đời sống xã hội.

Bốn là, nâng cao vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người phải được gắn liền với việc xây dựng và phát triển nền dân chủ XHCN

Quan điểm khoa học này xuất phát từ mối quan hệ chặt chẽ giữ hoạt động xét xử với dân chủ, dân chủ với hoạt động xét xử đều có mục đích phục vụ nhu cầu, lợi ích thiết thân, chính đáng của con người. Nền dân chủ mà chúng ta đang xây dựng, phát triển có ba đặc trưng cơ bản là: Hệ thống chính trị được tổ chức và hoạt động trên những nguyên tắc chính trị - pháp lý nhất định được bảo đảm thực hiện đúng đắn và đầy đủ quyền lực nhân dân; quyền làm chủ của nhân dân được bảo đảm và phát huy bằng pháp luật và hoạt động của quyền lực nhà nước; các quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức được bảo đảm bằng pháp luật và được bảo vệ bởi quyền lực nhà nước. Như vậy, ở đây chúng ta thấy một điểm chung thống nhất giữa ba thành tố của nên dân chủ XHCN là đều vì mục đích bảo đảm quyền lợi của con người và quyền lực nhà nước trong đó có quyền tư pháp chính là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, lợi ích chính đáng của người dân. Nâng cao vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người phải được gắn liền với đổi mới tổ chức, nội dung, hình thức, phương thức hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam; với không ngừng bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và bảo đảm, mở rộng các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân.

Năm là, nâng cao vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người gắn liền với quá trình hội nhập pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế về quyền con người

118

Cơ sở lý luận và thực tiễn của quan điểm này là trong thời đại toàn cầu hóa thì những hành vi xâm phạm, hủy hoại quyền con người không chỉ bị giới hạn trong biên giới quốc gia mà có thể vượt quá giới hạn của một quốc gia và đòi hỏi có sự phối, kết hợp giữa các quốc gia cũng như những nổ lực chung của cả cộng đồng quốc tế để bảo vệ quyền con người. Bởi vậy, việc cải cách các yếu tố bảo bảo đảm vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người đặc biệt là pháp luật ghi nhận chức năng, thẩm quyền và trình tự thủ tục tiến hành bảo vệ quyền con người phải có sự tương thích với xu hướng phát triển của tòa án trên thế giới cũng như yêu cầu của các điều ước quốc tế về quyền con người. Các điều ước quốc tế về quyền con người mà Nhà nước Việt Nam tham gia hoặc ký kết và các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước ta nhằm cụ thể hóa các điều ước quốc tế là một bảo đảm pháp lý

Một phần của tài liệu Vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 119 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)