Sự cần thiết phải nâng cao vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 115 - 119)

6. Kết cấu của Luận án

4.1. Sự cần thiết phải nâng cao vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam

4.1. Sự cần thiết phải nâng cao vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam con người ở Việt Nam

Nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: “xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hoá phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước XHCN ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”[21], “xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”[21] được xác định là một trong bảy phương hướng cơ bản của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ này.

Công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN đòi hỏi Nhà nước không ngừng hoàn thiện pháp luật và nâng cao năng lực thực thi pháp luật của bộ máy nhà nước. Tính thượng tôn pháp luật trong xã hội pháp quyền khó được thể hiện trong đời sống xã hội nếu pháp luật không được thực thi hoặc thực thi không đúng đắn cho nên hoạt động bảo vệ pháp luật trở thành hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm sự thành công của công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Quyền lực tư pháp có trách nhiệm bảo vệ pháp luật nên các cơ quan tư pháp có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cho xã hội thượng tôn pháp luật. Trong các cơ quan tư pháp, Tòa án là cơ quan có “vị trí trung tâm” thực hiện quyền tư pháp nên Tòa án có vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng và hiệu quả của quyền lực tư pháp nói riêng, hoạt động bảo vệ pháp luật của quyền lực nhà nước nói chung.

Thượng tôn pháp luật của nhà nước nước pháp quyền không đồng nghĩa với thượng tôn pháp luật của nhà nước pháp trị. Thượng tôn pháp luật của nhà nước pháp quyền không nhằm mục đích khai thác những hữu ích của pháp luật để cai trị mà là phương cách ràng buộc, giới hạn quyền lực nhà nước nhằm bảo đảm quyền lực nhà nước thực sự trở thành công cụ bảo vệ quyền con người, quyền công dân và lợi ích của xã hội. Chính vì thế, bảo vệ pháp luật không nhằm một mục đích nào khác ngoài việc bảo đảm cho quyền con người được tôn trọng, thực hiện trong đời

111

sống xã hội. Quyền con người khó tồn tại an toàn nếu pháp luật không được bảo vệ đặc biệt là những ranh giới pháp lý giới hạn quyền lực của nhà nước. Tòa án thông qua hoạt động xét xử độc lập có nhiều ưu điểm nổi trội hơn bất kỳ chủ thể quyền lực nhà nước nào trong việc bảo vệ pháp luật ngày càng được xã hội trao quyền rộng rãi trong việc xét xử hành vi vi phạm pháp luật. Nhằm bảo đảm tính thượng tôn của pháp luật, bảo đảm quyền lực nhà nước không bị lạm dụng thì Tòa án không chỉ có quyền xét xử hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức mà còn có quyền xét xử hành vi vi phạm pháp luật của nhà nước đặc biệt là hành vi vượt quá ranh giới pháp lý ràng buộc quyền lực nhà nước. Trong hệ thống pháp luật của nhà nước pháp quyền, Hiến pháp là văn bản pháp lý tối cao có chức năng xác định phạm vi quyền lực của nhà nước và định ra những ranh giới buộc các quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp phải tuân thủ nên việc bảo đảm cho quyền lực nhà nước hoạt động trong khuôn khổ cho phép của Hiến pháp được xã hội pháp quyền đặc biệt coi trọng. Tòa án thông qua hoạt động xét xử độc lập khó lạm quyền, lộng quyền được đa số các xã hội pháp quyền trao cho quyền xét xử hành vi vi hiến của quyền lực lập pháp, quyền lực hành pháp.

Như vậy, so với những mô hình nhà nước khác thì mô hình nhà nước pháp quyền XHCN đòi hỏi vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người cần được bảo đảm toàn diện. Mục đích tối cao của Nhà nước pháp quyền XHCN là thúc đẩy quyền con người phát triển. Những đặc trưng cơ bản của nhà nước này đều hướng đến phục vụ quyền tự do dân chủ của cá nhân, công dân cho nên Nhà nước XHCN pháp quyền hình thành và phát triển như thế nào phụ thuộc lớn vào năng lực và hiệu quả bảo vệ quyền con người của Tòa án.

Chính yêu cầu đó nên quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN đặc biệt coi trọng việc cải cách tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử. Việc cải cách tư pháp được xây dựng trên quan điểm cơ quan tư pháp: “phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật”.

Sau 5 năm triển khai đồng thời Chiến lược hoàn thiện pháp luật và xây dựng hệ thống pháp luật và Chiến lược cải cách tư pháp, theo báo cáo tại các hội nghị sơ kết việc thực hiện hai chiến lược trên, trong giai đoạn 2005-2010 đã có trên 120

112

luật, pháp lệnh được ban hành, tòa án các cấp đã giải quyết được 1.107.158 vụ việc, dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên cho các cơ quan tư pháp tăng đều trên 10% năm. Đến cuối năm 2010, cả nước có 4.681 thẩm phán (so với năm 2005 tăng 827 thẩm phán), trên 800 công chứng viên, trên 14.000 dân thì có 1 luật sư.[25]

Mặc dù, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và xã hội trong việc đầu tư các nguồn lực kinh tế, nguồn lực con người nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động xét xử đáp ứng nhu cầu xét xử của xã hội, bảo vệ quyền lợi của cá nhân, tổ chức và Nhà nước, hoạt động xét xử của Tòa án vẫn còn những hạn chế (đã được phân tích ở mục 3.4) khiến cho vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng, niềm tin của người dân vào công lý và công bằng xã hội thuyên giảm.

Trong bối cảnh xã hội có nhiều biến động hiện nay, những hạn chế của hoạt động xét xử càng trở thành vấn đề pháp lý cấp bách. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã cải thiện đáng kể đời sống vật chất của người dân đồng thời khiến cho những mâu thuẫn của người dân ngày càng phát triển và phức tạp. Sự gia tăng những mâu thuẫn gắn liền với lợi ích thiết thân của người dân khiến cho người dân ngày càng đòi hỏi sự hiện diện của công lý trong thực tiễn xã hội ngày càng cao. Người dân đòi hỏi công lý phải gắn liền với cuộc sống mưu sinh, tài sản, sức khỏe và hành phúc của họ chứ không chỉ là những quan niệm, học thuyết hay là những quy định vô thức nằm trong các đạo luật. “Các ý niệm và kỳ vọng của người dân về pháp luật và công lý được đo đếm từ các trải nghiệm và tiếp xúc thực tế với cơ quan công quyền. Luật lệ chỉ nằm trên giấy hoặc không được thực hiện nghiêm minh sẽ không có nhiều ý nghĩa trong đời sống, không những thế còn có nguy cơ làm suy yếu uy tín của hệ thống công quyền. Đã có những quan ngại về các qui định, chính sách được hoạch định một cách thiếu thực tế, không khả thi và thậm chí vi phạm các nguyên tắc cơ bản về quyền con người” [25, tr10].

Bên cạnh đó, nhu cầu phát triển của xã hội với tính năng động và phức tạp gia tăng, nhiều biến chuyển xã hội đang diễn ra. Theo thống kê của ngành toà án, tỷ lệ án được toà án thụ lý hàng năm tăng đều khoảng 12% trong 2 năm 2010-2011 và giảm xuống 9% năm 2012. Tình hình khiếu nại hành chính cũng tăng đều và diễn biến phức tạp trong cùng thời gian. Theo báo cáo của Tổng thanh tra Chính phủ tại

113

Hội nghị toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tổ chức ngày 2/5/2012, trong giai đoạn 2008 – 2011, các cơ quan hành chính nhà nước được tiếp trên 1.571.500 lượt người đến khiếu nại, tố cáo, nhận và xử lý l. 672.990 đơn thư. Năm 2011 so với năm 2008, số vụ việc tăng 26,4%; đoàn đông người tăng 64,5% [25]. Gia tăng các giao dịch và tranh chấp, gia tăng khiếu nại và khiếu kiện hành chính là một thực tế, vì vậy, cần thiết lập các định chế dân chủ, công bằng và hữu hiệu để đáp ứng kịp thời các yêu cầu xã hội và người dân đang đặt ra.

Bên cạnh đó, thực tế xã hội đang nảy sinh những hiện tượng ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của quyền con người. Quyền con người có giá trị cốt lõi là bình đẳng nên việc bảo vệ quyền con người chính là bảo vệ công bằng, bình đẳng của cá nhân trong mọi tầng lớp dân cư của xã hội. Trong thời gian qua, mặc dù, đã đạt được một số kết quả trong việc tạo lập công bằng, bình đẳng cho mọi tầng lớp dân cư đặc biệt là công bằng, bình đẳng về đời sống vật chất thông qua hoạt động xóa đói, giảm nghèo, chuyển đồi cơ cấu kinh tế xã hội ở Việt Nam vẫn đặt ra những thách thức mới. Bất bình đẳng lớn và dai dẳng giữa các nhóm kinh tế - xã hội và giữa các khu vực khác nhau, chất lượng các dịch vụ xã hội cơ bản rất thấp và chủ yếu dựa vào khả năng chi trả của hộ gia đình, quản lý nhà nước và pháp quyền yếu, tinh trạng tham nhũng có hệ thống là những vấn đề đang ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển chung [25, tr12]. Báo cáo Đánh giá nghèo Việt Nam 2012 nhận định, mặc dù đã đạt được tiến bộ đáng kể song nhiệm vụ giảm nghèo ở Việt Nam vẫn chưa hoàn thành. Người dân, dù ở đô thị hay nông thôn, dù giàu hay nghèo đều cho rằng bất bình đẳng đã gia tăng đáng kể trong vòng 5 năm trở lại đây, không chỉ bất bình đẳng thu nhập, mà còn bất bình đẳng về cơ hội. Ngoài ra, việc lợi dụng vị thế, quyền lực, quan hệ và các phương cách phi pháp và có tính tham nhũng để tìm kiếm lợi ích và chiếm dụng các giá trị và tài sản công cũng như các cơ hội tốt hơn được xem là không công bằng, và là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự bất bình và bức xúc trong xã hội. Những vấn đề này có nguy cơ gây xói mòn những phúc lợi từ tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực tới sự gắn kết và đồng thuận trong xã hội, cuối cùng là nguy cơ gây hại tới quyền con người và tính chính danh của thiết chế công nếu như không được kiểm soát và giải quyết thoả đáng.

114

Vì vậy, cùng với những đổi mới trong xây dựng pháp luật và cải cách hành chính, cần phải cải cách hệ thống tư pháp đặc biệt là Tòa án nhằm bảo đảm giải quyết các nhu cầu bức thiết và cụ thể của người dân trong việc giải quyết tranh chấp, xung đột, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người và góp phần làm bình ổn xã hội.

Một phần của tài liệu Vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 115 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)