6. Kết cấu của Luận án
3.1. Đảng, Nhà nước và người dân chưa nhận thức đúng đắn vai trò của Tòa án trong việc bảo
Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người của cá nhân
- Đảng và Nhà nước chưa nhận thức đúng đắn vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người của cá nhân
Trên cơ sở quan niệm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật đặc biệt là tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, Đảng và Nhà nước nhận thức nhất quán trong việc xây dựng hệ thống tòa án đủ năng lực giải quyết các tranh chấp của người dân cũng như xét xử những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng xâm hại đến độc lập dân tộc, sự toàn vẹn lãnh thổ, quyền lợi của cá nhân, tổ chức và quyền lợi của nhà nước và xã hội cho nên việc xây dựng pháp luật và đầu tư các nguồn lực củng cố và phát triển hệ thống tòa án được quan tâm từ khi thành lập nước cho đến nay. Mặc dù, chịu ảnh hưởng của tư tưởng xây dựng nhà nước pháp quyền hợp hiến, trong thời gian quan, đa số các lãnh đạo Đảng và Nhà nước chưa thực sự đề cao nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người của hoạt động xét xử. Trong thời gian từ năm 1945 đến năm 1975, vì hoàn cảnh đất nước trong thời chiến nên mọi hoạt động của quyền lực nhà nước trong đó có quyền tư pháp (tòa án) bị sự chi phối mạnh mẽ của nhiệm vụ bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ nên hoạt động xét xử được coi là công cụ cưỡng chế trấn áp kẻ thù phản bội quốc gia. Trong những giai đoạn hòa bình, như: giai đoạn từ (1955-1959), giai đoạn từ (1975-1992) vì ưu tiên nhiệm vụ cải tạo XHCN nên Tòa án được coi
75
như là công cụ cưỡng chế trấn áp kẻ thù của nền chuyên chính vô sản, kẻ thù của giai cấp công nhân, giai cấp nông nhân. Ngoài ra, do ảnh hưởng của mô hình nhà nước XHCN nên việc tổ chức quyền lực nhà nước không có sự phân định rõ ràng. Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (Quốc hội) được đặt vị trí tối cao và có quyền tác động đến tất cả các khâu thực thi quyền lực nhà nước trong đó có hoạt động xét xử nên Tòa án không có quyền tối cao trong việc thực thi quyền lực tư pháp. Hoạt động xét xử bị giới hạn trong khuôn khổ hoạt động áp dụng pháp luật và được kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt bởi hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước cũng như cơ quan kiểm sát việc tuân thủ pháp luật (Viện kiểm sát nhân dân). Trách nhiệm bảo vệ quyền con người bị lấn át bởi nhu cầu bảo vệ chế độ XHCN và pháp chế XHCN. Điều này được thể hiện rõ trong các quy định của pháp luật về nhiệm vụ của tòa án, như: Điều 1 Luật Tổ chức TAND năm 1960, Điều 1 Luật Tổ chức TAND năm 1981 “Trong phạm vi chức năng của mình, Toà án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ chế độ XHCN và quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, bảo vệ tài sản XHCN, bảo đảm sự tôn trọng tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”; Điều 1 Luật Tổ chức TAND 1992, Điều 1 Luật Tổ chức TAND 1995 và Luật Tổ chức TAND 2002. Chình vì những lý do trên nên, trong thời gian dài (từ 1945-1992), hoạt động xét xử của tòa án không ít trường hợp xâm hại nghiêm trọng quyền con người khiến cho xã hội, người dân lên án gay gắt, ví dụ như: hoạt động xét xử của tòa án trong thời kỳ thực hiện cách mạng ruộng đất từ (1957-1958), vì được coi là công cụ để cưỡng chế trấn áp địa chủ phong kiến, “bọn phá hoại cách mạng ruộng đất”, “tổ chức phản động”, “tay sai của địch”, “cường hào ác bá” nên “vi phạm chế độ pháp trị trong những việc bắt giam và xử trí, để cho các đội và các đoàn quyền hành quá rộng dẫn đến xâm phạm quyền tự do dân chủ của nhân dân.”[16] và “Việc xử án nhiều nơi đã thiếu thận trọng, thiếu cân nhắc và quyết định tập thể, do đó xử oan một số người đã có công trong thời kỳ hoạt động bí mật, trước cách mạng và trong kháng chiến, hoặc thật ra không đáng tội. Do đó đã gây nghi ngờ trong quần chúng, làm thương tổn đến uy tín của Đảng và Chính phủ trong nhân dân.”[16]. Những hậu quả xã hội nghiêm trọng của hoạt động “bắt giam” và “xét xử oan sai” đã buộc Bộ Chính trị yêu cầu toàn bộ hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương tiến hành việc kiểm tra và xét lại tất cả vụ án đã xét
76
xử để minh oan và khôi phục danh dự, nhân phẩm và bồi thường những thiệt hại cho họ “Đối với các án hiện nay đã xử, phải xét lại các vụ án nào nghi là xử lầm, nhất là xử vào cán bộ xã và đảng viên. Việc xét lại các án này cần phải thận trọng, chỉ được kết luận khi tài liệu đã chân thực, rõ ràng. Những tài liệu này phải thật chính xác, không phải do truy bức và nghe theo lời khai mà dựng lên. Đề phòng địch có thể bố trí việc "minh oan" để gỡ tội cho những tên đáng bị trừng trị. Song không nên vì thế mà quá dè dặt để những người không có tội bị oan.”[16].
Nhận thức của Đảng, Nhà nước là một trong những yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quy định của pháp luật về vị trí, vai trò của tòa án trong việc thực hiện quyền lực tư pháp, phạm vi thẩm quyền xét xử của tòa án và thực tiễn bảo đảm độc lập xét xử của Tòa án. Những quy định của pháp luật về chức năng, thẩm quyền và nhiệm vụ xét xử của Tòa án trong các Luật Tổ chức TAND năm 1960, 1981, 1992, 1995 và 2002 cho thấy Đảng, Nhà nước chưa thực sự nhận thức đúng đắn vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người. Nội dung của những quy định này thể hiện sự ưu tiên mục tiêu bảo vệ chế độ XHCN và pháp chế XHCN hơn là bảo vệ quyền con người của cá nhân trong quá trình xét xử.
Sự nhận thức chưa đúng đắn của Đảng, Nhà nước về vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người còn được thể hiện qua quan niệm của Đảng, Nhà nước về việc phân định phạm vi của quyền hành pháp. Vì chưa đề cao mục tiêu bảo vệ quyền con người của cá nhân mà vẫn tiếp tục đề cao tính pháp chế của hoạt động ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật nên pháp luật tiếp tục trao quyền ngăn chặn, trừng trị nhiều hành vi vi phạm pháp luật cho quyền lực hành pháp. Quyền hành pháp có phạm vi quyền lực rộng rãi trong việc ngăn chặn, trừng trị hành vi vi phạm pháp luật; quyền lực hành pháp không những có quyền xử phạt vi phạm hành chính mà còn có quyền áp dụng các chế tài hạn chế, tước đoạt quyền tự do của cá nhân thông qua việc xử lý các vi phạm hành chính khác. Theo quy định của pháp luật (từ trước đến khi Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có hiệu lực pháp luật ngày 1/7/2013) thì các biện pháp xử lý hành chính, như: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc thuộc thẩm quyền áp
dụng của Chủ tịch UBND các cấp xã, huyện, tỉnh. Tòa án không có thẩm quyền áp
77
hạn chế nghiêm trọng quyền tự do cá nhân. Điều này cho thấy, tòa án chưa thực sự là thành trì cuối cùng trong việc bảo vệ quyền tự do và an toàn cá nhân.
Bên cạnh những biểu hiện trong pháp luật, những biểu hiện trong thực tiễn lãnh đạo và chỉ đạo của lãnh đạo các cấp đảng bộ đối với hoạt động xét xử của tòa án cho thấy nhận thức của một bộ phận không nhỏ Đảng viên về vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người chưa rõ ràng và đúng đắn. Vì dụ: Trong vụ án xét xử hành vi tham nhũng đất đai của cán bộ, công chức tại Đồ Sơn, Hải Phòng, Thành ủy và UBND thành phố Hải Phòng đã trực tiếp can thiệp vào hoạt động xét xử của TAND tỉnh Hải Phòng khiến cho phán xử của tòa án không công bằng, áp dụng pháp luật không đúng đắn.
Thực trạng quy định của pháp luật về vị trí, vai trò và chức năng nhiệm vụ của tòa án và sự lạm dụng quyền lực chính trị chỉ đạo hoạt động xét xử của một số lãnh đạo cấp ủy đảng và các cấp chính quyền cho thấy Đảng và Nhà nước chưa nhận thức đúng đắn và nhất quán vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người.
- Người dân chưa coi trọng vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người
Mặc dù, tòa án được lịch sử và lý thuyết pháp quyền chứng minh tính hiệu quả trong việc bảo vệ quyền con người và được đa số các quốc gia, dân tộc trên thế giới tin tưởng mỗi khi họ cần sử dụng quyền lực nhà nước để bảo vệ quyền con người cho mình thì đa số người dân Việt Nam vẫn còn tâm lý “dị ứng” với hoạt động xét xử. Vì trong một thời gian dài xã hội Việt Nam chịu sự chi phối của tư tưởng Nho giáo và tư tưởng Pháp trị đề cao Vương quyền nên tâm lý xã hội vẫn còn rất e dè với văn hóa pháp đình. Một bộ phận không nhỏ người dân Việt Nam vẫn quan niệm “Vô phúc đáo tụng đình” nên họ đã không yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền con người thông qua hoạt động xét xử mà thường tìm đến những cơ chế bảo vệ khác (cơ chế gia đình, dòng họ, làng xóm) hoặc cam chịu chấp nhận tình trạng bị hạn chế, tước đoạt nhân phẩm, danh dự và lợi ích hợp pháp của mình. Thực trạng người đàn ông (người chồng, người cha) vi phạm nghiêm trọng quyền của phụ nữ (người vợ), quyền của trẻ em còn diễn ra tương đối phổ biến ở vũng nông thôn, miền núi nhưng Tòa án thông qua hoạt động xét xử khó bảo vệ được quyền cho những người bị xâm hại trong trường hợp này vì người dân chưa có quan niệm đề cao vai trò của tòa án trong lĩnh vực này.
78