6. Kết cấu của Luận án
3.3. Tòa án chưa bảo vệ hiệu quả quyền con người của cá nhân trong quá trình xét xử
trình xét xử
Trên cơ sở các tiêu chí đã được đưa ra trong mục 2.4.1, việc đánh giá hiệu quả hoạt động xét xử của Tòa án hiện này được khái quát từ thực tiễn xét xử của Tòa án trong những năm gần đây (2001 đến 2013). Ngoài ra, nhằm bảo đảm cho những luận điểm có tính thuyết phục luận án trích dẫn một số vụ án điển hình chưa bảo đảm yêu cầu bảo vệ quyền con người của bị cáo, đương sự.
Ở Việt Nam, Tòa án chỉ thực sự được hình thành và phát triển sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập. Sắc lệnh số 33C ngày 13/9/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh thiết lập các Tòa án quân sự tại các khu vực Bắc bộ là văn bản pháp lý đầu tiên làm nền tảng pháp luật khai sinh ra ngành Tòa án Việt Nam ngày này. Từ khởi thủy, những Tòa án quân sự tại các khu vực Bắc bộ đến nay ngành Tòa án Việt Nam đã phát triển và trở thành hệ thống Tòa án hoàn chỉnh có năng lực xét xử đáp ứng nhu cầu giải quyết tranh chấp nhu cầu của người dân và nhiệm vụ đấu tranh phòng ngừa tội phạm trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường và đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Trong gần 70 năm phát triển, hệ thống Tòa án Việt Nam trải qua nhiều khó khăn, đặc biệt là trong thời kỳ đất nước bị xâm lược, bị chia cắt. Mặc dù, gặp nhiều khó khăn do hoàn cảnh chiến tranh, hệ thống Tòa án Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nhất định trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân, lợi ích của cá nhân, tổ chức và dân tộc.
Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội của đất nước, hệ thống Tòa án ngày càng được hoàn thiện và phát triển toàn diện trên cả phương diện pháp luật và thực
87
tiễn hoạt động xét xử. Trên cơ sở quy định của pháp luật, Tòa án đã thụ lý và giải quyết hằng trăm ngàn vụ việc đúng thời hạn, đúng pháp luật (từ năm 2005 đến
2013, Tòa án đã giải quyết được 1.885.108 vụ án các loại trong tổng số 1.969.871
vụ án đã thụ lý, đạt tỷ lệ 96%)[110] nên góp phần quan trọng vào việc bảo đảm an ninh trật tự xã hội, quyền lợi ích của cá nhân, tổ chức và Nhà nước nói chung, sự an toàn của quyền con người nói riêng. Tòa án đã xét xử kịp thời và trừng trị nghiêm khắc những hành vi tội phạm xâm hại nghiêm trọng quyền con người bị xã hội lên án gay gắt, như: Vụ án giết người dã man của bị cáo Lê Văn Luyện ở Bắc Giang, vụ án hành hạ, ngược đãi trẻ em mầm non của bị cáo Quảng Thị Thanh Hoa ở Đồng Nai, vụ án mua, bán người xuyên quốc gia và diễn ra ở nhiều tỉnh của bị cáo Trần Hoàng Anh (SN 1970, trú ở phường Hoàng Văn Thụ, quận Hồng Bàng, Hải Phòng) cùng 28 bị cáo khác.
Theo đánh giá của TAND tối cao hoạt động xét xử của Tòa án trong những năm qua đã chấp hành quy định của pháp luật về thời hạn xét xử; chất lượng xét xử tiếp tục được đảm bảo, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán năm sau thường thấp hơn năm trước[96].
Việc Tòa án xét xử kịp thời, đúng người đúng tội và đúng pháp luật chính là Tòa án đang hiện thực hóa chức năng bảo vệ quyền con người của pháp luật cho người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khiếu kiện và cả người phạm tội, đồng thời góp phần bảo đảm môi trường xã hội an toàn cho sự tồn tại và phát triển của quyền con người.
Bên cạnh những đóng góp tích cực của hoạt động xét xử trong việc bảo vệ quyền con người, hoạt động này vẫn tồn tại nhiều khiếm khuyết, hạn chế khiến cho vai trò của Tòa án trong lĩnh vực này chưa tương xứng với kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và xã hội.
3.3.1. Những hạn chế của hoạt động xét xử trong việc bảo vệ quyền con người
Theo quy định của pháp luật tố tụng tư pháp, Tòa án Việt Nam có quyền xét xử án hình sự, vụ việc dân sự và khiếu kiện hành chính. Thực tiễn hoạt động xét xử trong những năm qua cho thấy mỗi loại án xét xử đều còn những tồn tại hạn chế nhất định.
88
a) Những hạn chế của hoạt động xét xử hình sự trong việc bảo vệ quyền con người của bị cáo và người vô tội
Theo đánh giá của TANDTC, trong thời gian qua, tình trạng xét xử sai, gây oan cho người vô tội vẫn còn tồn tại khiến cho án hình sự đã có hiệu lực pháp luật bị sửa, bị hủy vẫn tồn tại [90],[91],[92],[93],[94],[95]. Điều này dẫn đến hoạt động xét xử không những không trừng trị được hành vi tội phạm xâm hại đến quyền con người mà còn trở thành hành vi xâm hại nghiêm trọng đến quyền con người. Vì một khi Tòa án xét xử sai, gây oan sai cho người vô tội thì những người không phạm tội bị tước đoạt hoặc bị hạn chế những quyền cơ bản của con người, như: quyền tự do đi lại, tự do báo chí, quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền học tập, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng, sức khỏe .v.v. Chính vì vậy, xét xử sai, gây oan sai cho người vô tội là một loại hành vi ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người. Tòa án kết tội sai, kết tội oan sẽ làm cho pháp luật không bảo vệ được quyền con người, niềm tin của xã hội đến công bằng, công lý bị xói mòn. Mặc dù, đã có nhiều cố gắng nhất định, thời gian quan, tình trạng oan sai vẫn chưa chấm dứt, đặc biệt, vẫn còn những vụ án oan gây chấn động dư luận xã hội, điển hình:
Vụ án xét xử gây oan sai của TAND tỉnh Bắc Giang về tội “giết người, hiếp dâm” đối với ông Nguyễn Thanh Chấn khiến nạn nhân phải nhận bản án oan “tù chung thân” và đã phải ở tù oan đến 10 năm trời mới được minh oan; vụ án xét xử gây oan sai của TAND tỉnh Tiền Giang về tội “giết người” đối với ông Trần Văn Chiến (xét xử sơ thẩm ngày 20.3.1980) đã khiến ông Chiến phải ngồi tù oan hơn 16 năm; vụ án xét xử gây oan sai của TAND tỉnh Đồng Nai về tội “giết người cướp của” đối với ông Bùi Minh Hải (xét xử sơ thẩm ngày 23/11/1998) đã khiến ông Hải phải nhận bản án tù chung thân.
Bên cạnh tình trạng oan sai, áp dụng pháp luật không chính xác thì việc vi phạm quyền được bào chữa của bị cáo trong quá trình xét xử vẫn chưa bảo đảm. Theo quy định của Luật Tố tụng hình sự hoạt động xét xử được tiến hành sau khi tòa án nhận được cáo trạng quyết định truy tố bị can (quyết định truy tố bị can trong trường hợp áp dụng thủ tục rút gọn) và hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát chuyển đến. Những chứng cứ đã có trong hồ sơ vụ án chỉ là tài liệu để tòa án xem xét, kiểm ra
89
nhằm đưa ra những phán quyết khách quan phù hợp với quy định của pháp luật. Tất cả những thông tin, tài liệu, đồ vật thu thập được trong giai đoạn điều tra, truy tố đều được đưa ra xem xét công khai tại phiên tòa thông qua việc xét hỏi và tranh luận. Trong khi đó chất lượng của hoạt động tranh luận tại Tòa vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều phiên tòa hoạt động này chưa đảm bảo chất lượng thực chất mà vẫn còn mang tính hình thức, ví dụ như: Trong vụ án xét xử ông Nguyễn Đình Nhâm về tội cố ý gây thương tích của TAND huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Thành phố Hà Nội). Mặc dù trong quá trình xét hỏi và tranh luận, Luật sư bào chữa cho bị cáo đã đưa ra rất nhiều tình tiết mâu thuẫn của trong các chứng cứ mà Viện kiểm sát
dùng để buộc tội như: “Về việc giám định, hôm nay Giám định viên trả lời quyết
định giám định là ngày mùng 2/10/2013 và đưa ra văn bản như vậy, nhưng trong hồ sơ vụ án lại là mùng 3/10/2013; Ngày 3/10/2012 mới có kết quả giám định, nhưng ngày 6/9/2012, Cơ quan điều tra đã gửi văn bản đến các cơ quan Đảng thông báo kết luận kết quả giám định Nguyễn Đình Thịnh bị thương tật 32%, từ đó Quận ủy Hai Bà Trưng ra văn bản đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với Nguyễn Đình Nhâm cũng nói rõ là ngày 6/9/2012. Vậy là chưa có kết quả giám định mà Cơ quan điều tra đã biết tỷ lệ thương tật của Thịnh là 32%; Một bản kê khai để thanh toán thì đầu đề bệnh tật là của người khác sau đó bệnh nhân lại là người khác mà không phải Nguyễn Đình Thịnh;” nhưng cuối cùng Tòa án vẫn nghị án và ra phán quyết trên cơ
sở những chứng cứ còn nhiều mâu thuẫn đó để tuyên án Nguyễn Đình Nhâm phạm tội cố ý gây thương tích với mức án là 6 năm tù. Điều này chứng tỏ Hội đồng xét xử chưa coi trọng hoạt động tranh tụng mà vẫn coi trọng những chứng cứ trong hồ sơ vụ án.
b) Những hạn chế của hoạt động xét xử dân sự trong việc bảo vệ quyền và lợi
ích của người tham gia tố tụng
Một trong những yêu cầu cơ bản nhằm bảo đảm hoạt động xét xử bảo vệ quyền con người của đương sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là hoạt động xét xử được tiến hành kịp thời và đúng thời hạn luật định. Bên cạnh việc trừng phạt hành vi vi phạm pháp luật dân sự xâm hại quyền con người thì xét xử dân sự còn nhằm mục đích khôi phục những quyền lợi của các bên do hành vi xâm hại quyền con người hạn chế, tước bỏ. Trong khi đó, một bộ phận không nhỏ quyền lợi
90
của người bị xâm hại sẽ không khôi phục được hoặc khó khôi phục nếu thời gian khôi phục quá dài hoặc trong một thời gian dài mới khôi phục. Tuy nhiên, thực trạng xét xử cho thấy số lượng án thụ lý chưa xét xử đúng thời hạn luật định còn tương đối lớn. Theo thống kê của ngành Tòa án, từ năm 2005 đến nay thì mỗi năm án tồn đọng khoảng 1.000 vụ việc [90],[91],[92],[93], [94],[95]. Xét xử không kịp thời hoặc quá trình xét xử kéo dài ảnh hưởng nghiêm trong đến việc bảo vệ quyền lợi cho đương sự và người có nghĩa vụ liên quan. Xét xử kéo dài không chỉ không bảo vệ được quyền lợi của người bị xâm hại mà còn gây ra thiệt hại quyền, lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần của đương sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Thực tiễn xét xử dân sự vẫn tồn tại tình trạng vụ án phải xét xử nhiều lần khiến cho thời gian xét xử kéo dài, ví dụ điển hình:
Vụ án giải quyết li hôn giữa bà Trần Thị Hiền và ông Nguyễn Hồng Hào của TAND thành phố Pleiku, tỉnh Gia lai xét xử sơ thẩm ngày 26/11/1988 và kéo đến năm 1996 qua đến 7 phiên xét xử khác nhau.[123];
Vụ án tranh chấp đất đai giữa cụ Triệu Thị Mão với ông Nguyễn Văn Tạo và Nguyễn Văn Chung, trải qua 8 phiên xét xử sở thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm kéo dài từ năm (2002 đến 2008) và đến nay thì vẫn chưa giải quyết xong vì ngày 9/6/2010, TANDTC bất ngờ ra Quyết định kháng nghị bản án số 58/2008/DSPT của TAND TP. Hà Nội, dù lúc đó bản án này đã thi hành xong gần 2 năm.[124]
c) Những hạn chế của hoạt động xét xử hành chính trong việc bảo vệ quyền con người
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Tòa án có quyền ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật hành chính, pháp luật tố tụng và thi hành án xâm hại đến quyền con người và khôi phục lại quyền lợi của cá nhân bị xâm hại bởi các hành vi vi phạm pháp luật. Theo Điều 28 của Luật Tố tụng hành chính thì Tòa án có quyền giải quyết những loại việc sau, gồm: “1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức; 2. Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội,
91
danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân; 3. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống; 4. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.”[71]
So với phạm vi thẩm quyền xét xử hành chính trong Điều 11 và Điều 2 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án hành chính thì phạm vi thẩm quyền xét xử quyết định hành chính, hành vi hành chính trong Luật Tố tụng hành chính đã được mở rộng. Điều này được đánh giá là phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước và yêu cầu của xã hội đối với vai trò của Tòa án trong việc ngăn chặn quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật xâm hại đến quyền của cá nhân, tổ chức. Sự mở rộng quyền được yêu cầu Tòa án giải quyết khiếu kiện hành chính sẽ tạo ra cơ chế hữu hiệu hạn chế tình trạng quá tải của cơ quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại đặc biệt là những đơn thư kiếu nại vượt cấp, kiếu nại kéo dài. Tuy nhiên, sau gần 2 năm kể từ ngày Luật Tố tụng hành chính có hiệu lực pháp luật, hoạt động xét xử hành chính vẫn chưa được người dân tin tưởng khi họ có nhu cầu để nghị Nhà nước xem xét lại tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính. Đa số người dân vẫn đề nghị các cơ quan hành chính giải quyết khiếu nại hành chính. Theo Thống kê của Tòa án tối cao trong năm 2012, Toà án nhân dân các cấp đã thụ lý 6.177 vụ, xét xử được 4.742 vụ (đạt 77%), tăng 2.952 vụ [95] trong khi đó tổng số đơn thư khiếu nại mà các cơ quan nhà nước phải thụ lý giải quyết 58.583 đơn thư khiếu nại [84, tr 06]. So với số đơn thư kiếu nại với số vụ án hành chính thì số lượng đơn thư kiếu nại gấp gần 100 lần. Điều này chứng tỏ Toàn án vẫn chưa khẳng định được vị trí và vai trò của mình trong nhận thức của người dân. Tâm lý này được thể hiện rõ trong tỷ lệ số vụ án hành chính mà Tòa án giải quyết so với số lượng đơn thư kiếu nại mà cơ quan hành chính nhà nước phải giải quyết trong những năm qua. Theo Báo cáo tổng kết ngành tòa án hàng năm của ngành tòa án: Năm 2005, Tòa sơ thẩm các cấp thụ lý 1.361 vụ việc; năm 2006, tổng số vụ án đã thụ lý là 1.232 vụ; năm 2007, tổng số vụ án đã thụ lý là 1.686 vụ; năm 2008, tổng số vụ án đã thụ lý là 1.399 vụ. Trong khi đó số lượng giải quyết đơn thư khiếu nại từ năm 2005 – 2008 là 628.305 đơn thư khiếu nại. Như vậy, từ năm 2005-
92
2008, tổng số án Tòa thụ lý là 5.678 vụ trên 628.305 đơn thư khiếu nại, tương đương 0,9% số lượng đơn thư khiếu nại.[97, tr.110]
Như vậy, trong những năm qua, bên cạnh những thành tựu đạt được trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người thì các hoạt động xét xử (hình sự, dân sự và hình sự) đều tồn tại tình trạng áp dụng sai pháp luật, áp dụng không chính xác pháp luật dẫn đến án bị hủy, bị sửa; một vụ án phải xét xử nhiều lần khiến thời gian xét xử kéo dài; quyền của cá nhân trong quá trình xét xử chưa được bảo đảm thực hiện nghiêm minh[90],[91],[92],[93],[94],[95]. Tình trạng này cho thấy những hạn chế của Tòa án không phải là những sai phạm cá biệt, có tính ngẫu nhiên mà đã trở thành căn bệnh “mãn tính” và đang có xu hướng phát triển. Những sai phạm trên của hoạt