6. Kết cấu của Luận án
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu đề tài của luận án
Thông qua việc khảo cứu các công trình nghiên cứu về bảo vệ quyền con người bằng hoạt động tư pháp (chủ yếu là hoạt động xét xử) ở cả hai cấp độ quốc tế và trong nước như đã đề cập ở trên, tác giả có một số nhận xét, đánh giá các kết quả nghiên cứu như sau:
1.3.1. Những ưu điểm và kết quả nghiên cứu mà Luận án sẽ kế thừa và tiếp tục phát triển
Các công trình nghiên cứu (đặc biệt là ở trong nước) đã đề cập và phân tích cơ sở lý luận của việc bảo đảm quyền con người trong tố tụng tư pháp trước hết là xuất phát từ mối quan hệ giữa quyền con người và bảo đảm quyền con người trong các quan hệ pháp luật phát sinh trong tố tụng tư pháp. Hoạt động xét xử có đặc thù là mang tính tài phán và được bảo đảm bằng quyền lực cưỡng chế của nhà nước, do đó gắn liền với các hoạt động xét xử luôn là sự phát sinh, hạn chế hoặc chấm dứt một số quyền cơ bản của cá nhân. Trong tố tụng Tòa án, các biện pháp bảo đảm pháp lý quyền của các chủ thể tham gia tố tụng bao gồm các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự, tố tụng dân sự và tố tụng hành chính; các quy định về thủ tục, trình tự tố tụng, các giai đoạn của tố tụng hình sự, các hoạt động kiểm sát tuân theo pháp luật và trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng. Đây là điểm xuất phát rất quan trọng, là cơ sở lý luận mang tính tiền đề để tác giả luận án tiếp tục đi sâu phân tích cơ sở lý luận về vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người.
Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam và nước ngoài đã cung cấp cho tác giả bức tranh toàn diện về khái niệm bảo đảm quyền con người, bảo vệ quyền con người và hiệu quả bảo vệ quyền con người bằng hoạt động xét xử. Những tri thức
22
này (chủ yếu là từ các công trình nghiên cứu nước ngoài) là cơ sở để tác giả luận giải, phân tích những ưu điểm của hoạt động bảo vệ quyền con người bằng Tòa án theo góc nhìn của luật học so sánh và khoa học luật hiến pháp.
Một trong những kết quả nghiên cứu có ý nghĩa rất quan trọng đối với tác giả của Luận án là các công trình nghiên cứu nói trên đã khái quát khá đầy đủ thực trạng pháp luật quốc tế và Hiến pháp của nhà nước pháp quyền dân chủ về vị trị, vai trò của Tòa án quốc gia trong việc bảo vệ quyền con người, từ đó giúp tác giả có cơ sở khoa học để nghiên cứu so sánh với thực trạng vị trí, vai trò của Tòa án Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người cũng như việc xây dựng những giải pháp nhằm nâng cao vị trí, vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người.
Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam cũng đã bước đầu tiếp cận và phân tích một số khía cạnh (góc độ) thể hiện vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người. Các phân tích này tiếp tục được tác giả luận án đánh giá, bình luận và từ đó đưa ra nhận định riêng của mình về khái niệm, đặc điểm và nội dung của bảo vệ quyền con người bằng Tòa án cũng như những phương diện cơ bản thể hiện vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người.
Các tác phẩm đã luận giải và phân tích các phương diện cơ bản thể hiện vị trí, vai trò của Tòa án trong mối quan hệ với các cơ quan tư pháp khác cũng như trong mối quan hệ giữa quyền lực tư pháp với quyền lực hành pháp và quyền lực lập pháp. Dù đặt trong mối quan hệ bên ngoài (quan hệ với quyền lập pháp và quyền hành pháp) hay trong mỗi quan hệ bên trong (quan hệ với các cơ quan tư pháp khác), Tòa án vẫn là thiết chế quan trọng nhất trong việc thực hiện quyền tư pháp; là thiết chế giữ vai trò quyết định đến năng lực, hiệu quả của quyền tư pháp nói riêng, quyền lực nhà nước nói chung.
Ngoài ra, các công trình đã đề cập đến những yếu tố tác động tiêu cực đến hiệu quả bảo vệ quyền con người của Tòa án nói riêng, hệ thống cơ quan tư pháp nói chung và cũng đã đề xuất một số định hướng, giải pháp nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả bảo vệ quyền con người của hệ thống cơ quan tư pháp, của Tòa án trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.
Những đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của Tòa án Việt Nam trong các công trình nghiên cứu là những tư liệu khoa học quan trọng để luận án tổng
23
hợp, so sánh và làm rõ những hạn chế của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.
1.3.2. Những vấn đề còn chưa được giải quyết thấu đáo và cần phải được tiếp tục nghiên cứu
Việc khảo cứu các công trình nghiên cứu đã được đề cập ở trên cho thấy vấn đề nghiên cứu về vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay còn có những hạn chế và bất cập cần được nghiên cứu, gồm các vấn đề sau:
- Khái niệm bảo vệ quyền con người chưa được các công trình nghiên cứu ở Việt Nam giải quyết thấu đáo, thuyết phục;
- Sự khác biệt giữa bảo vệ với bảo đảm quyền con người chưa được làm rõ; - Khái niệm “bảo vệ quyền con người bằng Tòa án” đã được sử dụng nhưng chưa được làm rõ nội hàm nên cần được phân tích, chứng minh và làm rõ nội hàm và đặc điểm "bảo vệ quyền con người bằng Tòa án";
- Việc phân tích và chứng minh những ưu điểm của bảo vệ quyền con người thông qua hoạt động xét xử trên cơ sở so sánh với hoạt động của Quốc hội, Chính phủ trong lĩnh vực này vẫn cần được nghiên cứu làm rõ;
- Vị trí và vai trò của Tòa án trong hệ thống các cơ quan tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người;
- Các yếu tố cơ bản bảo đảm vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế chưa được chứng minh làm rõ nên cần được tiếp tục nghiên cứu;
- Hệ thống tiêu chí đánh giá vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người chưa được xây dựng toàn diện;
- Thực trạng bảo vệ quyền con người bằng hoạt động xét xử cần được quan tâm nghiên cứu. Vì vậy, cần nghiên cứu đánh giá thực trạng bảo vệ quyền của Tòa án ở Việt Nam từ năm 1945 đến 2012.
Các nghiên cứu nước ngoài đã phân tích và chứng minh hiệu quả thực tiễn của việc bảo vệ quyền con người bằng hoạt động xét xử của Tòa án. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện hiệu quả bảo vệ quyền con người của Tòa án.
24