Hướng nghiên cứu của Luận án

Một phần của tài liệu Vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 30 - 31)

6. Kết cấu của Luận án

1.5.Hướng nghiên cứu của Luận án

Luận án chứng minh giải thuyết nghiên cứu “Trong Nhà nước pháp quyền XHCN, Tòa án là “khiên đỡ cuối cùng” của quyền con người” trên cơ sở phân tích, luận giải và chứng minh những ưu điểm của hoạt động xét xử trong việc bảo vệ quyền con người trong mối quan hệ với những đặc trưng cơ bản của quyền lực lập pháp và quyền lực hành pháp. Trên cơ sở định hướng nghiên cứu đã được xác định, luận án giải quyết các luận điểm khoa học theo các cách tiếp cận, cụ thể:

- Tiếp cận hệ thống: phân tích và đánh giá các vấn đề về quyền lực nhà nước, quyền tư pháp và vị trí và vai trò của Tòa án trong hệ thống cơ quan tư pháp, trong bộ máy nhà nước được đặt trong một phức hợp những yếu tố có liên quan, tác động qua lại với nhau tạo ra một chỉnh thể thống nhất;

- Tiếp cận liên ngành: Có sự kết hợp tri thức của nhiều ngành khoa học xã hội nhân văn, như khoa học chính trị, khoa học triết, khoa học luật (khoa học luật hình sự, khoa học luật tố tụng hình sự, khoa học luật hành chính, khoa học lý luận nhà nước và pháp luật, khoa học luật hiến pháp, khoa học quyền con người)

- Tiếp cận lịch sử: Quan điểm lịch sử được nhất quán sự dụng trong quá trình nghiên cứu đặc biệt là trong quá trình đánh giá thực trạng bảo vệ quyền con người bằng Tòa án ở Việt Nam

- Tiếp cận luật so sánh được sử dụng (chủ yếu so sánh Hiến pháp) trong việc làm rõ các vai trò cơ bản của hoạt động xét xử trong việc bảo vệ quyền con người trong xã hội pháp quyền dân chủ.

26

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI

Một phần của tài liệu Vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 30 - 31)