Khái niệm, nội dung vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người

Một phần của tài liệu Vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 43 - 56)

6. Kết cấu của Luận án

2.2.Khái niệm, nội dung vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người

người

2.2.1. Khái niệm vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người Bảo vệ quyền con người là hoạt động đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quyền con người phát triển cho nên được xã hội coi trọng. Nhà nước với tư cách là thiết chế đại diện cho quyền lực của cộng đồng xã hội được sử dụng quyền lực công cộng để bảo vệ các giá trị cốt lõi của cộng đồng trong đó có quyền con người cho nên mọi nhà nước (mà trực tiếp là các cơ quan nhà nước) đều đề cao trách nhiệm bảo vệ quyền con người. Chính vì đa số các cơ quan nhà nước đều thực hiện trách nhiệm bảo vệ quyền con người nên vấn đề xác định vai trò của tòa án – một cơ quan của nhà nước- trong việc bảo vệ quyền con người là vấn đề khoa học phức tạp cần được tiếp cận trên nhiều phương diện khác nhau. Để làm rõ các chức năng và tác dụng của hoạt động xét xử trong việc bảo vệ quyền con người trước hết cần hiểu rõ nội hàm của thuật ngữ “vai trò”. Vai trò có nghĩa là “tác dụng, chức năng của ai hoặc cái gì trong sự hoạt động, sự phát triển chung của một tập thể, một tổ chức” [55, tr.1690]. Trong Từ điển tiếng Anh, vai trò: role (n) (1) the position or function of sb/st in a particular situation; (2) Person’s part in a play, film, ect...[115]

Trên cơ sở nội hàm của thuật ngữ vai trò, nội dung và đặc điểm của bảo vệ quyền con người bằng tòa án, vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người chính là những hoạt động của quyền lực nhà nước được thực hiện theo trình tự, thủ tục pháp luật tố tụng tư pháp nhằm chống lại mọi sự hủy hoại, xâm phạm để giữ gìn cho “nhân phẩm, lợi ích, nhu cầu và năng lực” của tất cả mọi người trong xã hội được “nguyên vẹn” và được thực hiện trong đời sống xã hội, đồng thời, góp phần củng cố niềm tin của người dân vào công lý đã được thực thi, tính minh bạch và sự bình đẳng của pháp luật, sức mạnh và uy tín của bộ máy nhà nước, tính nhân đạo và dân chủ của nhà nước pháp quyền.

Nhằm làm rõ chức năng, tác dụng, đặc biệt tác dụng của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người, luận án chú trọng so sánh nội hàm bảo vệ quyền con người bằng hoạt động xét xử và tác dụng của hoạt động xét xử đối với việc bảo vệ quyền con người với nội hàm và tác dụng của hoạt động của chính phủ (hệ thống cơ quan

39

hành pháp), nội hàm và tác dụng của hoạt động của quốc hội (nghị viện) trong lĩnh vực này. Trên cơ sở phương pháp tiếp cận đã được xác định, nội dung của vai trò bảo vệ quyền con người được thể hiện qua các hoạt động như sau:

2.2.2. Nội dung vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người 2.2.2.1. Vai trò của Tòa án trong việc kiểm soát hành vi xâm hại quyền con người được thực hiện bởi cơ quan nhà nước

Nhà nước là chủ thể đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người nhưng đồng thời cũng là chủ thể chứa đựng những nguy cơ xâm hại quyền con người. Lịch sử phát triển xã hội đã chỉ ra rằng: Nếu quyền lực nhà nước không được kiểm soát bằng những cơ chế hữu hiệu thì nhà nước, cơ quan nhà nước lạm dụng quyền lực nhà nước xâm hại quyền con người là điều hiển nhiên [4, tr.449] cho nên kiểm soát quyền lực nhà nước là một trong những hoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quyền con người. Sự phức tạp của quyền lực nhà nước và sự đa dạng của nguyên nhân tạo ra tình trạng hũ hóa quyền lực nhà nước đòi hỏi xã hội phải xây dựng nhiều cơ chế pháp lý, cơ chế xã hội khác nhau để kiểm soát quyền lực nhà nước. Trong các cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước thì cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước bằng tòa án có nhiều ưu điểm khắc phục được những hạn chế của các cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước khác đặc biệt là cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước bằng quyền lập pháp và quyền hành pháp. [11, tr.263]

Nhằm ngăn ngừa nguy cơ lạm quyền, lộng quyền của các cơ quan nhà nước, quyền lập pháp được trao quyền giám sát hoạt động của chính phủ và các cơ quan nhà nước khác (Tòa án, Viện kiểm sát,..). Thực tiễn xã hội cho thấy hành vi lạm quyền, lộng quyền và chuyên quyền độc đoán của hành pháp là một trong những loại hành vi gây hại nghiêm trọng nhất cho quyền con người của cá nhân, công dân. Chính vì thế mà hoạt động kiểm soát quyền lực hành pháp là một trong những hoạt động có ý nghĩa quan trọng bảo đảm cho quyền con người của cá nhân, công dân khỏi bị chính quyền lực này xâm hại.

Mặc dù được trao quyền rộng rãi trong việc kiểm soát quyền lực của quyền hành pháp (kiểm soát bằng việc ban hành luật và kiểm soát bằng giám sát thực hiện pháp luật), quyền lập pháp vẫn khó kiểm soát toàn diện nguy cơ lạm quyền, chuyên quyền của quyền lực hành pháp đặc biệt là Chính phủ vì cơ chế kiểm soát này không triệt để và thiếu minh bạch. Do yêu cầu của hoạt động quyền lực nhà nước

40

nên mối quan hệ chính trị giữa nghị viện với chính phủ (cơ quan nắm giữ quyền hành pháp) là không thể tách rời. Tùy từng hình thức chính thể khác nhau mà mức độ phụ thuộc lẫn nhau của hai nhánh quyền lực này khác nhau nhưng nhìn chung là không thể độc lập cao với nhau. Tính chất gắn kết trong hoạt động thực thi quyền lực nhà nước giữa quyền lập pháp với quyền hành pháp khiến cho hiệu quả kiểm soát quyền lực của lập pháp đối với quyền hành pháp bị hạn chế. Một khi hành pháp không bị kiểm soát quyền lực nghiêm minh thì nguy cơ hành pháp thực hiện hành vi xâm hại quyền con người sẽ tăng lên. Lúc đó sự an toàn của quyền con người sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.

Bên cạnh tính gắn kết mạnh mẽ với quyền hành pháp, quyền lập pháp còn chứa đựng những nguy cơ lạm quyền xâm hại đến quyền con người đặc biệt là quyền con người của tiểu số. Quyền lập pháp được hình thành trên cơ sở sự ủng hộ của số đông trong xã hội nên đại diện cho ý chí, lợi ích của đa số trong xã hội. Điều này dẫn đến quyền lập pháp vì áp lực của đa số trong xã hội ban hành luật không bảo đảm được quyền con người của những nhóm thiểu số trong xã hội.

Lịch sử phát triển của xã hội cho thấy quyền lợi của thiểu số đặc biệt quyền lợi của cá nhân có thể bị hạn chế hoặc bị tước bỏ nếu như quyền lợi đó mâu thuẫn với ý chí và quan niệm của đa số hoặc của kẻ mạnh. Philippa Strum lập luận: Nếu đa số tin tưởng một cách cuồng nhiệt vào một ý tưởng nào đó thì nó sẽ không đón nhận các phát biểu ý tưởng trái ngược và lại có khuynh hướng ém nhẹm những ý tưởng đó. Nói cho cùng thì sự an sinh của một tập thể cộng đồng bao giờ cũng bị chi phối bởi niềm tin của những người trong cộng đồng. Nếu đa số người trong một nước đều tin tưởng mãnh liệt vào một tôn giáo thì sự hiện hưởng của các tôn giáo khác có vẻ như mang tính thách thức lại tôn giáo đó và sẽ không được mọi người yêu thích, chẳng khác gì các tư tưởng không được hâm mộ khác[56, tr.316].

Như ta đã thấy, pháp quyền là chế độ xã hội dân chủ được hình thành trên nền tảng quyền tự do dân chủ và quyền con người của cá nhân. Pháp luật phải được công bố công khai cho tất cả mọi người, được áp dụng bình đẳng và thực thi hiệu quả. Do vậy, rõ ràng việc chấp hành quyền lực nhà nước phải dựa trên các đạo luật được ban hành theo Hiến pháp và nhằm mục đích bảo vệ tự do, công lý và tính chắc chắn của pháp luật[108, tr.176]. Pháp luật đặc biệt Hiến pháp đã ấn định giới hạn phạm vi hoạt động của quyền lực nhà nước cũng như định khung phạm vi tự do cá

41

nhân mà xã hội mong muốn kiểm soát cá nhân. Hiến pháp quy định các quyền thực ra là xác định ranh giới các lĩnh vực trong cuộc sống mà chỉ có cá nhân có quyền quyết định thế nào mà họ cho là tốt nhất như: đồng ý hay không đồng ý với ý tưởng của đa số, tự do thể hiện những gì mà họ nhận thức và cho rằng điều đó đúng đắn, v.v… Điều nảy tạo ra hoàn cảnh quyền quyết định của cá nhân có thể mâu thuẫn với ý muốn của đa số. Nếu thế thì liệu có thể hy vọng là đa số sẽ cố nén cái mà đa số không đồng tình để tôn trọng quyền của cá nhân không? Thực tiễn cho thấy giao việc bảo vệ quyền cho đa số hoặc chính quyền do đa số bầu lên là một điều ngây thơ[56, tr.316]. Do đó, cần lập ra một thiết chế có quyền lực đủ mạnh và hạn chế tối đa sự tác động của thiết chế quyền lực do đa số dựng lên để nó không e ngại gì trong việc kiên quyết khẳng định quyền con người dù đa số có kịch liệt phản đối. Thực tiễn lịch sử đã chỉ ra khó có thiết chế nào ngoài tòa án độc lập có khả năng thực thi sứ mệnh trên hữu hiệu hơn. Chế độ pháp quyền Hoa Kỳ là đại diện tiêu biểu cho lập luận trên. Theo Hiến pháp Hoa Kỳ, các tòa án liên bang đóng vai trò bảo vệ quyền con người – mà ở Mỹ thường gọi là quyền tư do của công dân hay quyền công dân – với thái độ nghiêm túc. Khi thực hiện hành động đó các tòa án không chỉ bảo vệ quyền của cá nhân theo những chuẩn mực được đa số thừa nhân (nâng thành luật) mà còn mở rộng các quyền đó ngoài sự trù liệu của các nhà soạn thảo luật.

Vào năm 1954, khi Tòa án tối cao do Chánh thẩm Earl Warren chủ trì nhất trí phán quyết rằng phân chia chủng tộc trong nhà trường là vi phạm quyền được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật do Hiến pháp bảo đảm, tức là Tòa đã mặc nhiên công nhân và khích lệ phong trào quyền công dân lúc đó đang phát sinh. Về sau, Tòa cũng không nhân ra rằng không thể nào giải thích là Hiến pháp cấm kỳ thị chủng tộc trong lĩnh vực tư, nhưng phán quyết của Tòa đã khuyến khích Quốc hội thông qua luật quy định như vậy. Và khi các đạo luật đó bị đưa ra khiếu nại trước tòa thì Tòa án tối cao đã ủng họ các đạo luật đó[56, tr.317].

Những hạn chế của quyền lập pháp trong lịch sử cho thấy chỉ có tòa án với đặc tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật mới có khả năng bảo vệ hữu hiệu quyền con người đặc biệt là những quyền cơ bản của con người trước nguy cơ bị các thiết chế quyền lực nhà nước khác đe dọa tước đoạt đặc biệt là Chính phủ và Quốc hội.

42

2.2.2.2. Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền tự do dân chủ và an toàn cá nhân

Trên phương diện pháp luật quyền con người, quyền tự do và an toàn cá nhân là một trong những quyền cơ bản của con người. Nhằm bảo đảm các cá nhân được hưởng tự do, luật nhân quyền quốc tế yêu cầu các cơ quan nhà nước, các tổ chức và mọi người phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do và an toàn cá nhân. Mọi hành vi tước quyền tự do của cá nhân đều bị nghiêm cấm trừ trường hợp có lý do luật định. Khoản 1, Điều 9 Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị 1966 quy định

"Mọi người đều có quyền hưởng tự do và an toàn cá nhân. Không ai bị bắt hoặc bị

giam giữ vô cớ. Không ai bị tước quyền tự do trừ trường hợp việc tước quyền đó là có lý do và theo đúng những thủ tục mà pháp luật đã quy định"[35]. Cùng với việc

pháp luật phải nghiêm cấm những hành vi đe dọa, xâm hại đến quyền hưởng tự do và an toàn cá nhân, luật nhân quyền quốc tế còn yêu cầu các quốc gia phải xây dựng cơ chế pháp lý hữu hiệu để ngăn ngừa những người có thẩm quyền lợi dụng "lý do luật định" để "bắt" hoặc "giam giữ" người trái pháp luật, xâm hại quyền tự do và an toàn của cá nhân.

Trong các cơ chế pháp lý bảo vệ quyền tự do của cá nhân thì cơ chế pháp lý do quyền hành pháp thực hiện đóng vai trò quan trọng. Quyền hành pháp được sinh ra để trực tiếp phục vụ những nhu cầu thiết yếu của xã hội mà tự bản thân các cá nhân không thể thực hiện được trong đó có nhu cầu bảo vệ quyền tự do và an toàn cá nhân. Nhằm bảo đảm sự an toàn cho công dân, cá nhân, nhà nước phải thực hiện công việc quản lý xã hội, đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực của xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự xã hội và đồng thời phải khai thác, bảo tồn và phát triển các nguồn lực vật chất, tinh thân của xã hội nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho xã hội phát triển.

Tuy nhiên, do mục đích của hoạt động hành pháp là bảo vệ lợi ích của xã hội, lợi ích của cá nhân, tổ chức nên hoạt động hành pháp luôn gắn chặt với những lợi ích vật chất và tinh thần của xã hội cũng như của người dân khiến cho hoạt động hành pháp dễ bị những người trực tiếp thực hiện lợi dụng nhằm phục vụ lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. Điều này khiến cho quyền hành pháp dễ bị lạm dụng để xâm hại quyền con người của cá nhân, công dân. Một chủ thể mà nguy cơ xâm hại quyền

43

cao thì không thể trao cho nắm giữ vai trò tối cao trong việc bảo vệ quyền tự do an toàn cá nhân. Chính vì thế, nhằm phát huy tối đa năng lực bảo vệ quyền con người của hành pháp đồng thời bảo đảm hạn chế tối đa nguy cơ xâm hại quyền con người của hành pháp, cơ chế tư pháp độc lập được trao quyền tối cao trong việc bảo vệ quyền tự do an toàn cá nhân đặc biệt là trong trường hợp nguy cơ quyền hành pháp xâm hại.

Điều này được thể hiện rõ trong Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính

trị năm 1966 thì “Bất cứ người nào do bị bắt hoặc giam giữ mà bị tước tự do đều có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quyền yêu cầu được xét xử trước tòa án, nhằm mục đích để tòa án đó có thể quyết định không chậm trễ về tính hợp pháp của việc giam giữ và ra lệnh trả tự do cho họ, nếu việc giam giữ là bất hợp pháp”[35]. Nội dung của quy định này cho thấy

những người bị tước tự do do bị “bắt” và “giam giữ” có quyền được yêu cầu tòa án kiểm tra và xác định tính hợp pháp của việc bắt và giam giữ nhằm bảo đảm việc họ bị “bắt” và “giam giữ” đúng quy định của pháp luật cũng như hạn chế tình trạng họ bị hạn chế quyền tự do một cách bất hợp pháp. Như vậy, theo luật nhân quyền quốc tế thì tòa án là thiết chế được trao quyền kiểm tra, thẩm định và ra phán quyết về tính hợp pháp của hành vi bắt và giam giữ khi người bị bắt và giam giữ yêu cầu nhằm hạn chế, ngăn chặn những hành vì lợi dụng quyền "bắt", "giam giữ" xâm hại nghiêm trọng quyền tự do và an toàn cá nhân và quyết định bãi bỏ ngay tức khắc việc giam giữ và trả tự do cho người bị bắt và giam giữ trong trường hợp phát hiện những dấu hiệu bất hợp pháp của việc bắt và giam giữ. Bắt và giam giữ là những hành vi xâm hại nghiêm trọng đến quyền tự do của cá nhân cho nên khi bình luận về quyền tự do và an ninh cá nhân, Ủy ban công ước quốc tế về quyền dân sự và

chính trị cho rằng: “Khoản 1 Điều 9 được áp dụng cho tất cả những người bị tước

Một phần của tài liệu Vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 43 - 56)