Pháp luật chưa ghi nhận đầy đủ vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người

Một phần của tài liệu Vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 83 - 91)

6. Kết cấu của Luận án

3.2.Pháp luật chưa ghi nhận đầy đủ vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người

quyền con người

- Pháp luật chưa ghi nhận quyền xét xử hành vi vi hiến của cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp xâm hại quyền con người cho Tòa án

Theo những phân tích ở mục 2.2.1 thì Hiến pháp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người. Hiến pháp ghi nhận và bảo vệ những quyền con người cơ bản được xã hội đặc biệt coi trọng cho nên việc bảo vệ Hiến pháp nói chung, bảo vệ những quyền hiến định nói riêng có ý nghĩa quan trọng đối với quyền con người. Chính vì thế, bảo vệ hiến pháp trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà nước dân chủ. Mỗi quốc gia, tùy thuộc vào truyền thống văn hóa chính trị, điều kiện kinh tế - xã hội và hoàn cảnh lịch sử xây dựng các cơ chế bảo vệ Hiến pháp khác nhau nhằm bảo đảm ngăn chặn kịp thời hành vi vi hiến của cá nhân, tổ chức và đặc biệt là hành vi vi phạm Hiến pháp của quyền lực lập pháp và quyền lực hành pháp. Ở Việt Nam, vấn đề bảo vệ Hiến pháp được khoa học pháp lý và xã hội đặc biệt quan tâm. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, việc bảo vệ Hiến pháp được thực hiện theo các cơ chế sau:

Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân [61]. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân là người có quyền sở hữu quyền lực nhà nước. Nhà nước, cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước là những người được nhân dân tin tưởng trao nắm giữ quyền lực nhà nước nhằm phục vụ nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích của người dân. Nhân dân có quyền giám sát, kiểm tra hoạt động thực thi quyền lực nhà nước. Nhân dân có quyền lựa chọn những người mà nhân dân tin tưởng nắm giữ quyền lực nhà nước (thông qua quyền bầu cử). Nhân dân có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động thực thi quyền lực nhà nước một cách gián tiếp (thông qua các cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, gồm: Quốc hội, Hội đồng nhân dân) hoặc trực tiếp bằng các quyền hiến định, như quyền khiếu nại, quyền tố cáo, quyền biểu tình, quyền trưng cầu ý dân…

Bên cạnh các cơ chế ngăn chặn hành vi lạm quyền, lộng quyền của Nhà nước do nhân dân trực tiếp thực hiện, các cơ chế ngăn chặn lạm quyền, lộng quyền bên

79

trong nội bộ quyền lực nhà nước cũng đã hiến định thành nguyên tắc cơ bản trong việc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước. Theo Hiến pháp Việt Nam, Quốc hội có quyền và trách nhiệm hạn chế quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà nước khác thông qua hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, “Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao”[61]. Theo luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì Quốc hội có quyền tự huỷ bỏ luật của mình nếu luật đó vi phạm Hiến pháp. Quốc hội có quyền huỷ bỏ những văn bản của Chính phủ nếu các văn bản đó vi phạm Hiến pháp. Thủ tướng Chính phủ có quyền huỷ bỏ những văn bản của Bộ trưởng trái với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ. Như vậy, ở nước ta, việc giám sát, kiểm tra quyền lập pháp và hành pháp chính trị (Chính phủ) bằng một định chế chính trị (Quốc hội)

Đối với cơ quan nhà nước ở địa phương, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương có chức năng giám sát hoạt động tuân thủ pháp luật của UBND cấp mình và các cơ quan tư pháp địa phương. Ngoài ra, để bảo đảm bộ máy hành chính nhà nước tuân thủ pháp luật một cách nghiêm minh, pháp luật Việt Nam đã giao cho Thanh tra Nhà nước trực tiếp kiểm tra mức độ tuân thủ pháp luật của cán bộ, công chức và cơ quan hành chính trong quá trình thực hiện công vụ.

Tòa án Việt Nam kiểm soát quyền lực nhà nước bằng hoạt động xét xử. Thông qua hoạt động xét xử, vai trò kiểm soát quyền lực của Tòa án được thể hiện ở các phương diện sau:

Thứ nhất, Tòa án trừng phạt hành vi lạm dụng quyền lực nhà nước của cán bộ,

công chức bằng hoạt động xét xử áp dụng hình phạt nhằm trừng phạt, răn đe, phòng ngừa những hành vi phạm tội được quy định tại chương XXI của Bộ luật Hình sự. Đó là “những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ. Người có chức vụ nói trên đây là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có

80

quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ”[63]; và các hành vi “xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án trong việc bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.”[63]

Thứ hai, Tòa án trừng phạt hành vi cán bộ, công chức khi thực hiện hành vi

công vụ vượt quá giới hạn pháp luật quy định gây thiệt hại quyền, lợi ích của cá nhân, công dân chưa đển mức cấu thành tội phạm được quy định trong Điều 619 và Điều 620 Bộ luật Dân sự 2005; Điều 56 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;

Thứ ba, Tòa án (trực tiếp là tòa hành chính) kiểm soát tính hợp pháp của quyết

định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan, cán bộ và công chức trong quá trình thực thi công vụ. Sự ra đời của tòa hành chính thể hiện sự nhận thức của Đảng và Nhà nước ta về vai trò của tòa án ngày càng xích lại gần hơn với các giá trị văn minh, dân chủ của nhân loại. Theo Luật Tố tụng hành chính, Toà án có thẩm quyền giải quyết các loại quyết định hành chính, hành vi hành chính ngoại trừ những hành vi hành chính quyết định hày chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao.[71]

Pháp luật nội dung giới hạn hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức và cơ quan nhà nước trong các loại vi phạm pháp luật hình sự (loại trừ chủ thể cơ quan nhà nước), vi phạm pháp luật dân sự (nghĩa rộng) và vi phạm pháp luật hành chính, động thời xác định rõ thẩm quyền được xét xử các loại hành vi tương ứng cho từng lĩnh vực tố tụng hình sự, tố tụng dân sự và tố tụng hành chình đã cho thấy Tòa án Việt Nam không có thẩm quyền trừng phạt hành vi lạm quyền, lộng quyền được thực hiện bởi cơ quan lập pháp và Chính phủ. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng các văn bản pháp luật vi hiến, trái pháp luật thường xuyên xuất hiện trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Theo thông kê của Bộ Tư pháp, năm 2011, các cơ quan tư pháp (thuộc Chính phủ) đã phát hiện gần 4.000 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, Tỉ lệ phát hiện các văn bản có dấu hiệu trái pháp luật những năm gần đây không giảm: năm 2007: 21%, 2008 24,9%, 2009 33,54%, 2010

81

19,24%, 2011 là 29,31%.[114] Bên cạnh đó tình trạng “Tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, diễn ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, gây bức xúc, bất bình trong xã hội, là một thách thức với đất nước.”[7].

- Tòa án chưa có thẩm quyền rộng rãi trong việc bảo vệ quyền tự do và an toàn cá nhân

Hành vi tội phạm là hành vi nguy hiểm cao cho xã hội vì thế nhằm đấu tranh ngăn ngừa loại hành vi vi phạm pháp luật này Bộ luật hình sự đã quy định những hình phạt nghiêm khắc đối với những người phạm tội. Tính nghiêm khắc của hình phạt là yếu tố cơ bản bảo đảm nhiệm vụ ngăn chặn, phòng ngừa tội phạm của Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, yếu tố bất lợi của hình phạt là dễ dẫn đến nguy cơ bị lợi dụng để tước bỏ những quyền, lợi ích quan trọng của cá nhân. Chính vì thế, nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ án hình sự kịp thời đối với mọi hành vi phạm tội, hạn chế được các vi phạm quyền tự do dân chủ của công dân, bảo đảm quyền và lợi ích của những người tham gia tố tụng, pháp luật tố tụng hình sự buộc các chủ thể tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự phải tuân theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ nhất định. Đồng thời, trong quá trình thực hiện hoạt động tố tụng các cơ quan tiến hành tố tụng phải chịu sự kiểm tra, giám sát trực tiếp của các cơ quan tố tụng khác. Theo quy định của BLTTHS, hoạt động khởi tố, điều tra, xét xử và thi hành án phải chịu sự kiểm tra, giám sát trực tiếp của Viện kiểm sát nhân dân. Mặc dù BLTTHS không trao quyền kiểm tra, giám sát tính hợp pháp hành vi tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng khác, hoạt động xét xử hàm chứa nội dung kiểm tra, giám sát hành vi vi phạm pháp luật của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân. Hoạt động xét xử được tiến hành sau khi tòa án nhận được cáo trạng quyết định truy tố bị can (quyết định truy tố bị can trong trường hợp áp dụng thủ tục rút gọn) và hồ sơ vụ án do viện kiểm sát chuyển đến. Những chứng cứ đã có trong hồ sơ vụ án chỉ là tài liệu để tòa án xem xét, kiểm ra nhằm đưa ra những phán quyết khách quan phù hợp với quy định của pháp luật. Tất cả những thông tin, tài liệu, đồ vật thu thập được trong giai đoạn điều tra, truy tố đều được đưa ra xem xét công khai tại phiên tòa thông qua việc xét hỏi và tranh luận. Hoạt động xét xử là quá trình áp dụng pháp luật phức

82

tạp được pháp luật tố tụng phân thành nhiều giai đoạn khác nhau. Tùy thuộc vào nội dung hoạt động của từng giai đoạn, Tòa án (trực tiếp là Thẩm phán được phân công thụ lý giải quyết) sẽ kiểm tra, đánh và thẩm định tính hợp pháp các hành vi tố tụng của Cơ quan điều tra, điều tra viên (trực tiếp giải quyết), Viện kiểm sát và kiểm sát viên (trực tiếp giải quyết vụ án). Thẩm phán trực tiếp thụ lý giải quyết vụ án nghiên cứu hồ sơ vụ án, xem xét và đánh giá tính hợp pháp hoạt động điều tra có liên quan đến vụ án; quyết định truy tố của Viện kiểm sát có phù hợp với quy định của Bộ luật hình sự về hành vi mà bị cáo bị truy tố không? Đồng thời đó, xem xét và đánh giá những biện pháp ngăn chặn đang được áp dụng có phù hợp hay không? Trên cơ sở kết quả nghiên cứu toàn bộ các chứng cứ, tính hợp pháp của chứng cứ, của hoạt động điều tra, Thẩm phán có quyền ra quyết định đình chỉ vụ án nếu có một trong các căn cứ sau: Bị can chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; Hành vi phạm tội của bị can đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; Tội phạm đã được đại xá; Bị can đã chết; Người bị hại rút yêu cầu khởi tố trước ngày mở phiên tòa; Viện kiểm sát rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa.[64]

Quyền quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn là một trong những quy định pháp lý có ý nghĩa quan trọng đối với việc kiểm soát nguy cơ lạm quyền, nguy cơ xâm hại nghiêm trọng quyền công dân, quyền con người của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong hoạt động tư pháp. Việc quy định trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, tòa án có quyền thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn theo quy định tại Điều 177 BLTTHS năm 2003, pháp luật đã tạo ra công cụ pháp lý để tòa án có thể ngăn chặn kịp thời tình trạng lạm dụng quyền lực của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn không phù hợp với mục đích và căn cứ pháp lý khiến cho quyền của bị can bị vi phạm.

Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, Tòa án (trực tiếp là Hội đồng xét xử) thông qua tranh tụng và xét hỏi sẽ kiểm tra, thẩm định một cách khách quan và toàn diện tính hợp pháp quyết định khởi tố bị can, hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ của Cơ quan điều tra. Công khai và dân chủ trong quá trình tranh tụng và xét hỏi là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt đối với việc khẳng định tính hợp pháp của các hoạt động điều tra, hoạt động truy tố. Thông qua việc đối chất ý kiến, lập luận

83

của các bên trong quá trình tranh tụng và xét hỏi, sự thật khách quan của vụ án, của hành vi phạm tội sẽ được bộc lộ toàn diện, đồng thời dễ dàng phát hiện ra những hành vi bất hợp pháp của các chủ thể tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố.

Như vậy, trong tiến trình tố tụng hình sự, hoạt động xét xử là hoạt động cuối cùng có khả năng kiểm tra, thẩm định tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân. Đồng thời đó, hoạt động xét xử thể hiện được mức độ toàn diện, dân chủ và công khai trong quá trình đánh giá, thẩm định hành vi, quyết định của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình tố tụng nên hoạt động xét xử thể hiện được tính hiệu quả cao đối với việc kiểm soát hành vi lạm dụng quyền lực, áp dụng pháp luật tùy tiện của các cơ quan khác trong quá trình tiến hành tố tụng.

Mặc dù bộc lộ được tính hiệu quả cao trong việc kiểm soát hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng khác, pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam chưa trao quyền trực tiếp kiểm tra, thẩm định hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra.

Hoạt động điều tra là hoạt động tố tụng hình sự trước tiên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các hoạt động tố tụng khác. Bằng quyết định khởi tố bị can, khởi tố vụ án, Cơ quan điều tra đã hạn chế một số quyền cơ bản của cá nhân. Đồng thời đó, theo quy định của BLTTHS, Cơ quan điều tra có nhiệm vụ tiến hành điều tra tất cả các tội phạm, áp dụng mọi biện pháp điều tra hợp pháp do BLTTHS quy định (ví dụ: hỏi cung bị can, thực nghiệm điều tra….) để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ, đề nghị truy tố, tìm ra nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa; Áp dụng các biện pháp ngăn chặn khi có đủ các căn cứ luật định; Ra những quyết định cần thiết để giải quyết vụ án (ví dụ: quyết định đình chỉ, quyết định tạm đình chỉ điều tra khi có căn cứ luật định). Những kết quả của hoạt động điều tra có ý nghĩa quyết định đến tính đúng đắn, khách quan của các hoạt động truy tố và xét xử. Những sai sót, nhầm lẫn hoặc cố tính gian dối, vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đến hoạt động truy tố và hoạt động xét xử. Ngoài ra, nhằm bảo đảm hoạt động điều tra có hiệu quả, đấu tranh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

84

và ngăn ngừa kịp thời với những thủ đoạn tinh vi của tội phạm, pháp luật trao cho Cơ quan điều tra có quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn khi có đủ các căn cứ luật định, như: Bắt người; tạm giữ, tạm giam người, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đam; cấm đi khỏi nơi cư trú. Những biện pháp ngăn chặn này bên

Một phần của tài liệu Vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 83 - 91)