Chương 2 QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2016 – 2020
4.3. Một số kiến nghị
4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ
Hoạt động xuất nhập khẩu nắm giữ một vai trị quan trọng trong cơng cuộc phát triển kinh tế xã hội của mọi đất nước nói chung cũng như của Việt Nam nói riêng. Hoạt động xuất nhập khẩu có một mối liên hệ mật thiết tới hầu như tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội. Vì vậy để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu nói chung, hoạt động nhập khẩu nói riêng có hiệu quả khơng chỉ là mối quan tâm của riêng lẻ từng doanh nghiệp, từng ngân hàng thương mại mà cần phải là mối quan tâm của cấp Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước. Vì vậy để
95
hoạt động tài trợ nhập khẩu nói riêng có chất lượng cao, đạt được hiệu quả cao, doanh nghiệp và ngân hàng cần Chính phủ hỗ trợ những vấn đề như sau
- Một là: Hoàn thiện mơi trường pháp lý. Cần hồn thiện hệ thống quản
lý nhà nước về lĩnh vực xuất nhập khẩu từ mức luật cho tới các thông tư nghị định. Ban hành kịp thời các quy định, quyết định, hướng dẫn cụ thể, rõ ràng cho hoạt động tài trợ nhập khẩu của ngân hàng trong từng thời kỳ cụ thể. Cập nhập, cung cấp kịp thời các thông tin về thuế, về các điều kiện hạn chế xuất nhập khẩu; những quy định, quy chế mới của Việt Nam trong các hiệp định thương mại quốc tế mà Việt Nam tham gia và đã có hiệu lực thi hành nhằm đảm bảo môi trường pháp lý để các doanh nghiệp nhập khẩu có các phương án sản xuất kinh doanh phù hợp và yên tâm hoạt động, đồng thời tạo mơi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp mà không phân biệt thành phần kinh tế. Cần đơn giản và rút gọn các thủ tục, quy trình liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu. Mở rộng các hình thức cung cấp thơng tin về thị trường xuất nhập khẩu, về các đối tác nước nước ngồi….để doanh nghiệp có đầy đủ thơng tin trong các quyết định kinh doanh, để không bỏ lỡ thời cơ kinh doanh và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.
- Hai là: Nhanh chóng ban hành chiến lược xuất nhập khẩu quốc gia,
trong đó có chiến lược thương mại cụ thể để doanh nghiệp và ngân hàng có thể xây dựng chiến lược kinh doanh của mình.
- Ba là: Có các chính sách tài chính hỗ trợ phù hợp trong lĩnh vực xuất
nhập khẩu. Chính phủ nên xây dựng chính sách hỗ trợ tài chính cụ thể như: Có chính sách tín dụng ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất mặt hàng phục vụ xuất khẩu để ngân hàng làm căn cứ chính sách xây dựng chính sách tài trợ của mình. Giảm thuế nhập khẩu nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận để tái đầu tư phục vụ sản xuất kinh doanh. Xác định những ngành hàng có thế mạnh để hỗ trợ thêm đồng thời chuyển đổi cơ cấu hàng nhập khẩu theo hướng
96
tăng tỷ trọng sản phẩm hàng hóa làm ngun liệu sản xuất. Có chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng hợp lý để vừa điều tiết nền kinh tế, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nhập khẩu, vừa tạo điều kiện cho các ngân hàng xử lý linh hoạt lãi suất tài trợ nhập khẩu.