Khái niệm hiệu quả hoạt động tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động tài trợ nhập khẩu cho các doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á SeABank (Trang 31 - 36)

5. Kết cấu của luận văn

1.3. Hiệu quả hoạt động tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp tại ngân hàng

1.3.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp

Trong cơ chế thị trường hiện nay ở nước ta, mục tiêu lâu dài bao trùm của các ngân hàng là kinh doanh có hiệu quả và tối đa hố lợi nhuận. Mơi trường kinh doanh luôn biến đổi địi hỏi mỗi ngân hàng phải có chiến lược

22

kinh doanh thích hợp. Cơng việc kinh doanh là một nghệ thuật địi hỏi sự tính tốn nhanh nhạy, biết nhìn nhận vấn đề ở tầm chiến lược. Hiệu quả hoạt động tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp luôn gắn liền với hoạt động kinh doanh, có thể xem xét nó trên nhiều góc độ.

Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả hoạt động tài trợ nhập khẩu

Hiệu quả của một hoạt động là biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu được và toàn bộ chi phí hoặc nguồn lực bỏ ra để có kết quả đó. Độ chênh lệch giữa hai đại lượng này càng lớn thì hiệu quả càng cao.

Hiệu quả hoạt động tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) của ngân hàng để đạt được mục tiêu xác định. Hiệu quả hoạt động tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp phản ánh được chất lượng của hoạt động tài trợ nhập khẩu.

Hiệu quả của của hoạt động tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp phản ảnh hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong lĩnh vực tín dụng nhập khẩu, phản ảnh vị thế của ngân hàng trong tiến trình hoạt động, cạnh tranh để tồn tại và phát triển bền vững. Hiệu quả của hoạt động tài trợ nhập khẩu càng cao, doanh thu cũng như lợi nhuận của ngân hàng càng lớn, càng thể hiện vai trò, vị thế của ngân hàng trong khả năng đáp ứng được nhu cầu của thị trường về sản phẩm tín dụng tài trợ nhập khẩu.

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp

a. Dư nợ tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp

Dư nợ cho vay là một chỉ tiêu quan trọng phản ảnh mặt lượng của hoạt động tín dụng tài trợ nhập khẩu. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ được tính như sau:

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ = (Dư nợ năm nay - Dư nợ năm trước) / Dư nợ năm trước) x 100%

23

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp giúp so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm doanh nghiệp và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng trong hoạt động tài trợ nhập khẩu của ngân hàng.

Nếu chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả. Ngược lại khi chỉ tiêu này thấp thì ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm doanh nghiệp, mở rộng thị trường và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.

b. Doanh số tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp

Doanh số tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp của ngân hàng thương mại là tổng giá trị mà ngân hàng tài trợ cho các hoạt động tín dụng nhập khẩu của các doanh nghiệp trong năm. Doanh số tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp càng lớn thì chứng tỏ quy mô của hoạt động tài trợ này càng lớn.

c. Doanh số thu hồi vốn tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp

Với bất kỳ hoạt động tín dụng trong lĩnh vực nào thì chất lượng hoạt động tín dụng cần phải được quan tâm hàng đầu. Hoạt động tín dụng chỉ thực sự mang lại hiệu quả cho ngân hàng khi nó sử dụng được tối đa nguồn vốn huy động và nguồn vốn cho vay được thu hồi lại đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.

Chất lượng hoạt động tài trợ nhập khẩu thể hiện ở công tác thu hồi nợ. Doanh số thu hồi vốn tài trợ nhập khẩu lớn chứng tỏ hoạt động tài trợ này có hiệu quả cao và được quản lý chặt chẽ.

d. Vòng quay vốn tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp

Vòng quay vốn hoạt động tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp = Doanh số thu hồi vốn hoạt động tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp / Dư nợ bình qn.

Trong đó dư nợ bình quân trong kỳ = (dư nợ đầu kỳ + dư nợ cuối kỳ) / 2 Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng

24

lớn thì được coi là càng tốt và việc đầu tư càng được an tồn, hiệu quả.

Vịng quay vốn tài trợ nhập khẩu cho chúng ta biết được một đồng vốn của ngân hàng được sử dụng tài trợ nhập khẩu bao nhiều lần trong năm. Chỉ tiêu này càng lớn thì thể hiện nguồn vốn được luân chuyển nhanh và tham gia nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh khác nhau và ngược lại. Đây là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng.

e. Hệ số thu hồi nợ tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp

Hệ số thu hồi nợ cho ta biết khả năng thu hồi nợ tài trợ nhập khẩu của ngân hàng. Hệ số này càng cao thì cho thấy khả năng thu hồi nợ của ngân hàng càng tốt. Hệ số này được tính như sau:

Hệ số thu hồi nợ = Số nợ mà ngân hàng đã thu hồi được trong thời gian cho vay / Tổng số nợ mà khách hàng phải trả

f. Tỷ lệ nợ quá hạn trong tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp

Nợ quá hạn của hoạt động tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp là những khoản nợ đến kì trả nợ hoặc hết thời hạn vay vốn, kể cả thời gian được gia hạn thêm (nếu có) nhưng doanh nghiệp vẫn chưa trả được.

Tỷ lệ nợ quá hạn hoạt động tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp (%) = Nợ quá hạn / Tổng dư nợ x 100%

Đây là chỉ tiêu đánh giá rủi ro của hoạt động tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp. Nó phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với tất cả các khoản vay (bao gồm các khoản vay của khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân) cũng như chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện chất lượng tín dụng càng kém và ngược lại. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước hiện nay chỉ tiêu nợ quá hạn của ngân hàng không được phép vượt quá 3%.

25

quá hạn. Tuy nhiên trong thực tế điều này rất khó thực hiện mà chỉ là phấn đấu để nợ quá hạn ở mức càng thấp càng tốt.

g. Tỷ lệ nợ xấu trong tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp

Bên cạnh tỷ lệ nợ quá hạn thì chỉ tiêu nợ xấu cũng phản ánh tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại từ nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (khả năng mất vốn cao) trong bảng phân loại và cấp xét tín dụng của hệ thống CIC.

Tỷ lệ nợ xấu hoạt động tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp = Nợ xấu / Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu của hoạt động tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp cho biết trong một đồng dư nợ có bao nhiêu đồng là nợ xấu. Nợ xấu có độ rủi ro rất cao, khả năng thu hồi vốn là tương đối khó. Khoản vốn này của ngân hàng lúc này khơng cịn là rủi ro nữa, mà đã gây thiệt hại cho ngân hàng. Đây là kết quả trực tiếp biểu hiện chất lượng của khoản tín dụng cấp cho doanh nghiệp.

Nếu tỷ lệ nợ xấu cao chứng tỏ chất lượng tín dụng ngân hàng là cực thấp và ngân hàng cần phải xem xét lại toàn bộ hoạt động tín dụng của mình nếu khơng hoạt động của ngân hàng sẽ gặp hậu quả khó lường.

h. Số lượng doanh nghiệp nhập khẩu sử dụng dịch vụ tài trợ nhập khẩu

Số lượng doanh nghiệp nhập khẩu sử dụng dịch vụ tài trợ nhập khẩu là một yếu tố quan trọng để đánh giá tình hình hoạt động tài trợ nhập khẩu của ngân hàng, từ đó có những chính sách phù hợp để phát triển bền vững mảng kinh doanh này. Số lượng doanh nghiệp nhập khẩu sử dụng dịch vụ cũng phản ảnh quy mô và năng lực của ngân hàng trong hoạt động tài trợ nhập khẩu. Số lượng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ càng nhiều thì doanh số tài trợ của dịch vụ này càng tăng, từ đó làm tăng vị thế cũng như lợi nhuận của ngân hàng.

26

chỉ tiêu đánh giá chất lượng của hoạt động tài trợ này.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động tài trợ nhập khẩu cho các doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á SeABank (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)