Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tài trợ nhập khẩu cho

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động tài trợ nhập khẩu cho các doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á SeABank (Trang 36 - 42)

5. Kết cấu của luận văn

1.3. Hiệu quả hoạt động tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp tại ngân hàng

1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tài trợ nhập khẩu cho

cho doanh nghiệp

Tài trợ nhập khẩu là hoạt động tín dụng mang lại thu nhập cho ngân hàng từ việc cho vay, giúp ngân hàng trang trải các chi phí liên quan và thu lãi, hạn chế thấp nhất nguy cơ rủi ro. Hoạt động tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp ngoài việc được thiết lập trên cơ sở các ngun tắc của hoạt động tín dụng thì còn được thiết lập trên sự tin cậy lẫn nhau giữa doanh nghiệp và ngân hàng, dựa trên uy tín, sự tơn trọng giữa các bên và những đánh giá về các các yếu tố liên quan đến môi trường kinh doanh. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và các tổ chức tín dụng đều hoạt động trong một mơi trường kinh tế xã hội có tác động qua lại và chi phối lẫn nhau. Việc cho vay là một tiến trình liên quan mật thiết đến cả ngân hàng và khách hàng mà nó phục vụ, do đó các chính sách cho vay phải được phác họa một cách cẩn thận sau khi xem xét nhiều yếu tố tác động. Các yếu tố này bao gồm cả yếu tố khách quan bên ngoài tác động đến tiến trình tài trợ nhập khẩu và các yếu tố chủ quan nội tại tác động đến hiệu quả của hoạt động tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp của ngân hàng thương mại.

1.3.3.1. Các yếu tố khách quan

- Thứ nhất: Chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội của nhà nước. Các hoạt động kinh tế nói chung và nhập khẩu nói riêng đều chịu tác động và chịu ảnh hưởng lớn bởi chính sách, cũng như chủ trương đường lối phát triển kinh tế xã hội của nhà nước.

Chính sách vĩ mơ của nhà nước có thể tạo điều kiện cho vay nhập khẩu để doanh nghiệp mở rộng và phát triển. Nếu nhà nước dùng chính sách tiền tệ mở rộng nhập khẩu thì ngân hàng được cấp thêm vốn dữ trữ, khả năng cho vay của ngân hàng sẽ gia tăng. Các ngân hàng có thể có chính sách cho vay tự

27

do hơn. Chính sách lãi suất được sử dụng linh hoạt, lãi suất thực dương ln là địn bẩy thúc đẩy hoạt động tín dụng của ngân hàng. Khi nhà nước cho phép tập trung ngoại tệ vào ngân hàng, quản lý ngoại tệ một cách chặt chẽ thì ngân hàng sẽ có nhiều nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập máy móc, thiết bị và nguyên liệu. Tuy vậy chính sách kinh tế vĩ mơ của nhà nước cũng có thể gây ra nhiều rủi ro cho hoạt động tín dụng nhập khẩu của ngân hàng. Nếu nhà nước khơng có chiến lược hướng về nhập khẩu thì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhập khẩu rất hạn chế. Từ đó sẽ dẫn đến hoạt động cho vay của ngân hàng ít đi, lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm xuống. Hoặc khi nhà nước áp đặt một hàng rào thuế quan, phi thuế quan thì nó sẽ dẫn đến tăng giá của một số loại hàng hóa nhập khẩu, dẫn đến lượng hàng nhập khẩu giảm và nhu cầu vay vốn cũng giảm. Ngồi ra chỉ một thay đổi nhỏ trong chính sách lãi suất, tỷ giá hối đối cũng tác động khơng ít đến hoạt động tín dụng tài trợ nhập khẩu của ngân hàng.

Môi trường pháp luật không ổn định, cơ chế chính sách hay thay đổi cũng làm ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, làm đảo lộn chính sách tín dụng của từng ngân hàng. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cho các ngân hàng.

- Thứ hai: Mơi trường kinh tế chính trị, xã hội trong và ngồi nước. Đất

nước, khu vực mà có nền kinh tế bị rơi vào khủng hoảng hoặc luôn luôn bị chao đảo, biến động mạnh về kinh tế chính trị dễ dấn đến hoạt động tín dụng của ngân hàng bị thu hẹp. Ngược lại nếu kinh tế ổn định sẽ dẫn đến chính sách cho vay tự do hơn. Thực tiễn cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực Đơng Nam Á năm 1997 đã chứng minh điều này. Giai đoạn đó dưới sự tác động của của cuộc khủng hoảng này mà tất cả hoạt động của các ngành các lĩnh vực của các quốc gia trong khu vực, đặc biệt hoạt động của hệ thống ngân hàng đã bị ảnh hưởng sâu sắc. Hàng loạt ngân hàng của Hàn Quốc, Nhật

28

Bản, Malaysia bị tàn phá do không thu lại được các khoản nợ, không cho vay được để bù chi phí khi nhu cầu tín dụng của khu vực giảm mạnh.

Tình hình chính trị xã hội như chiến tranh cũng như thiên tai, dịch bệnh cũng là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro bất khả kháng đối với các khoản cho vay của ngân hàng. Thực tiễn cho thấy đại dịch Covid - 19 đang bùng phát trên toàn thế giới từ cuối năm 2019 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động thương mại toàn cầu. Chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gẫy, lượng hàng hóa luân chuyển giảm sút, nhiều kế hoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung bị đảo lộn... gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các ngân hàng.

-Thứ ba: Khả năng và ý thức thanh toán của doanh nghiệp. Nhu cầu tín

dụng của doanh nghiệp là yếu tố quyết định đến hoạt động tín dụng của ngân hàng được mở rộng hay thu hẹp. Song nếu có nhu cầu vay vốn để nhập máy móc, thiết bị từ nước ngồi để sản xuất hàng hóa nhưng khả năng hồn trả của doanh nghiệp khơng cao thì ngân hàng cũng sẽ không cho vay. Mặt khác khi ngân hàng cấp vốn cho vay các doanh nghiệp nhập khẩu nhưng vì một ngun nhân nào đó các doanh nghiệp này gặp rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh (bị hủy bỏ hợp đồng, hàng bị mất cắp, giảm giá trị) làm cho họ không thu hồi đủ vốn để trả lại các khoản vay cho ngân hàng. Đối với ngân hàng khi có quá nhiều khách hàng đến hạn trả mà khơng có khả năng thanh tốn hoặc cố tình chây ỳ, thiếu ý thức tôn trọng các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng thì ngân hàng sẽ mất khả năng thu hồi vốn của mình, thậm chí ngân hàng cịn rơi vào tình trạng phá sản.

Ý thức, thái độ thanh tốn của doanh nghiệp là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động của ngân hàng.

- Thứ tư: Rủi ro lãi xuất. Hoạt động tín dụng tài trợ nhập khẩu của ngân

29

Đây là những yếu tố biến động diễn ra liên tục, thường xuyên. Nếu tỷ giá hối đoái ổn định, duy trì ở mức hợp lý thì sẽ khuyến khích khơng chỉ doanh nghiệp nhập khẩu mà cả doanh nghiệp xuất khẩu, tạo điều kiện cho nền kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển.

1.3.3.2. Các yếu tố chủ quan

- Từ góc độ ngân hàng tài trợ: Yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động tài trợ nhập khẩu là năng lực và uy tín của ngân hàng.

Uy tín, vị thế và các chỉ số tín nhiệm của ngân hàng là một khái niệm rộng lớn và tương đối. Nó vừa biểu hiện ở những chỉ tiêu có thể tính tốn được như kết quả kinh doanh, tốc độ tăng trưởng, dư nợ, nợ xấu…. mà nó cịn thể hiện ở các yếu tố mang tính tương đối như khả năng thu hút khách hàng, mức độ tác động tới thị trường. Một ngân hàng có uy tín, có chỉ số tín nhiệm cao sẽ thu hút được nhiều khách hàng. Một ngân hàng có uy tín, có vị thế tốt sẽ có khả năng thu hút doanh nghiệp nói chung, và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tài trợ nhập khẩu nhiều hơn, từ đó doanh thu và dư nợ trong lĩnh vực tài trợ nhập khẩu cao hơn. Đồng thời ở chiều ngược lại khi số lượng doanh nghiệp và lại là doanh nghiệp lớn, có uy tín sử dụng dịch vụ tài trợ nhập khẩu của ngân hàng thì đó là dấu hiệu cho thấy hiệu quả hoạt động tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp của ngân hàng đó là khả quan, tạo điều kiện thúc đẩy cho ngân hàng phát triển. Khi hiệu quả của hoạt động tài trợ nhập khẩu cao thì mang lại lợi nhuận cho ngân hàng càng nhiều hơn đồng thời nâng cao được uy tín, vị thế của ngân hàng trước các đối thủ cạnh tranh.

Năng lực cho vay của ngân hàng, đó cũng chính là khả năng huy động vốn của ngân hàng vì điều này sẽ tác động đến năng lực cho vay của ngân hàng cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp của ngân hàng. Nếu doanh nghiệp nhập khẩu có nhu cầu cần vốn lớn, trong khi nguồn vốn của ngân hàng nhỏ thì ngân hàng sẽ khơng thỏa

30

mãn được yêu cầu của doanh nghiệp. Tín dụng hỗ trợ nhập khẩu của ngân hàng gắn liền với nguồn vốn ngoại tệ, do đó làm thế nào để huy động đủ ngoại tệ đáp ứng nhu cầu vay của doanh nghiệp nhập khẩu luôn là vấn đề lớn đối với ngân hàng. Trình độ quản lý kinh doanh, quản lý vốn cũng như trình độ chun mơn của đội ngũ nhân viên tín dụng có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động cho vay hỗ trợ nhập khẩu của ngân hàng. Khi đội ngũ cán bộ nhân viên có kinh nghiệm, có trình độ cao trong việc thẩm định dự án, xem xét đơn vay vốn của khách hàng thì chất lượng tín dụng sẽ được đảm bảo và ngược lại.

Ngoài ra hoạt động cho vay của ngân hàng còn chịu tác động của nhiều nhân tố khác. Có những nhân tố tác động tích cực khuyến khích mở rộng hoạt động cho vay. Tuy nhiên cũng có nhiều nhân tố kìm hãm, gây rủi ro cho hoạt động này của ngân hàng. Các ngân hàng khi cấp tín dụng cho doanh nghiệp nhập khẩu phải lường trước mọi rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động ngoại thương để từ đó có những quyết định đúng đắn, xử lý kịp thời nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

- Từ góc độ khách hàng, doanh nghiệp nhận tài trợ nhập khẩu

Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tài trợ nhập khẩu và tuân thủ nguyên tắc vay, mục đích sử dụng vốn như đã được thỏa thuận với ngân hàng nhằm mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, hoàn trả vốn vay cho ngân hàng, nhờ đó mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và ngân hàng. Một doanh nghiệp có chất lượng cao, năng động, nhạy bén trong kinh doanh sẽ mang lại hiệu quả cao trong thương vụ nhận tài trợ, từ đó mang lại lợi ích nhiều hơn cho cả hai bên là doanh nghiệp và ngân hàng. Một sự hỗ trợ tốt, lãi suất vừa phải, quy trình thủ tục thuận tiện, cung cấp thông tin đầy đủ của ngân hàng đối với doanh nghiệp sử dụng dịch vụ sẽ được doanh nghiệp đánh giá cao, tin tưởng hợp tác. Đó cũng chính là tạo điều kiện tốt để doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.

31

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, thực hiện mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã tổng quan về tình hình các nghiên cứu liên quan đến đề tài và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. Tác giả đã hoàn thành những nội dung cơ bản như sau:

- Tổng quan và phân tích làm rõ một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến nội dung của đề tài. Trong đó nêu rõ những vấn đề mà các cơng trình đó đã đề cập cũng như những vấn đề tác giả còn muốn làm rõ trong luận văn này.

- Phân tích và làm rõ các khái niệm, đặc điểm, vai trò, sự cần thiết và các yếu tố, nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại. Hệ thống hóa những lý luận cơ bản, các lý luận chung về tín dụng, nghiệp vụ ngân hàng đối với hoạt động tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại.

- Chỉ ra khái niệm về hiệu quả hoạt động tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp, các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại.

Những nội dung nêu trên sẽ là tiền đề để tác giả phân tích hiệu quả hoạt động tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á - SeABank ở những chương tiếp theo.

32

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động tài trợ nhập khẩu cho các doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á SeABank (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)