Các hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động tài trợ nhập khẩu cho các doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á SeABank (Trang 89 - 95)

Chương 2 QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2016 – 2020

3.4. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động tài trợ nhập khẩu cho doanh

3.4.2. Các hạn chế và nguyên nhân

3.4.2.1. Các hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã kể ở trên, trong hoạt động tài trợ nhập khẩu của Ngân hàng Đơng Nam Á - SeABank cịn một số hạn chế làm ảnh hưởng phần nào đến sự phát triển của hoạt động tài trợ cho doanh nghiệp tại SeABank trong thời gian qua. Những hạn chế trong hoạt động tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp của SeABank cần kể đến như sau:

- Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tài trợ nhâp khẩu cịn ít. Mức tăng trưởng khách hàng sử dụng dịch vụ năm 2019 lên đến 9,54% nhưng số lượng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tài trợ nhập khẩu mới chỉ dừng ở con số 1.562 khách hàng là mức còn khá nhỏ so với năng lực phục vụ và vị thế của Ngân hàng Đông Nam Á - SeABank trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

- Hoạt động tài trợ nhập khẩu tại Ngân hàng Đông Nam Á - SeABank cịn q ít, chiếm tỷ trọng nhỏ trong hoạt động cho vay của ngân hàng, chỉ khoảng 10%. Hình thức tài trợ chưa đa dạng phong phú.

- Tỷ lệ nợ xấu trong năm 2019 phát sinh lớn, lên tới 2.34% tăng đột biến so với năm 2017 là 0,85%, năm 2018 là 1,52 chứng tỏ trong năm 2019 có một “khoảng lặng” nào đó trong cơng tác thu hồi nợ của Ngân hàng Đông Nam Á – SeABank. Điều này địi hỏi ngân hàng phải có sự quan tâm thích đáng, sát sao hơn nữa đến đến tình hình hoạt động của nghiệp vụ tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp, nhất là trong vấn đề thu nợ.

- Việc khai thác nguồn ngoại tệ để phục vụ cho thanh tốn và tín dụng

cịn chưa xứng với tiềm năng của SeABank. Doanh số tài trợ nhập khẩu của Ngân hàng Đông Nam Á - SeABank năm 2019 là 17.542,550 tỷ đồng, quy đổi theo tỷ giá 23.000 đồng/usd tương đương 762.719,565 USD là khá nhỏ trong quy mô hoạt động của SeABank.

80

3.4.2.2. Những nguyên nhân

Qua phân tích tác giả nhận thấy do một số nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan như sau

* Những nguyên nhân từ phía ngân hàng

- Thứ nhất: Công tác tuyên truyền tiếp thị mở rộng khách hàng còn

nhiều hạn chế. Mặc dù ngân hàng đã chủ động tìm kiếm khách hàng, từng bước tiến hành phân tích thực trạng tín dụng, phân loại nợ, phân loại khách hàng để từ đó có những chính sách ưu đãi, mở rộng đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp có thể tiếp cận ngân hàng. Tuy nhiên chưa tiếp cận được nhiều khách hàng mới, khách hàng lớn, khách hàng có sản lượng nhập khẩu ổn định. Công tác tiếp cận các khách hàng trong khối đầu tư nước ngồi FDI cịn yếu. Hoạt động tài trợ nhập khẩu cho doanh nhiệp chưa được có chiến lược dài hạn.

- Thứ hai: Các sản phẩm tài trợ nhập khẩu của Ngân hàng Đông Nam

Á - SeABank cịn chưa đa dạng. Chưa có các sản phẩm, chính sách linh hoạt với các khách hàng khác nhau. Chưa phân loại các khách hàng truyền thống, có uy tín, có nguồn ngoại tệ, có mặt hàng nhập khẩu thường xun ... Quy trình cho vay cịn cứng nhắc, chưa có chính sách, quy trình riêng cho các khách hàng và các khoản vay ưu tiên; Thủ tục hồ sơ giấy tờ cịn chưa có được tinh giản. Việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ vay của khách hàng còn chưa tập trung, khách hàng còn phải đi lại nhiều lần để xử lý hồ sơ...

- Thứ ba: Ngân hàng đã tích cực xử lý nợ quá hạn, nợ xấu bằng cách

phân cơng cán bộ tín dụng trực tiếp bám sát các doanh nghiệp có nợ q hạn, nợ xấu để đơn đốc thu nợ và có các biện pháp xử lý theo chế tài tín dụng và thành lập các ban thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, theo dõi và đôn đốc thu nợ khi đến hạn. Tuy nhiên có nơi, có lúc như trong năm 2019 cơng tác thu hồi nợ bị lơi là, chưa được quan tâm đúng mức.

81

- Thứ tư: Trình độ cán bộ làm cơng tác tài trợ nhập khẩu không đồng

đều, nhận thức về bản chất tín dụng khơng đầy đủ dẫn đến đơn giản, sơ sài trong chấp hành quy định. Cán bộ tín dụng cịn chưa hiểu biết đầy đủ về pháp luật, thể lệ, tập quán thương mại và thanh tốn quốc tế, trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng nhu cầu nghiệp vụ. Ngân hàng thiếu đội ngũ chuyên gia giỏi về lĩnh vực khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ mới dẫn đến lúng túng trong việc thẩm định các dự án lớn, nhất là các dự án có vốn đầu tư và nhập khẩu thiết bị máy móc, thiết bị nước ngồi.

* Ngun nhân từ phía doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tài trợ nhập khẩu

- Thứ nhất: Vốn tự có của doanh nghiệp thường nhỏ, năng lực của

doanh còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp tồn tại và hoạt động dựa vào vốn ngân hàng là chính. Do đó khi được ngân hàng cho vay thì lợi nhuận sinh lời thấp, đôi khi chỉ đủ để trả lãi cho ngân hàng. Một số thương vụ mặc dù nhận thấy doanh nghiệp có vốn tự có thấp nhưng ngân hàng cần phải cho vay bắt buộc theo chỉ đạo do đó rủi ro với ngân hàng là rất lớn.

- Thứ hai: Phương án kinh doanh của nhiều doanh nghiệp không hợp

lý, thể hiện ở việc nghiên cứu thị trường, dự đoán mức độ tiêu thụ khơng chính xác, đánh giá cơng suất, máy móc khơng phù hợp với ngun liệu đầu vào, dẫn đến khó khăn trong trả nợ cho ngân hàng. Vì vậy khi thẩm định, hồ sơ tài trợ nhập khẩu của doanh nghiệp không đảm bảo yêu cầu để ngân hàng tài trợ nhập khẩu.

* Những nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh tế xã hội

- Mơi trường pháp lý cịn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ một số quy định thủ tục còn rườm rà, chồng chéo nên đã gây ra những khó khăn, vướng mắc cho ngân hàng và doanh nghiệp trong q trình hoạt động. Có thể kể đến như ngày 13/3/2020, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 01/2020/TT- NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ

82

cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ ngun nhóm nợ nhằm hỗ trợ cho khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19. Tuy nhiên đến 08/5/2020 mới có cơng văn 3339/NHNH-TTGSNH chỉ dẫn một số hoạt động, trong đó có các hoạt động chiết khấu, bao thanh toán, bảo lãnh... không thuộc đối tượng được cơ cấu lại thời gian trả nợ trong phạm vi của thơng tư 01. Điều này cũng gây khơng ít lúng túng cho các ngân hàng khi áp dụng.

- Môi trường kinh doanh chưa thực sự minh bạch, đâu đó cịn có những tiêu cực, nhũng nhiễu trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Điều đó gây cản trở cho hoạt động không chỉ doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà cả ngân hàng thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp.

83

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong chương 3 tác giả đã giới thiệu khái quát về quá trình hình thành phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á - SeABank phát triển từ một ngân hàng địa phương (Hải Phòng) trải qua chặng đường hơn 20 năm phát triển thành một ngân hàng có quy mơ trung bình ở Việt Nam với vốn điều lệ 9.369 tỷ đồng, đáp ứng chuẩn Basel II của Ngân hàng nhà nước. Mạng lưới của Ngân hàng Đông Nam Á - SeABank gồm 170 chi nhánh và phòng giao dịch tại 27 tỉnh thành trên cả nước. Tác giả cũng trình bày tổng quan về tình hình hoạt động nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2019 và 2020, phân tích các nhóm mặt hàng có kim nghạch nhập khẩu lớn để có cái nhìn tổng thể về hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp. Tác giả cũng trình bày một số vấn đề về tình hình kinh tế xã hội thế giới và Việt Nam trong năm 2020 khi bị suy giảm nghiêm trọng do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid - 19.

Phần chính của chương 3 tác giả trình bày số liệu của các chỉ tiêu trong hoạt động tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp tại Ngân hàng Đông Nam Á - SeABank trong giai đoạn nghiên cứu 2016 - 2020. Dựa trên các số liệu thực tiễn đó, kết hợp với các lý luận cơ bản được trình bày ở các chương trước tác giả phân tích, đánh giá những chỉ tiêu trong hoạt động tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp của Ngân hàng Đông Nam Á - SeABank, từ đó rút ra được những điểm đã đạt được, những điểm còn tồn tại hạn chế trong hoạt động tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp tại Ngân hàng Đông Nam Á - SeABank. Đồng thời tác giả cũng phân tích và chỉ ra những nguyên nhân chủ quan nội tại từ phía ngân hàng, những nguyên nhân khách quan từ phía các doanh nghiệp nhận tài trợ nhập khẩu, những nguyên nhân chủ quan từ môi trường kinh tế xã hội làm ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp tại Ngân hàng Đông Nam Á - SeABank.

84

Từ những phân tích đánh giá, những nguyên nhân của những tồn tại hạn chế trong chương 3 sẽ làm tiền đề để tác giả đưa ra những phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á - SeABank, cũng như các đề xuất kiến nghị tới các cơ quan chức năng để nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp tại SeABank nói riêng và các ngân hàng thương mại cổ phần nói chung.

85

Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI TRỢ NHẬP KHẨU CHO DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á - SEABANK

Trong hơn 20 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á - SeABank liên tục đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Từ một ngân hàng khi mới thành lập năm 1994 là Ngân hàng thương mại cổ phần Hải Phòng, chủ yếu hoạt động tại khu vực Hải Phịng và vùng Đơng Bắc Bộ, đến nay SeABank đã mở rộng mạng lưới hoạt động ra gần 30 tỉnh thành trên cả nước. Các lĩnh vực hoạt động của SeABank cũng ngày càng mở rộng. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội của cả nước, hoạt động tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp của SeABank cũng là một lĩnh vực mà ngân hàng đặt mục tiêu phát triển nhanh và bền vững hơn nữa.

Để hoạt động tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp tại Ngân hàng Đông Nam Á - SeABank có mức tăng trưởng cao, ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động của mình, SeABank cần đặt ra những phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động tài trợ nhập khẩu này.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động tài trợ nhập khẩu cho các doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á SeABank (Trang 89 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)