Hiệu quả hoạt động tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp tại Ngân

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động tài trợ nhập khẩu cho các doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á SeABank (Trang 76 - 87)

Chương 2 QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2016 – 2020

3.3. Hiệu quả hoạt động tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp tại Ngân hàng

3.3.4. Hiệu quả hoạt động tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp tại Ngân

hàng Đông Nam Á – SeABank

Hiệu quả hoạt động tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp phản ảnh chất lượng của hoạt động tài trợ nhập khẩu.

Để đánh giá hiệu quả của hoạt động tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiêp, trước hết chúng ta cần xác định kết quả đạt được của hoạt động này thông qua các chỉ tiêu phản ảnh mặt lượng của hoạt động tài trợ nhập khẩu. Đó là các chỉ tiêu dư nợ tài trợ nhập khẩu, doanh số tài trợ nhập khẩu, doanh số thu hồi vốn tài trợ nhập khẩu, vòng qua vốn tài trợ nhập khẩu, số lượng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tài trợ nhập khẩu đồng thời tính tốn mối tương quan tỷ lệ của các kết quả đó so với kết quả chung của hoạt động cho vay của ngân hàng.

Bên cạnh việc xem xét đánh giá các chỉ tiêu phản ảnh mặt lượng của hoạt động tài trợ nhập khẩu là xem xét đánh giá các tiêu chí phản ảnh chất lượng của hoạt động tài trợ này. Đó là các chỉ tiêu hệ số thu hồi nợ tài trợ nhập khẩu, tỷ lệ nợ quá hạn tài trợ nhập khẩu, tỷ nợ xấu trong tài trợ nhâp khẩu. Những chỉ tiêu này khơng những lượng hóa được kết quả cụ thể của hoạt động tài trợ nhập khẩu mà còn đánh giá được sự quan tâm chú trọng của ngân hàng đối với hoạt động tài trợ nhập khẩu cũng như chất lượng của công tác quản trị của ngân hàng như quản trị tín dụng, quản trị rủi ro...

Để đánh giá hiệu quả hoạt động tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp tại SeABank, tác giả tiến hành thu thập số liệu để tính tốn, phân tích tám chỉ tiêu như sau:

a. Dư nợ tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp

Dư nợ cho vay là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh mặt lượng của hoạt động tín dụng tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp của ngân hàng. Trong giai đoạn 2016 - 2020 dư nợ cho vay trong hoạt động tài trợ nhập khẩu cho doanh

67

nghiệp của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – SeABank được phản ánh qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.5: Dư nợ cho vay tài trợ nhập khẩu của SeABank giai đoạn 2016 – 2020

Đơn vị: Triệu đồng / % Chỉ tiêu đánh giá 2016 2017 2018 2019 2020 Dư nợ tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp 4.985.600 6.261.811 6.121.262 9.826.511 8.106.872 Dư nợ cho vay 58.445.297 69.921.052 83.008.320 97.490.805 108.869.236 Dư nợ tài trợ nhập khẩu/Dư nợ cho vay % 8,53 8,96 7,37 10,08 7,45 Tốc độ tăng trưởng (%) 26,68 25,60 - 2,24 60,53 -17,50

(Nguồn: Báo cáo tài chính riêng lẻ SeABank các năm 2016 – 2020)

Dư nợ tài trợ nhập khẩu của ngân hàng năm 2015 là 3.935 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 9,27% dư nợ cho vay của ngân hàng. Dư nợ cho vay tài trợ nhập khẩu năm 2016 đạt 4.985,6 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 8,53% dư nợ cho vay của ngân hàng, tăng 26,68% so với năm 2015. Tiếp đến năm 2017 dư nợ này tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao là 25,6% so với năm 2016, đạt mức 6.261,811 tỷ đồng, tương ứng 8,96% tổng dư nợ cho vay. Đến năm 2018 dư nợ này bị giảm đi, nhưng không quá lớn, khoảng 2,24% và ở mức 6.121,262 tỷ đồng, tương ứng 7,37% tổng doanh số cho vay. Năm 2019 dư nợ tài trợ nhập khẩu tăng trưởng đột biến lên mức 9.826,511 tỷ đồng, tương ứng tăng trưởng 60,53% so với năm 2018 và chiếm tỷ trọng 10,08% so với tổng dư nợ cho vay.

Ta thấy trong khoảng thời gian 2016 - 2020 dư nợ tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp của SeABank có sự biến động mạnh, tăng trưởng rất nhanh trong những năm 2016 và 2017 rồi chững lại ở năm 2018 rồi tăng trưởng đột

68

biến trong năm 2019. Bên cạnh đó tỷ trọng của hoạt động tài trợ nhập khẩu chỉ dao động ở mức khoảng 10% là mức khá nhỏ, điều đó gợi mở cho thấy ngân hàng còn nhiều cơ hội để khai thác thị trường tài trợ nhập khẩu trong tương lai. Mặc dù có thể thấy dư nợ tài trợ nhập khẩu tăng trưởng liên tục nhưng tỷ trọng lại giảm xuống trong những năm 2016 và 2018, điều đó cho thấy trong thời gian này ngân hàng chú trọng phát triển hoạt động cho vay khác mà chưa chú trọng vào hoạt động tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên đến năm 2019 ngân hàng đã có sự chú trọng hơn đến hoạt động tài trợ nhập khẩu, điều đó khiến dư nợ tài trợ tăng mạnh và tỷ trọng trong tổng dư nợ cũng có sự cải thiện đáng kể, từ mức 7,37% lên mức 10,08%.

Bước sang năm 2020 mặc dù tổng dư nợ cho vay của ngân hàng có tăng trưởng ở mức 7,45% lên 108,869 tỷ đồng, tuy nhiên cùng do tình trạng nền kinh tế thế giới và trong nước suy giảm vì Covid-19, các hoạt động thương mại quốc tế bị đình trệ, chuỗi cung ứng tồn cầu đứt gẫy, hoạt động xuất nhập khẩu trên toàn cầu sụt giảm nghiêm trọng. Hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam cũng khơng nằm ngồi ảnh hưởng đó nên dư nợ tài trợ nhập khẩu của SeABank trong năm 2020 cũng giảm sút 17,50% so với năm 2019, xuống còn 8.106 tỷ đồng.

b. Doanh số tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp

Bảng 3.6: Doanh số tài trợ nhập khẩu của SeABank giai đoạn 2016 – 2020

Đơn vị: Triệu đồng / % Chỉ tiêu đánh giá 2016 2017 2018 2019 2020 Doanh số tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp 10.259.251 11.809.781 15.478.841 17.542.550 14.060.125 Tốc độ tăng trưởng (%) 15,00 15,11 31,07 13,33 -19,80

69

Doanh số tài trợ nhập khẩu năm 2016 đạt 10.259,251 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2015. Tiếp đến năm 2017 con số này tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao là 15,11% so với năm 2016, đạt mức 11.809,781 tỷ đồng. Đến năm 2018 doanh số này tăng trưởng đột biến lên khoảng 31,07%, ở mức 15.478,841 tỷ đồng. Năm 2019 doanh số tài trợ nhập khẩu tiếp tục tăng trưởng mạnh lên mức 17.542,550 tỷ đồng, tương ứng tăng trưởng 13,33% so với năm 2018. Năm 2020 tốc độ tăng trưởng doanh số tài trợ nhập khẩu của Ngân hàng Đông Nam Á - SeABank suy giảm tới 19,80%, chỉ còn 14.060 tỷ so với mức 17.542 tỷ của năm 2019. Một lần nữa ta thấy ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid 19 làm các hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp nói chung và tới SeABank nói riêng.

c. Doanh số thu hồi vốn tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp

Với bất kỳ hoạt động tín dụng trong lĩnh vực nào thì chất lượng hoạt động tín dụng cần phải được quan tâm hàng đầu. Hoạt động tín dụng chỉ thực sự mang lại hiệu quả cho ngân hàng khi nó sử dụng được tối đa nguồn vốn huy động và nguồn vốn cho vay được thu hồi lại đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn. Chất lượng hoạt động tài trợ nhập khẩu thể hiện ở công tác thu hồi nợ.

Bảng 3.7: Doanh số thu hồi nợ tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp của SeABank giai đoạn 2016 – 2020

Đơn vị: Triệu đồng / %

Chỉ tiêu đánh giá 2016 2017 2018 2019 2020

Dư nợ tài trợ nhập khẩu cho doanh

nghiệp

4.985.600 6.261.811 6.121.262 9.826.511 8.106.872

Thu hồi vốn tài trợ nhập khẩu cho do-

anh nghiệp.

4.824.457 6.134.312 5.967.043 9.585.457 7.945.545

Tốc độ tăng trưởng Thu hồi vốn tài trợ

nhập khẩu (%)

27,18 27,15 -2,73 60,64 -17,11

70

Thu hồi vốn tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp năm 2015 là 3.793,506 tỷ đồng. Thu hồi vốn tài trợ nhập khẩu năm 2016 đạt 4.824,457 tỷ đồng, tăng 27,18% so với năm 2015. Tiếp đến năm 2017 con số này tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao là 27,15% so với năm 2016, đạt mức 6.134,312 tỷ đồng. Đến năm 2018 doanh số này giảm đi nhưng không quá lớn, chỉ khoản 2,73%, ở mức 5.967,043 tỷ đồng. Năm 2019 thu hồi vốn tài trợ nhập khẩu tăng trưởng đột biến lên mức 9.585,457 tỷ đồng, tương ứng tăng trưởng 60,53% so với năm 2018.

Tình hình kinh tế xã hội thế giới năm 2020 gây tác động xấu tới hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp nhập khẩu nói riêng, giá trị hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước giảm đến 9,7% vì thế làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp. Trong tình hình khó khăn chung đó, năm 2020 việc thu hồi nợ của SeaBank cũng bị giảm sút khá lớn so với những năm trước, tốc độ tăng trưởng thu hồi nợ cũng giảm tới -17,11% so với năm 2019.

Ta thấy biến động của doanh thu thu hồi vốn tài trợ nhập khẩu tương ứng với doanh số tài trợ nhập cho doanh nghiệp. Và kết quả của doanh thu này phản ánh đúng sự quan tâm của ngân hàng đối với hoạt động tài trợ nhập khẩu qua các năm trong giai đoạn 2016 - 2020.

d. Vòng quay vốn tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp

Vòng quay vốn tài trợ nhập khẩu cho chúng ta biết được một đồng vốn của ngân hàng được sử dụng tài trợ nhập khẩu trong năm như thế nào. Chỉ tiêu này càng lớn thì thể hiện nguồn vốn được luân chuyển nhanh và tham gia nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh khác nhau.

Số vòng quay vốn tài trợ nhập khẩu giúp chúng ta hiểu được khả năng các ngân hàng thu được nợ để có thể tiếp tục cho vay, thể hiện được tốc độ luân chuyển các khoản vay có hợp lý hay khơng. Trong đó vịng quay vốn tài

71

trợ nhập khẩu càng cao thì nguồn vốn càng được sử dụng hợp lý, tiết kiệm chi phí tạo ra lợi nhuận lớn trong lưu thơng và ngược lại. Đây là chỉ một chỉ tiêu sử dụng để đánh giá chất lượng tín dụng.

Bảng 3.8: Vịng quay vốn tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp của SeABank giai đoạn 2016 – 2020

Đơn vị: Lượt / Triệu đồng

Chỉ tiêu đánh giá 2016 2017 2018 2019 2020 Vòng quay vốn tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp 2,3 2,1 2,5 2,2 2,0 Thu nhập từ hoạt động tài trợ nhập khẩu 524.584 660.134 638.914 1.028.929 854.011 Chi phí từ hoạt động tài trợ nhập khẩu 367.537 483.808 467.023 738.803 620.594 Doanh thu thuần từ

hoạt động tài trợ nhập khẩu

157.047 176.325 171.891 290.126 233.416

Vốn tài trợ nhập

khẩu bình quân năm 4.460.544 5.623.706 6.191.537 7.973.887 7.230.445

(Nguồn: Báo cáo tài chính riêng lẻ SeABank các năm 2016 – 2020)

Trong giai đoạn 2016 - 2020 vòng quay vốn tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp tại Ngân hàng Đông Nam Á - SeABank ổn định ở mức từ 2,1 đến 2,5 lượt trong đó vịng quay lớn nhất là năm 2018 và thấp nhất là năm 2017. Điều đó có nghĩa là năm 2019 với số vịng quay là 2,2 thì mỗi năm ngân hàng tạo ra được 2,2 đồng doanh số cho vay, 2,2 đồng doanh số thu nợ, dư nợ bình qn là 1 đồng và vịng quay vốn tài trợ nhập khẩu là 2,2 vòng. Số vòng quay vốn tài trợ cho doanh nghiệp của SeABank nằm trong mức trung bình so với các ngân hàng khác.

Cũng như các chỉ tiêu thu nhập, chi phí, doanh thu thuần, vốn tài trợ... thì vịng quay vốn tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp tại SeABank trong năm

72

2020 giảm sút so với năm 2019 bởi tác động của đại dịch Covid-19.

e. Hệ số thu hồi nợ tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp

Hệ số thu hồi nợ này cho ta biết khả năng thu hồi nợ tài trợ nhập khẩu của ngân hàng. Nếu hệ số này càng cao thì cho thấy khả năng thu hồi nợ của ngân hàng càng tốt.

Bảng 3.9: Hệ số thu hồi nợ tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp của SeABank giai đoạn 2016 – 2020

Đơn vị: Triệu đồng / %

Chỉ tiêu đánh giá 2016 2017 2018 2019 2020

Dư nợ tài trợ nhập khẩu cho doanh

nghiệp

4.985.600 6.261.811 6.121.262 9.826.511 8.106.872

Doanh số thu hồi vốn tài trợ nhập khẩu cho doanh

nghiệp.

4.824.457 6.134.312 5.967.043 9.585.457 7.945.545

Thu hồi vốn tài trợ nhập khẩu / Doanh số tài trợ

(%)

96,77 97,96 97,48 97,55 98,01

(Nguồn: Báo cáo tài chính riêng lẻ SeABank các năm 2016 – 2020)

Số liệu trong bảng 3.9 cho thấy, tỷ lệ thu hồi vốn tài trợ nhập khẩu luôn ở mức cao, hơn 96%. Đạt được mức cao này là do hoạt động thu hồi vốn luôn được Ngân hàng Đông Nam Á - SeABank quan tâm, theo sát đánh giá khả năng tài chính và hoạt động của khách hàng trong không chỉ quá trình vay vốn mà cịn tồn bộ thời gian hoạt động vay vốn của khách hàng. Bên cạnh đó ta thấy tỷ lệ này ngày càng có xu hướng tăng lên, từ mức 96,77% năm 2016 lên mức 97,55% năm 2019 cho thấy hoạt động thu hồi vốn tiếp tục được ngân hàng chú trọng, và thực tế đã mang lại hiệu quả cao.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan thì trị giá hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam, không bao gồm của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước

73

ngồi năm 2020 giảm tới 9.7% so với năm 2019. Các khách hàng nhập khẩu của SeABank cũng cùng chung trong bối cảnh sụt giảm đó. Hoạt động nhập khẩu của khách hàng của SeABank trong năm 2020 bị đình trệ hoặc gián đoạn hoặc kéo dài thời gian thực hiện, kế hoạch thanh toán bị thay đổi, doanh nghiệp trả được nợ cũ mà chưa phát sinh dư nợ của các thương vụ mới, vì vậy hệ số thu hồi vốn của năm 2020 tăng nhẹ so với các năm trước đó, từ mức 97,55% lên mức 98,01% ở năm 2020.

f. Tỷ lệ nợ quá hạn trong tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp.

Nợ quá hạn trong tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp của Ngân hàng Đông Nam Á - SeABank năm 2015 là 143,207 tỷ đồng. Con số này tăng lên trong năm 2016 đạt 162,642 tỷ đồng, tăng 13,57% so với năm 2015. Tiếp đến năm 2017 con số này giảm mạnh 20,93% so với năm 2016, ở mức 128,602 tỷ đồng. Đến năm 2018 nợ quá hạn lại tăng lên mức 155,894 tỷ đồng, tương đương tăng 21,22% so với năm 2017. Năm 2019 con số này tăng trưởng đột biến lên mức 243,847 tỷ đồng, tương ứng tăng trưởng 56,42% so với năm 2018.

Số liệu cũng cho thấy biến động của nợ quá hạn thường gắn liền với biến động của dư nợ tài trợ nhập khẩu. Cụ thể là việc tăng trưởng đột biến của nợ quá hạn trong năm 2019 tương đồng với tăng trưởng dư nợ tài trợ. Việc này có thể hiểu là việc cho vay tăng thêm cũng làm phát sinh thêm những món nợ quá hạn tương ứng nên chưa đủ căn cứ để kết luận chất lượng tín dụng thời gian đó có hiện tượng giảm sút quá nhiều. Tuy nhiên trong năm 2017 lại chứng kiến biến động ngược chiều của 2 chỉ tiêu này khi mà dư nợ tăng mạnh nhưng nợ quá hạn lại giảm mạnh. Điều này được giải thích là trong năm 2017 ngân hàng đã triển khai những chính sách quản trị tín dụng hết sức hiệu quả nên không chỉ tăng trưởng mạnh dư nợ tài trợ nhập khẩu mà còn giảm mạnh những khoản nợ quá hạn.

74

Bảng 3.10: Tỷ lệ nợ quá hạn trong tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp của SeABank giai đoạn 2016 – 2020

Đơn vị: Triệu đồng / %

Chỉ tiêu đánh giá 2016 2017 2018 2019 2020

Dư nợ tài trợ nhập

khẩu cho doanh nghiệp 4.985.600 6.261.811 6.121.262 9.826.511 8.106.872 Nợ quá hạn 162.642 128.602 155.894 243.847 161.327 Tốc độ tăng trưởng

(%) 13,57 -20,93 21,22 56,42 -66.16

Tỷ lệ nợ quá hạn trong tài trợ nhập khẩu cho

doanh nghiệp (%)

3,26 2,05 2,55 2,48 1,99

(Nguồn: Báo cáo tài chính riêng lẻ SeABank các năm 2016 – 2020)

Tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng Đông Nam Á – SeABank trong giai đoạn 2016 -2020 luôn duy trì ở mức chấp nhận được là dưới 3%, và có xu hướng giảm xuống. Đây là một dấu hiệu rất tốt trong quản trị rủi ro tín dụng. Cụ thể năm 2015 tỷ lệ nợ quá hạn trong tài trợ nhập khẩu ở mức cao nhất là 3,64 đã liên tục giảm xuống, đến năm 2017 đạt mức thấp nhất là 2,05. Tuy năm 2018 và 2019 con số này tăng lên mức 2,55 và 2,48 nhưng vẫn ở mức thấp hơn những năm trước khá nhiều.

Do biến động về kinh tế xã hội thế giới trong năm 2020, các chỉ tiêu về doanh thu trong hoạt động tài trợ nhập khẩu sụt giảm. Nhiều doanh nghiệp tạm dừng hoặc thay đổi kế hoạch trong hoạt động nhập khẩu, họ chỉ tiếp tục

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động tài trợ nhập khẩu cho các doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á SeABank (Trang 76 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)