Thứ nhất, chuyển nhượng tài sản thế chấp bảo vệ lợi ích đối với bên nhận
thế chấp; các tổ chức tín dụng và ngân hàng thương mại cụ thể giúp giải quyết các khoản nợ xấu, giảm tỷ lệ nợ xấu về mức an toàn theo quy chuẩn quốc tế và quy định của Ngân hàng nhà nước, qua đó các tổ chức tín dụng vừa giảm bớt được nghĩa vụ trích lập dự phịng rủi ro, cải thiện tình hình tài chính của tổ chức tín dụng vừa có điều kiện mở rộng hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh và cơ hội phát triển. Quan hệ tín dụng với các khách hàng có nợ xấu có cơ hội được phục hồi và cải thiện sau khi tài sản thế chấp được chuyển nhượng, không những bù đắp thiệt hại gây ra từ nợ xấu cho tổ chức tín dụng mà cịn có thể có nguồn tài chính bổ sung cho người
đi vay giúp họ vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh và một lần nữa trở thành khách hàng tốt của các tổ chức tín dụng.
Thứ hai, vai trị của chuyển nhượng tài sản thế chấp đối với bên được bảo
đảm. Tài sản thế chấp được chuyển nhượng không những giúp cho bên được bảo đảm (người vay tiền) cải thiện được vị thế trên thị trường tín dụng ngân hàng, dứt điểm cởi bỏ gánh nặng nợ xấu đeo đẳng, sớm có cơ hội phục hồi hoặc tạo ra cơ hội kinh doanh mới mà cịn có thể thu hồi được một phần giá trị tài sản thế chấp sau khi chuyển nhượng. Việc chuyển nhượng tài sản thế chấp trên cơ sở hợp tác giữa bên thế chấp và bên nhận thế chấp chắc chắn có lợi cho bên được bảo đảm thay vì khởi kiện các bên ra Tịa án, gây tốn kém thời gian, chi phí cũng như ảnh hưởng tới uy tín và khả năng hồi phục, duy trì, mở rộng mối quan hệ sản xuất kinh doanh trong tương lai.
Thứ ba, vai trò của chuyển nhượng tài sản thế chấp đối với nền kinh tế:
Chuyển nhượng tài sản thế chấp là cách thức hữu hiệu về mặt kinh tế nhằm tháo gỡ nút thắt nợ xấu của nền kinh tế, nhất là trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam gần như đại bộ phận nợ xấu đều được bảo đảm bằng tài sản thế chấp, phần lớn có giá trị thanh khoản cao hoặc đang phục hồi giá trị theo xu thế hồi phục của nền kinh tế. Chuyển nhượng dứt điểm tài sản thế chấp cịn góp phần khơi thơng thị trường tín dụng và sự tồn đọng các vụ án kiện tụng kéo dài chưa có hồi kết, là gánh nặng của các tổ chức tín dụng và cơ quan nhà nước. Ngồi ra, hoạt hóa được một khối lượng lớn tài sản thế chấp, tăng thêm nguồn cung cho thị trường bất động sản, thị trường tài chính và cả thị trường hàng hóa từ việc chuyển nhượng tài sản thế chấp qua đó mang lại lợi ích khơng nhỏ cho nền kinh tế.