2.2 .Thực tiễn áp dụng các quy định về chuyển nhƣợng tàisản thế chấp
2.2.2 .Vƣớng mắc, bất cập trong việc chuyển nhƣợng tàisản thế chấp
3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về chuyển nhƣợng tàisản thế chấp
3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về chuyển nhƣợng tài sản thế chấp chấp
Thứ nhất, cần tiếp cận vấn đề chuyển nhượng tài sản bảo đảm ở góc độ kinh tế thị trường, từ đó cho phép bên nhận thế chấp thực thi ngay các quyền xác lập trên tài sản bảo đảm đã được thỏa thuận hợp pháp trong hợp đồng, cũng như giúp bên bảo đảm có khả năng tự mình xử lý khối tài sản bảo đảm và thu hồi “lợi ích bảo đảm” trên cơ sở thứ tự ưu tiên thanh toán được xác lập dựa trên thứ tự đăng ký quyền phát sinh từ việc nhận tài sản bảo đảm (đăng ký biện pháp bảo đảm).
Thứ hai, kết quả thực hiện hợp đồng chuyển nhượng tài sản thế chấp nói riêng, xử lý tài sản bảo đảm nói chung sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của bên bảo đảm (chủ sở hữu tài sản), bên nhận bảo đảm (bên hưởng lợi từ việc xử lý tài sản bảo đảm) và các chủ thể khác có lợi ích liên quan (cơ quan nhà nước, người mua, người nhận chuyển nhượng tài sản bảo đảm ngay tình)..., trong khi quá trình xử lý tài sản bảo đảm rất dễ xảy ra tranh chấp giữa các bên liên quan đến tài sản bảo đảm, do vậy về lâu dài cần thiết lập một hệ thống pháp luật về giao dịch bảo đảm thực sự đồng bộ, tiệm cận với nguyên lý của pháp luật hợp đồng và giá trị lợi ích của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường.
Thứ ba, tạo lập hành lang pháp lý thúc đẩy việc bên nhận thế chấp được quyền tiếp cận tài sản bảo đảm để xử lý nhanh chóng, hợp pháp. Theo đó, bên
nhận bảo đảm có quyền tự mình thu hồi tài sản bảo đảm dựa trên nguyên lý
“không vi phạm điều cầm, trái đạo đức xã hội”. Thực tiễn xử lý tài sản bảo đảm
cho thấy, nếu tiếp tục duy trì cơ chế xử lý như hiện nay thì thời gian xử lý tài sản bảo đảm sẽ kéo dài, các thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm không được thực hiện nghiêm túc. Xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận hợp pháp của các bên trong hợp đồng, việc đề xuất giải pháp bên nhận bảo đảm được quyền thu giữ tài sản bảo đảm nhằm khắc phục bất cập nêu trên, đồng thời đây cũng là giải pháp phù hợp với nguyên tắc trong giao dịch bảo đảm (quyền của chủ nợ có bảo đảm). Dĩ nhiên, pháp luật cần quy định cụ thể về các điều kiện, trình tự phải đáp ứng trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm để loại bỏ nguy cơ phát sinh các tiêu cực, vi phạm pháp luật, gây ra những hệ lụy về mặt xã hội.
Thứ tư, nghiên cứu áp dụng thủ tục tố tụng rút gọn nhằm rút ngắn thời gian giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng chuyển nhượng tài sản thế chấp vì kinh nghiệm cho thấy “có 56 nước áp
dụng quy trình tố tụng giản lược này, nhờ đó thời gian để tiến hành xử lý tài sản thế chấp ở những nước này ít hơn 50% so với những nước dùng các biện pháp xét xử khác”[62]. Bên cạnh đó, Nhà nước cần xây dựng cơ chế thi hành án dân
sự hiệu quả, đảm bảo thực thi kết quả xử lý tài sản bảo đảm trong thời gian sớm nhất với chi phí thấp nhất, từ đó tạo cơ sở cho bên nhận bảo đảm được thực hiện ngay các quyền hợp pháp của đối với tài sản bảo đảm như: Quyền nhận chính tài sản bảo đảm, quyền bán tài sản bảo đảm mà khơng phụ thuộc vào ý chí của chủ sở hữu nếu vi phạm thỏa thuận đã được giao kết.