2.2 .Thực tiễn áp dụng các quy định về chuyển nhƣợng tàisản thế chấp
2.2.2 .Vƣớng mắc, bất cập trong việc chuyển nhƣợng tàisản thế chấp
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về chuyển nhƣợng tàisản thế chấp
thế chấp
Hoàn thiện pháp luật là để đưa pháp luật vào cuộc sống, phát huy vai trò điều chỉnh xác quan hệ xã hội. Một đạo luật hoàn chỉnh và hợp lý sẽ tỏ ra không hiệu quả nếu như thực tiễn áp dụng pháp luật đó khơng đáp ứng được những yêu cầu đối với việc áp dụng nó. Pháp luật khơng thể tự thân nó tác động vào các quan hệ xã hội, tạo ra trật tự xã hội theo ý chí của Nhà nước mà phải có một cơ chế áp dụng phù hợp. Thực trạng pháp luật chuyển nhượng tài sản thế chấp phân tích ở Chương II cho thấy những nguyên nhân làm cho các quy định của pháp luật chưa phát huy được hết hiệu quả là do chưa được thiết lập một cơ chế tốt để thực hiện. Cơ chế về công chứng, đấu giá hay các quy định của pháp luật dân sự, thi hành án là những yếu tố cơ bản góp phần hồn thiện pháp luật về chuyển nhượng tài sản thế chấp một cách hiệu quả. Theo quan điểm của người viết, trên cơ sở hoàn thiện khung pháp luật về chuyển nhượng tài sản thế chấp và cụ thể hóa các nguyên tắc chuyển nhượng, các quy định cụ thể về chuyển nhượng tài sản thế chấp ở Việt Nam cần được hoàn thiện như sau:
Thứ nhất, về trường hợp chuyển nhượng tài sản thế chấp. Bộ luật Dân sự năm
2015 quy định bên thế chấp không được quyền chuyển nhượng tài sản thế chấp trừ hai trường hợp: (i) Tài sản thế chấp là hàng hoá luân chuyển; (ii) Có sự đồng ý của bên nhận thế chấp. Trong trường hợp thứ hai, cần quy định rõ như sau:
- Nếu bên nhận thế chấp đồng ý cho chuyển nhượng và muốn rằng tài sản tiếp tục được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ sau khi chuyển nhượng thì phải làm rõ có điều kiện bảo đảm nghĩa vụ bằng cách thương lượng cụ thể với bên nhận chuyển nhượng;
- Nếu bên nhận chuyển nhượng đồng ý cho chuyển nhượng tài sản mà khơng nói gì về số phận của biện pháp bảo đảm thì việc chuyển nhượng đương nhiên có tác dụng chấm dứt biện pháp bảo đảm.
Thứ hai, về chuyển nhượng tài sản thế chấp thông qua các phương thức xử
lý tài sản bảo đảm. Điều 303 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định các phương thức xử lý tài sản thế chấp bao gồm: Bán đấu giá (theo thỏa thuận); Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản; Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm; Trường hợp khơng có thỏa thuận về phương thức xử lý/chuyển nhượng thì tài sản bảo đảm được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác. Có thể thấy, mặc dù quy định của pháp luật đã được đề cập cụ thể tuy nhiên việc áp dụng quy định này vào thực tiễn lại gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, người viết kiến nghị Nghị định hướng dẫn Bộ luật Dân sự 2015 cần có hướng dẫn chi tiết về vấn đề này: (i) Quy định ưu tiên quyền lựa chọn của bên nhận thế chấp được lựa chọn phương thức xử lý phù hợp khi các bên không thỏa thuận trước về vấn đề này; (ii) Quy định chi tiết về trình tự, thủ tục, các yêu cầu, điều kiện cho việc áp dụng từng phương thức xử lý tài sản bảo đảm để chuyển nhượng tài sản thế chấp nêu trên
Thứ ba, về định giá tài sản thế chấp chuyển nhượng. Theo quy định tại,
Khoản 1 Điều 306 Bộ luật Dân sự 2015: “bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có
quyền thỏa thuận về giá tài sản bảo đảm hoặc định giá thông qua tổ chức định giá tài sản khi xử lý tài sản bảo đảm.”. Quy định này có thể dẫn đến cách hiểu: khi xử
lý tài sản bảo đảm, bên nhận thế chấp phải thống nhất được với bên thế chấp, nếu bên bên nhận thế chấp khơng thống nhất được với bên thế chấp thì phải thông qua tổ chức định giá tài sản. Trong trường hợp vi phạm xảy ra, nếu hợp đồng bảo đảm
có thỏa thuận về việc bên nhận thế chấp được quyết định giá tài sản khi chuyển nhượng thì bên nhận thế chấp có được quyết định khơng hay đến lúc chuyển nhượng thì lại phải được sự đồng ý của bên thế chấp? Đây là một nội dung cần làm rõ trong Nghị định hướng dẫn.
Ngoài ra, Điều 306 Bộ luật Dân sự năm 2015 chỉ thừa nhận giá tài sản bảo đảm theo thỏa thuận hoặc theo định giá của tổ chức định giá. Điều này đã loại trừ trường hợp tự xác định giá theo giá thị trường. Đối với các tài sản đã có giá thị trường giao dịch được cơng nhận như chứng khốn thì việc địi hỏi được định giá lại gây ra tốn kém thời gian và chi phí cho các bên. Vì vậy, Điều 306 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng cần được hướng dẫn và giải thích theo hướng đối với tài sản đã có giá thị trường giao dịch được cơng nhận thì khơng cần phải định giá mà xác định theo giá thị trường tại thời điểm chuyển nhượng tài sản thế chấp.
Thứ tư, pháp luật cần có quy định cụ thể về chuyển nhượng tài sản thế chấp
khi bên thế chấp là pháp nhân bị phá sản. Luật phá sản cần bổ sung căn cứ bên nhận thế chấp được quyền bán tài sản thế chấp trong thời gian đang áp dụng biện pháp tạm đình chỉ xử lý tài sản của doanh nghiệp phá sản, cụ thể như: (i) việc tạm đình chỉ xử lý tài sản thế chấp khơng cịn phù hợp với điều kiện tài chính của doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản (trong trường hợp doanh nghiệp khơng có kế hoạch phục hồi hoạt động hoặc kế hoạch phục hồi không khả thi; nếu kế hoạch phục hồi có tính khả thi thì sản bảo đảm khơng tham gia quá trình này); (ii) việc tạm đình chỉ xử lý tài sản thế chấp là nguyên nhận gây ra những thiệt hại không thể khắc phục được, không thể sửa chữa được đối với bên nhận thế chấp và/hoặc (iii) thỏa thuận bán, chuyển nhượng tài sản bảo đảm đã được nhất trí bởi cả bên thế chấp, bên nhận thế chấp, việc xử lý tài sản là cách thức duy nhất tháo gỡ khó khăn cho cả hai
bên. Nếu bên nhận thế chấp không thể xử lý để thu hồi nợ đúng hạn thì họ cũng sẽ lâm vào tình trạng phá sản hoặc tài sản thế chấp phải bị xử lý ngay nếu không sẽ bị hư hỏng và tiêu hủy… vì đây là những chứng cứ để bên nhận thế chấp yêu cầu Tòa án cho phép chuyển nhượng tài sản ngay cả khi Tòa án đã thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản. Nếu áp dụng thủ tục thanh lý tài sản và thanh tốn nợ đối với doanh nghiệp phá sản thì tài sản thế chấp được bán là đương nhiên mà khơng cần có đơn u cầu của bên nhận thế chấp.
Thứ năm, pháp luật cần xây dựng các quy định bảo vệ quyền của bên thế
chấp trong quá trình chuyển nhượng tài sản thế chấp. Qua việc phân tích các quy định của pháp luật có thể nhận thấy rằng bên nhận thế chấp ln có quyền chủ động trong việc bán tài sản bảo đảm. Đây là việc cần thiết để bảo vệ quyền chủ nợ, ngăn chặn việc bên thế chấp tẩu tán, hủy hoại tài sản nhưng cũng có khả năng bên nhận thế chấp sẽ lợi dụng quyền năng này để ảnh hưởng đến lợi ích của bên thế chấp. Do vậy, bên thế chấp có quyền gửi đơn đến Tịa án nhân dân có thẩm quyền để phản đối việc bán, chuyển nhượng tài sản bảo đảm của bên nhận thế chấp nếu cung cấp được các chứng cứ sau: (i) Bên nhận thế chấp đã không thực hiện đúng các thủ tục luật định khi tiến hành bán, chuyển nhượng tài sản thế chấp như không đăng ký quyền xử lý tại cơ quan đăng ký có thẩm quyền; (ii) Bên nhận thế chấp đã lựa chọn xử lý những tài sản không đúng theo thỏa thuận hoặc gây thiệt hại cho bên thế chấp; (iii) Bên nhận thế chấp đã bán tài sản thế chấp theo giá quá thấp với giá trị thực của tài sản nên đã gây thiệt hại cho bên thế chấp và/hoặc (iv) Bên thế chấp kiện yêu cầu hủy kết quả chuyển nhượng tài sản thế chấp của bên nhận thế chấp nếu chứng minh có sự thơng đồng và gian lận giữa bên nhận thế chấp với người mua tài sản, tổ chức đấu giá,…đã gây thiệt hại cho bên thế chấp.
Thứ sáu, pháp luật cần quy định cụ thể về việc có thể chuyển nhượng tài
sản thế chấp trong trường hợp bên thế chấp dùng tài sản để phạm tội hoặc vi phạm các quy định hành chính. Điều 318 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, tài sản thế chấp có thể là động sản hoặc bất động sản. Nếu tài sản thế chấp có liên quan đến vụ án hình sự thì tài sản này sẽ bị xử lý theo quy định. Để phù hợp với tinh thần của Bộ luật Tố tụng hình sự, hiện nay chưa có văn bản nào của cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết về việc xử lý vật chứng trong vụ án hình sự là tài sản thế chấp, các cơ quan có thẩm quyền có rất nhiều cách hiểu, xử lý khác nhau đối với vấn đề này. Vì vậy, nếu bên thế chấp sử dụng tài sản thế chấp để thực hiện hành vi phạm tội hay vi phạm hành chính khiến cho tài sản đó bị tịch thu sung quỹ nhà nước, thì pháp luật cần quy định cụ thể về hướng xử lý: bên nhận thế chấp có được nhận lại tài sản thế chấp để có thể tiếp tục khai thác công năng hay xử lý bằng việc bán, chuyển nhượng tài sản thế chấp đó hay tài sản đó sẽ bị tịch thu sung quỹ nhà nước. Thiết nghĩ, quyền của bên nhận thế chấp cần phải được bảo vệ trước nếu giao dịch thế chấp là hợp pháp và quyền của bên nhận thế chấp phát sinh trước thời điểm có quyết định tịch thu tài sản đó của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Số tiền còn thừa từ việc bán, chuyển nhượng tài sản thế chấp mới bị tịch thu sung quỹ nhà nước [6].
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về chuyển nhƣợng tài sản thế chấp