Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn thành

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong điều tra các tội xâm phạm sở hữu của cơ quan cảnh sát điều tra qua thực tiễn công an thành phố thanh hóa (Trang 49 - 53)

2.1. Đặc điểm tình hình có liên quan đến tội phạm xâm phạm sở

2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn thành

2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn thành phố Thanh Hóa thành phố Thanh Hóa

Thanh Hóa là một tỉnh lớn của Bắc Trung Bộ, là tỉnh có diện tích lớn thứ 5 trong cả nước, là vị trí trung chuyển giữa các tỉnh phía Bắc với các tỉnh phía Nam nước ta. Trong lịch sử nơi đây từng là căn cứ địa vững chắc chống ngoại xâm, là kho nhân tài vật lực phục vụ tiền tuyến. Tỉnh Thanh Hóa nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Với 102km đường bở biển ở đây có thể phát triển hoạt động du lịch, khai thác cảng biển. Thêm vào đó, Thanh Hóa có quy mơ diện tích lớn với nhiều vùng sinh thái khác nhau.

Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa là một đơ thị trẻ, nằm hai bên bở sơng Mã, có vị trí, cảnh quan sinh thái rất thuận lợi, khí hậu ơn hịa, nằm ở cực Bắc miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1560km về phía Nam. Thành phố Thanh Hóa cách sân bay Sao Vàng của huyện Thọ Xuân 45km về phía Tây, cách Khu kinh tế Nghi Sơn thuộc Thị xã Nghi Sơn 80km về phía Nam, cách thành phố biển Sầm Sơn 16km về phía Đơng,… và có cảng Lễ Mơn. Với việc là cửa ngõ nối liền Bắc Bộ và Trung Bộ, thành phố Thanh Hóa là nơi hội tụ các dịng dịch chuyển dân di cư vào đô thị, dân số tăng nhanh cả về thường trú và tạm trú, các loại đối tượng cùng tập

trung về ẩn náu, hoạt động; số đối tượng có quyết định truy nã ngồi xã hội cịn nhiều, số đối tưởng ở các cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, tù tha về, đối tượng sau cai nghiện ma t tái hồ nhập cộng đồng nhưng chưa có cơng ăn việc làm ổn định… làm cho tình hình tội phạm luôn tiềm ẩn phức tạp. Quan hệ xã hội và địa bàn hoạt động của từng cá nhân ngày càng được mở rộng làm cho thành phố trở thành địa bàn hoạt động trọng điểm của các loại tội phạm mang tính nội địa lẫn quốc tế. Thành phố là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Tỉnh nhà. Dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa ngày càng phát triển. Đời sống và thu nhập bình quân đầu người của người dân Thành phố tiếp tục được nâng cao. Hoạt động quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội ở tầm vĩ mơ cơ bản ổn định; văn hố, xã hội có những bước tiến bộ đáng kể; an sinh xã hội và tình hình ANTT được bảo đảm…

Bên cạnh các ưu điểm, thành tựu đạt được, tình hình kinh tế, văn hố, xã hội và ANTT trên địa bàn Thành phố hiện nay và nhiều năm tiếp theo vẫn còn nhiều vấn đề nhức nhối, mà trong một thời gian ngắn chưa thể giải quyết triệt để. Nổi bật trong đó là việc quản lý xã hội của các cơ quan chức năng còn yếu kém, dẫn đến vấn đề ANTT phát sinh nhiều diễn biến phức tạp. Mặc dù, đã và đang có sự can thiệp mạnh của Chính phủ và của các cơ quan quản lý kinh tế vĩ mơ nhưng tình trạng trên vẫn chưa được khắc phục hiệu quả, tăng trưởng kinh tế của TP Thanh Hóa vẫn chưa tương xứng với điều kiện khả năng hiện có và dưới con mắt của các doanh nghiệp nước ngồi, TP Thanh Hóa vẫn chưa là nơi hấp dẫn thu hút đầu tư. Điều đó, làm cho đời sống của người lao động, nhất là những người ăn lương tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Vấn đề lao động, việc làm nhất là của thanh niên, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường trên địa bàn thành phố vẫn là vấn đề xã hội nan giải, tỷ lệ người lao động thất nghiệp vẫn ở mức độ cao. Hiệu quả quản lý kinh tế và sức

cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, nhất là của các doanh nghiệp Nhà nước vẫn ở mức thấp. Điều đáng chú ý là, kỷ cương xã hội, kỷ luật lao động và trách nhiệm cơng chức vẫn cịn nhiều yếu kém. Những hạn chế nêu trên tiếp tục có tác động, ảnh hưởng đến tiến trình đổi mới của thành phố nói chung và tình hình ANTT nói riêng; là nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, tồn tại và phát triển của nhiều loại tội phạm, trong đó có tội phạm XPSH, gây khó khăn cản trở đến hoạt động đấu tranh phòng chống, điều tra chứng minh làm rõ tội phạm của Cơ quan CSĐT Công an thành phố.

Mặt khác, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, tại thành phố Thanh Hóa xuất hiện ngày càng nhiều các băng nhóm thanh niên có lối sống lệch lạc, khơng có lý tưởng, coi trọng đồng tiền và vật chất một cách mù quáng, lại lười lao động, thích hưởng thụ, muốn chứng tỏ mình là “đại ca”, cầm đầu bằng cách tụ tập băng nhóm, dùng bạo lực để tranh giành địa bàn. Bên cạnh đó, các hoạt động tệ nạn xã hội như: mại dâm, cờ bạc, ma tuý cũng trên đà phát triển, kéo theo nhiều nhiều đối tượng vào con đường nghiện ngập, ăn chơi. Đó là những nguyên nhân làm xuất hiện nhiều băng nhóm xâm phạm tài sản bất hợp pháp có tổ chức ở địa bàn thành phố Thanh Hóa thời gian gần đây. Trong đó, nguy hiểm nhất là các băng nhóm này do những đối tượng có tiền án, tiền sự cầm đầu, có sự câu kết giữa đối tượng hình sự tại địa phương và đối tượng hình sự ở các tỉnh, thành khác. Các băng nhóm này hoạt động với mức độ nguy hiểm hơn nhiều, vì chúng vừa thơng thuộc địa bàn, lại vừa xa lạ với người dân địa phương, khi gây án chúng đến và đi rất nhanh do có đối tượng tại địa phương chỉ điểm, nhưng khi trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội lại do đối tượng ở địa bàn khác làm, nên công tác điều tra, nhận dạng, kiểm danh, kiểm diện để sàng lọc đối tượng gặp rất nhiều khó khăn.

Một vấn đề cũng đáng báo động, tại Thanh Hóa nơi tập trung một số trường Đại học, Cao đẳng và Trung học dạy nghề. Đội ngũ học sinh, sinh viên

hiện nay tăng lên một cách đáng kể. Phần đa số lượng sinh viên chuyên cần học tập, rèn luyện, bên cạnh đó cũng xuất hiện một số sinh viên quậy phá, hư hỏng, móc nối với những thành phần thanh niên xấu tại địa phương để ăn chơi, uống rượu, sử dụng chất cấm, gây gổ đánh nhau làm mất trật tự trị an trên địa bàn. Với cơ chế dạy, học và quản lý thơng thống, cịn chưa sâu sắc của các trường đã làm nảy sinh nhiều vấn đề bất cập, phức tạp hơn, gây cản trở cho việc theo dõi, quản lý vì học sinh, sinh viên hiện nay khơng cịn sống tập trung trong ký túc xá mà sống rải rác ở các phòng trọ, nhà người thân,... nhiều nơi bên ngoài. Các tệ nạn xã hội xuất hiện ngày càng nhiều trong đội ngũ học sinh và sinh viên. Đặc biệt, đã xuất hiện những băng nhóm tội phạm có tính chất chiếm đoạt tài sản do những học sinh, sinh viên trực tiếp hoặc tham gia thực hiện. Đối với những vụ chiếm đoạt tài sản có tổ chức do học sinh, sinh viên thực hiện, việc điều tra, sàng lọc đối tượng cũng gặp khơng ít khó khăn, vì những nhận định sai lầm ban đầu về đối tượng gây án sẽ không ngờ là nằm trong độ tuổi còn rất trẻ này. Điều trên có thể thấy tình hình tội phạm đang có xu hướng trẻ hóa là rất cao.

Về phong tục, tập quán sinh hoạt, ăn ở và ý thức pháp luật của người dân địa phương thành phố Thanh Hóa nhìn chung vẫn cịn nhiều hạn chế, là nguyên nhân làm phát sinh nhiều loại tội phạm, trong đó có tội phạm XPSH. Người dân thành phố Thanh Hóa đa số là dân tộc Kinh, một số nhỏ là của dân tộc khác từ các huyện miền núi xuống sinh sống và học tập, sống đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau. Tính tình hịa đồng, chất phát và rất mến khách nhưng cũng dễ mất cảnh giác trước những phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi của tội phạm. Ngoài những người sống ở khu vực thành phố có nhà cửa kiên cố, cịn lại phần đa những người sống ở khu vực các huyện, vùng nông thôn đều ở nhà bán kiên cố, thậm chí rất sơ hở, dễ mất cảnh giác trong quá trình bảo vệ tài sản cá nhân của mình, như tối ngủ khơng khóa cửa vào ban đêm, hoặc chỉ

để trẻ nhỏ, người già ở nhà một mình... Đó là những điều kiện thuận lợi cho tội phạm xâm phạm sở hữu dễ dàng thực hiện hành vi phạm tội của mình. Song song với điều đó, ở khu vực nơng thôn nhân dân lại sống không tập trung, thường nhà này cách nhà kia một khoảng cách khá xa, phương tiện thông tin liên lạc thiếu thốn, lạc hậu, nên khi có vụ chiếm đoạt tài sản xảy ra thì việc thơng tin và ứng cứu khơng kịp thời, người dân cũng khơng có ý thức cao về cơng tác bảo vệ hiện trường. Những điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến cơng tác điều tra, thu thập dấu vết, tìm người làm chứng... Đó là những điều kiện thuận lợi để các đối tượng hình sự nói chung và tội phạm XPSH nói riêng lợi dụng thực hiện hành vi phạm tội và ẩn náu.

Những đặc điểm tình hình được nêu ở trên đã tiềm ẩn những nguyên nhân và điều kiện của tình trạng tội phạm, và đó thực sự là mơi trường với những thuận lợi để các loại tội phạm sinh sôi, phát triển. Trong đó, có sự xuất hiện và hoạt động ngày càng nhiều của tội phạm XPSH thời gian qua.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong điều tra các tội xâm phạm sở hữu của cơ quan cảnh sát điều tra qua thực tiễn công an thành phố thanh hóa (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)