Những kết quả, ưu điểm đạt được

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong điều tra các tội xâm phạm sở hữu của cơ quan cảnh sát điều tra qua thực tiễn công an thành phố thanh hóa (Trang 58 - 76)

2.2. Nhận xét, đánh giá về kết quả, ưu điểm áp dụng pháp luật

2.2.1. Những kết quả, ưu điểm đạt được

2.2.1.1. Kết quả

- Áp dụng pháp luật trong việc lấy lời khai nạn nhân và những người có mặt tại hiện trường khi xảy ra vụ án

Các hoạt động điều tra, xác minh ban đầu sẽ được các lực lượng chức năng tiến hành ngay khi đến hiện trường khi vụ án xảy ra là: Bảo vệ hiện trường vụ án, khám nghiệm hiện trường, thu thập dấu vết của tội phạm, truy lùng đối tượng gây án theo dấu vết nóng,...Thế nhưng, để có thể tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình điều tra ban đầu được tiến hành chính xác và đạt hiệu

quả cao nhất, thì điều đầu tiên cần phải làm là lấy lời khai sơ bộ của những người có mặt tại hiện trường chứng kiến khi vụ án xảy ra và đặc biệt là nạn nhân. Bởi họ là những người biết nhiều và rõ ràng về thông tin của vụ án nhất, hoạt động lấy lời khai ban đầu là căn cứ cho lực lượng CSĐT có thể lên kế hoạch cũng như thiết lập, tiến hành các biện pháp điều tra tiếp theo.

Để bảo đảm các vẫn đề liên quan được xử lý một cách nhanh chóng và kịp thời, cần lấy lời khai sơ bộ của những người có mặt tại hiện trường khi vụ án xảy ra và nạn nhân một cách gọn gàng và tiết kiệm thời gian nhất có thể, chỉ cần ghi nhận những nội dung chính cần thiết để làm căn cứ cho các biện pháp cấp bách. Những nội dung chính cần được làm rõ trong khi lấy lời khai ban đầu là: Họ tên, địa chỉ của nạn nhân, của người làm chứng, người báo tin; thời gian, địa điểm xảy ra vụ án; đặc điểm nổi bật, số lượng đối tượng gây án, chúng đến hiện trường bằng đường nào; đặc điểm, số lượng tài sản bị chiếm đoạt; công cụ, phương tiện gây án của các đối tượng, thời gian và hướng đối tượng chạy trốn,... Đối với các vụ án XPSH cần đặc biệt làm rõ thêm về đặc điểm nhận dang của các đối tượng, hành vi của chúng trong quá trình phạm tội, chúng giao tiếp với nhau những gì, giọng nói của chúng như thế nào,... nhằm tìm ra những sơ hở của chúng phục vụ cho quá trình truy vết sau này.

Để phục vụ cho một số trường hợp khẩn cấp thì việc lấy lời khai sơ bộ khơng nhất thiết phải lập biên bản một cách đầy đủ theo đúng quy định, trình tự thủ tục, mà chỉ cần nêu lên những điểm quan trọng nhất để kịp thời làm căn cứ cho các công tác tiếp theo được tiến hành sớm. Và trong quá trình điều tra vụ án thì các bản lấy lời khai này sẽ được bổ sung đầy đủ sau đấy. Thông qua việc nghiên cứu hồ sơ các vụ án XPSH xảy ra trên địa bàn TP Thanh Hóa và có thời gian được trao đổi trực tiếp với các ĐTV và CBĐT thụ lý các vụ án này thì có thể rút ra là: Có đến 55% số vụ mà CBĐT và ĐTV lấy được lời khai của người làm chứng và bị hại tại hiện trường. Và với những trường hợp

này, hoạt động điều tra, khám phá, truy bắt đối tượng theo dấu vết nóng ln đạt hiệu quả thành cơng với tỷ lệ rất cao.

Như vậy, việc lực lượng bảo vệ và điều tra tại hiện trường đến muộn, không thể lấy được những lời khai ban đầu của những người có mặt tại hiện trường khi xảy ra vụ án một cách kịp thời, đầy đủ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc khám phá, điều tra các vụ án XPSH xảy ra trên địa bàn TP thanh Hóa khơng đạt hiệu quả như yêu cầu, làm ảnh hưởng trực tiếp đến tồn bộ q trình điều tra tiếp theo.

- Cấp cứu người bị thương có liên quan trong vụ án.

Trường hợp người bị thương khi vụ án xảy ra là có vậy nên cấp cứu người bị thương là biện pháp cần thiết, cấp bách của lực lượng bảo vệ và điều tra tại hiện trường khi vụ án XPSH xảy ra và có sự xâm phạm trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng. Việc đầu tiên khi đến hiện trường của các vụ án XPSH có sự xâm phạm đến sức khỏe và tính mạng như các vụ cướp tài sản, vụ cướp giật tài sản, vụ bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản thì ngồi các cơng tác lấy lời khai sơ bộ của những người có liên quan thì cần đồng thời tổ chức sơ cứu, cấp cứu cho người bị thương nếu có. Sau khi sơ cứu và băng bó cho người bị thương thì cần nhanh chóng đưa họ đến trung tâm y tế gần nhất. Một số lưu ý đối với lực lượng bảo vệ hiện trường trong quá trình đưa người bị thương đi cấp cứu là: đánh dấu lại vị trí của người bị thương trước khi được đưa đi, bất kì di chuyển nhỏ nào trong hiện trường cũng tránh việc làm thay đổi vị trí, hay làm hư hỏng các vật chứng, dấu vết có ở hiện trường, đồng thời tranh thủ lấy lời khai với những vấn đề quan trọng và cơ bản nhất có liên quan đến vụ án. Dựa vào tình trạng sức khỏe của nạn nhân để xem xét việc lấy lời khai nhiều hay ít, thu thập những thơng tin ban đầu có giá trị pháp lý để tiến hành các biện pháp điều tra tiếp theo được dễ dàng và đạt hiệu suất cao.

giữa 2 bên hoặc do sơ suất của thủ phạm trong việc sử dụng công cụ hay phương tiện khi tẩu thốt, thì việc người bị thương khơng chỉ riêng bị hại mà cả đối với các thủ phạm gây án. Với những trường hợp thủ phạm gây án bị thương nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng thì nhanh chóng tổ chức cấp cứu, sơ cứu kịp thời nhưng vẫn bảo đảm việc phân công lực lượng giám sát và bảo vệ đối tượng nhằm đề phịng đối tượng có thể bỏ trốn, chống cự hoặc có hành động tự sát. Song song với đó, tranh thủ lấy lời khai để xác định các đối tượng tham gia gây án cùng nếu có, từ đó truy lùng các đối tượng cịn lại theo dấu vết nóng phục vụ cho q trình điều tra.

- Tổ chức lực lượng truy bắt thủ phạm theo dấu vết nóng

Nhiệm vụ cũng như mục đích của lực lượng CSĐT khi xác định vụ án XPSH xảy ra là hướng tới truy bắt được các đối tượng tham gia vào quá trình gây án, điều tra làm rõ, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Vậy nên, nếu xét thấy có khả năng tốt thì nhanh chóng tổ chức vây bắt thủ phạm theo dấu vết nóng trong những vụ án XPSH.

Việc dựa trên các cơ sở thông tin của người bị hại, người có mặt tại hiện trường hay thậm chí là của đối tượng đồng bọn cùng tham gia gây án thì việc truy bắt thủ phạm theo dấu vết nóng là biện pháp cấp bách, cần được tiến hành ngay sau khi phát hiện có hành vi phạm tội xảy ra, do các lực lượng Công an cơ sở, lực lượng bảo vệ hiện trường tiến hành. Việc truy bắt thủ phạm theo dấu vết nóng thường được tiến hành trong những vụ án XPSH dựa vào các trường hợp sau:

Lực lượng bảo vệ hiện trường có mặt kịp thời ngay khi vụ án xảy ra đã được phát hiện, người có mặt tại hiện trường hoặc người bị hại nhớ rõ đặc điểm nhận dạng của đối tượng, hướng đối tượng tẩu thoát, phương tiện mà đối tượng sử dụng để tẩu thoát và khoảng thời gian đối tượng tẩu thốt.

án là ai, họ tên, địa chỉ, có thể cịn biết về các mối quan hệ gia đình. Trường hợp thông tin được cung cấp bởi đối tượng đồng phạm cùng tham gia gây án bị bắt giữ thì trước tiên cần nắm được những nơi mà đối tượng chạy trốn có thể lui đến nhằm trốn tránh sau khi gây án xong. Cần để ý đến trường hợp các đối tượng đồng bọn có thể khai báo sai sự thật, gian dối nhằm kéo dài thời gian, che dấu cho đồng bọn tẩu thốt, gây khó khăn cho quá trình điều tra. Nếu xảy ra trường hợp này, yêu cầu sự tỉnh táo cũng như nhận định chặt chẽ, chính xác cũng như kinh nghiệm và bản lĩnh của các ĐTV và CBĐT. Và việc truy bắt thủ phạm theo dấu vết nóng này cần có sự phối, kết hợp với việc đối chất, thẩm vấn đối tượng bị bắt giữ, đảm bảo cho thông tin liên lạc, cùng cấp được kịp thời, liên tục không bị ngắt quãng cho lực lượng truy bắt.

Thông qua việc nghiên cứu hồ sơ các vụ án XPSH xảy ra trên địa bàn TP Thanh Hóa dựa theo dấu vết nóng cịn rất nhiều hạn chế, với tỷ lệ là 22%. Một trong những nguyên nhân chính là nguồn tin tố giác tội phạm đến muộn bởi người bị hại bị khống chế, hoặc thủ phạm có hành vi gây cản trở như việc: lấy đi điện thoại liên lạc, trói và nhét vật vào miệng nạn nhân làm nạn nhân khơng cịn khả năng nói, hoặc nạn nhân bị thương trong quá trình bị chiếm đoạt tài sản,... để chúng có thời gian cũng như điều kiện rời khỏi hiện trường, thậm chí có thể thay thế, tiêu hủy các dấu vết mà chúng để lại. Đồng thời, lý do có thể là khi vụ án xảy ra thì lực lượng cơng an cơ sở đến hiện trường muộn, vậy nên không thể triển khai các biện pháp nghiệp vụ cần thiết một cách kịp thời. Cũng có thể lý do là nạn nhân bị hơn mê bất tỉnh, mê man hoặc bị chết nên khơng có khả năng cung cấp thơng tin về thủ phạm gây án cho cơ quan chức năng. Thậm chí, xảy ra trường hợp nạn nhân vì có tâm lý khơng vững vàng nên hoảng hốt, còn người làm chứng thì có sự ngại ngùng, chần chừ, thiếu sự quyết liệt nên cung cấp thơng tin sai, thiếu chính xác và chậm trễ, hoặc có thể khơng cung cấp được thông tin. Tất cả các nguyên nhân được

nêu đều gây cản trở, khó khăn rất nhiều cho quá trình truy bắt thủ phạm theo dấu vết nóng.

- Cơng tác tổ chức bảo vệ hiện trường

Việc thu thập đầy đủ và chính xác các dấu vết liên quan có trong hiện trường xảy ra vụ án một cách nguyên vẹn, và khác quan nhất có thể là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành cơng của q trình điều tra và làm sáng tỏ vụ án.Vậy nên, biện pháp cấp bách cần được tiến hành và xử lý ngay khi phát hiện ra tội phạm là công tác bảo vệ hiện trường. Cụ thể là việc tổ chức, lên kế hoạch và sử dụng các biện pháp nghiệp vụ và biện pháp hành chính cơng khai nhằm bảo đảm các dấu vết và vật chứng liên quan đến vụ án có tại hiện trường được nguyên vẹn.

Và công tác bảo vệ hiện trường này thường được lực lượng Công an phường, xã nơi vụ án xảy ra vận hành đối với các vụ án XPSH. Đối với các vụ án có hiện trường phức tạp, rộng thì cần sự hỗ trợ và phối hợp của lực lượng Cảnh sát trật tự, Cảnh sát giao thơng. Cịn tùy theo hiện trường là ngoài trời hay trong nhà mà các lực lượng chức năng có biện pháp thích hợp để lên kế hoạch bảo vệ. Cần xác định chuẩn xác phạm vụ của hiện trường để có thể tổ chức sử dụng các công cụ, phương tiện bảo vệ phù hợp là điều quan trọng nhất. Nếu hiện trường là ở trong nhà cần phổ biến cho những người sinh sống ở đây hạn chế di chuyển đồ vật cũng như đi lại làm thay đổi vị trí hoặc làm các dấu vết khơng cịn ngun vẹn, gây ảnh hưởng đến quá trình điều tra.

- Áp dụng pháp luật trong việc tiến hành các hoạt động thu thập dấu vết, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án trong quá trình điều tra, khám nghiệm tại hiện trường

Việc khám nghiệm hiện trường là điều cần thiết để có thể thu thập được các dấu vết, tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án đạt được kết quả theo yêu cầu. Vì hiện trường là nơi xảy ra và phát hiện tội phạm, và trong quá trình

thực hiện hành vi phạm tội của mình, thủ phạm chắc chắn sẽ để lại những dấu vết, vật chứng giúp ích cho q trình phá án. Khám nghiệm hiện trường các vụ án hình sự nói chung hay vụ án XPSH nói riêng là một hoạt động tố tụng hình sự do CQ CSĐT chủ trì thực hiện cùng sự tham gia, hỗ trợ của một số lực lượng khác như lực lượng Kỹ thuận hình sự nhằm thu thập, phát hiện những dấu vết, vật chứng có tại hiện trường, và cơng tác này có thể được tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự. Ý nghĩa của kết quả khám nghiệm hiện trường là rất quan trọng cho quá trình điều tra vụ án như: xác định được có tội phạm XPSH xảy ra hay không, lập ra được các giả thuyết điều tra, có đặc điểm đáng nghi nào, từ đó lập ra được kế hoạch điều tra phù hợp.

Ngoài các phường nội thành thì tại TP Thanh Hóa, phần đa người dân sống ở các xã đều là vùng nông thôn ven thành phố, vậy nên công khám nghiệm, truy tìm, thu giữ đồ vật, dấu vết trong những vụ án xảy ra ở đồng ruộng, ao, hơ, sơng suối, vườn cây gặp rất nhiều khó khăn, nhất là khi thời tiết có mưa, làm các dấu vết dễ bị mất hoặc khơng cịn ngun vẹn.

Có thể nói, đối với các vụ án XPSH diễn ra tại TP Thanh Hóa thì cơng tác khám nghiệm hiện trường còn nhiều hạn chế, bất cập do nhiều nguyên nhân khác nhau như: vai trò của ĐTV trong việc chỉ đạo, điều hành công tác khám nghiệm hiện trường còn chưa được phát huy đúng với yêu cầu; Các trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác khám nghiệm hiện trường còn chưa hiện đại, chưa đầy đủ với yêu cầu khí hậu và địa hình những vùng sống nước; Trình độ khoa học cũng như trình độ chun mơn, nghiệp vụ của các cán bộ làm công tác khám nghiệm hiện trường chưa cao. Đi kèm với đó, như trong điều 201 của BLTTHS quy định về công tác khám nghiệm hiện trường thì ngồi lực lượng Cơng an sẽ có một số thành phần khác trong quá trình khám nghiệm ví dụ như KSV, thế nhưng vai trò của KSV chưa được thể hiện rõ so với thực tế. Từ đây sẽ dẫn đến việc nhiều các dấu vết mà thủ phạm

để lại không thể thu thập đầy đủ, nguyên vẹn hoặc không thể thu thập được, và làm cho các dấu vết khơng cịn giá trị chứng minh tội phạm trong q trình điều tra sau này.

- Áp dụng pháp luật trong việc Khởi tố vụ án hình sự

Theo điều 143 Bộ luật TTHS quy định các căn cứ khởi tố vụ án hình sự, thì ngay sau khi tiến hành các hoạt động điều tra ban đầu, xác minh nguồn tin thu thập tài liệu, chứng cứ, xác định có dấu hiệu của tội phạm XPSH thì CQĐT ra quyết định khởi tố vụ án. Đây là tiền đề và cơ sở pháp lý để tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự tiếp theo của vụ án.

Các vụ án XPSH tại TP Thanh hóa, việc khởi tố vụ án hình sự sẽ được tiến hành ngay sau kết thúc công tác điều tra ban đầu, khám nghiệm hiện trường, xác định có hay khơng tội phạm XPSH xảy ra, nếu trường hợp là có và tuy chưa xác định được thủ phạm gây án. Từ năm 2017 đến hết năm 2020, CQ CSĐT Cơng an TP Thanh Hóa đã ra quyết định khởi tố 888 vụ án XPSH. Quá trình nghiên cứu cho thấy 100% các quyết định khởi tố vụ án XPSH là hồn tồn chính xác, có đầy đủ căn cứ, đáp ứng kịp thời cho các giai đoạn tiếp theo của quá trình điều tra vụ án.

- Áp dụng pháp luật trong xây dựng kế hoạch điều tra vụ án

Để có thể đảm bảo cho quá trình điều tra vụ án có định hướng, thích hợp với từng hồn cảnh, tình huống khác nhau thì việc xây dựng kế hoạch

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong điều tra các tội xâm phạm sở hữu của cơ quan cảnh sát điều tra qua thực tiễn công an thành phố thanh hóa (Trang 58 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)