2.3. Những hạn chế, thiếu sót của áp dụng pháp luật trong điều tra
2.3.1. Những hạn chế, thiếu sót
Cơ quan CSĐT Công an TP Thanh Hóa bên cạnh những kết quả đạt được đi kèm với những ưu điểm trong quá trình điều tra tội phạm XPSH thì vẫn cịn bộc lộ ra một số thiếu sót, hạn chế sau:
- Việc ADPL trong nắm tình hình phát hiện đầu mối đối tượng nghi vấn và diễn biến của tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu để phục vụ yêu cầu điều tra chứng minh làm rõ tội phạm còn chưa kịp thời, thiếu chủ động
Trong thực tế, còn rất nhiều hạn chế trong cơng tác nắm tình hình về tội phạm, cũng như các di biến động của các đối tượng nghi vấn trong q trình đấu tranh phịng chống tội phạm XPSH nói chung và điều tra chứng minh làm rõ loại tội phạm này nói riêng. Phần đa việc phát hiện tội phạm XPSH là từ nguồn tin tốt giác, tin báo của quần chúng nhân dân. Nhiều vụ án XPSH gây hậu quả nghiêm trọng mà CQĐT không phát hiện, ngăn chặn kịp thời. Vì thế, việc khai thác sử dụng kết quả các công tác nghiệp vụ cơ bản để kiểm tra xác minh, sơ bộ đánh giá về đối tượng gây án, về tính chất mức độ nguy hiểm và bản chất vụ án... để xây dựng các giả thuyết điều tra, xác định hướng điều tra và các biện pháp điều tra khẩn cấp cần áp dụng trong giai đoạn điều tra ban đầu thường rất lúng túng, trong hầu hết các vụ án khi tội phạm xảy ra. Ở trong những thời điềm này, Cơ quan CSĐT thường sẽ tung hết lực lượng, áp dụng tràn lan tùy tiện nhiều biện pháp, phương tiện... nhưng hiệu quả thấp, không đáp ứng được yêu cầu điều tra đặt ra.
- Áp dụng pháp luật trong hoạt động điều tra còn bị chia cắt, thiếu sự
phối hợp hỗ trợ của các lực lượng, biện pháp, phương tiện có liên quan trong phát hiện thu thập tài liệu chứng cứ chứng minh làm rõ vụ án theo quy định của pháp luật
Hoạt động điều tra tội phạm XPSH của Cơ quan CSĐT Công an TP Thanh Hóa trên thực tế cịn thiếu sự phối hợp lực lượng trong quá trình điều tra. Việc không sử dụng và khai thác tốt các quy định của pháp luật để quan hệ phối hợp lực lượng, phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, phương tiện, biện pháp nghiệp vụ và các phương pháp, chiến thuật điều tra để thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh làm rõ tội phạm XPSH theo quy định của pháp luật của Cơ quan CSĐT. Các hoạt động trinh sát có sự phối hợp hỗ trợ chưa thực sự hiệu quả cho hoạt động điều tra. Trong nhiều trường hợp, về việc triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp điều tra theo trình tự TTHS để mở rộng vụ án thì hoạt động trinh sát chưa thể hiện rõ được vai trị của mình, làm cho các hoạt động điều tra bị chia cắt, thiếu tính liên kết, đồng bộ,… ví dụ như: Áp dụng các biện pháp bắt, khám xét thu giữ tài liệu, kê biên tài sản; hỏi cung bị can, kiểm tra xác minh đánh giá các lời khai; truy tìm vật chứng, tiền vàng tài sản bị chiếm đoạt; đối chất nhận dạng; thực nghiệm điều tra; trưng cầu giám định,... Làm cho quá trình làm rõ, chứng minh tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội thiếu đi các chứng cứ, tài liệu quan trọng cần thiết theo quy định của pháp luật.
- Áp dụng pháp luật trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ, tiền vàng, tài sản, vật có giá trị để chứng minh và giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật còn nhiều hạn chế
Việc làm rõ những vấn đề phải chứng minh trong vụ án thường gặp rất nhiều khó khăn trong điều tra các vụ án XPSH, nhất là trong các trường hợp đối tượng XPSH đã thực hiện nhiều vụ án; các tài liệu chứng cứ như: tiền,
vàng, tài sản bị chiếm đoạt đã bị đối tượng tẩu tán, tiêu hủy; vụ án đang thụ lý điều tra đã xẩy ra từ nhiều năm trước đây. Việc tiến hành các biện pháp bắt, khám thu giữ tài liệu, niêm phong kê biên tài sản để khắc phục hậu quả do tội phạm gây ra, trả lại tài sản cho người bị hại thường không đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Vì thế, trong nhiều trường hợp Cơ quan CSĐT thiếu những tài liệu, chứng cứ quan trọng và cần thiết để chứng minh làm rõ vụ án XPSH theo quy định của pháp luật, vậy nên thường chỉ bị xử lý hành chính.