Tình hình các tội phạm xâm phạm sở hữu trên địa bàn thành phố

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong điều tra các tội xâm phạm sở hữu của cơ quan cảnh sát điều tra qua thực tiễn công an thành phố thanh hóa (Trang 53 - 56)

2.1. Đặc điểm tình hình có liên quan đến tội phạm xâm phạm sở

2.1.2. Tình hình các tội phạm xâm phạm sở hữu trên địa bàn thành phố

phố Thanh Hóa

Tình trạng phạm tội là tình hình tội phạm xảy ra trong một giai đoạn nhất định của sự thay đổi, phát triển xã hội, mang thuộc tính lịch sử giai cấp, pháp luật hình sự và tổng hợp các số liệu tội phạm với người phạm tội xảy ra ở một ngành, một lĩnh vực, một địa phương hay trong phạm vi toàn quốc vào một khoảng thời gian nhất định [69].

Hoạt động nghiên về tình hình tội phạm nói chung và tội phạm XPSH nói riêng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa cũng dựa trên trên nguyên tắc chung, phổ biến. Do sự thực hiện đồng bộ nhiều đợt tấn công trấn áp tội phạm, qua việc tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân trong cơng tác phịng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm trong

tình hình những loại tội phạm phi truyền thống đang ngày một phát triển, nhất là từ khi triển khai Nghị quyết số 96/2019/QH14 và Chương trình quốc gia phịng chống tội phạm đã đạt được những kết quả nhất định. Thế nhưng tình hình phạm pháp hình sự vẫn có chiều hướng tăng dần theo từng năm.

Nhìn chung, tình hình phạm pháp hình sự có chiều hướng tăng những năm qua trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Những loại tội phạm có diễn biến ngày một phức tạp và có sự gia tăng về số lượng như: Các tội vi phạm các qui định về an tồn giao thơng, cố ý gây thương tích, đặc biệt là các tội XPSH. Điều đáng nói đến ở đây là tình hình tội phạm hình sự có chiều hướng ngày càng phức tạp, điều này cũng xảy ra tương tự với tội phạm XPSH, không những về tính chất, mức độ nguy hiểm, hậu quả thiệt hại và qui mô, tổ chức của các vụ phạm tội mà còn đáng báo động về số vụ xảy ra. Các thủ đoạn, phương thức phạm tội của tội phạm XPSH ngày một tinh vi hơn nữa, một số còn hoạt động theo băng ổ nhóm có tổ chức, mang tính chất chun nghiệp.

Tội phạm XPSH là loại tội phạm thường hay xảy ra, nhưng so với một số nhóm tội phạm khác lại chiếm một tỉ lệ khơng q cao. Tính riêng các tội XPSH được quy định tại chương XVI Bộ luật hình sự gồm 13 loại tội danh, trộm cắp tài sản là loại tội phạm chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các tội danh này, xếp sau là tội hủy hoại tài sản và cướp giật tài sản, tuy nhiên cướp giật tài sản là tội có mức độ nguy hiểm nhất trong số các tội XPSH. Ở thời điểm gần đây, các đối tượng XPSH đã dần không hoạt động riêng lẻ như nhiều năm trước nữa, mà thay vào đó chúng cấu kết thành các băng nhóm có tổ chức cơ cấu chặt chẽ. Chúng thường tổ chức từ 3 đến 4 người trở lên, phần đa đều là những tên có tiền án, tiền sự, cũng như bọn chúng không những cấu kết, lôi kéo, thu nạp thêm những thành phần cơn đồ, lưu manh khơng có nghề nghiệp ổn định tham gia vào băng nhóm của chúng. Vậy nên, thiệt hại cũng như hậu quả mà tội phạm XPSH gây ra ngày một nguy hiểm, nghiêm trọng với những phương thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi, liều lĩnh, manh động hơn nữa.

Qua nghiên cứu, khảo sát báo cáo tổng kết của Đội CSHS thuộc Công an thành phố Thanh Hóa từ năm 2017 đến hết năm 2020, đã thống kê xác định được diễn biến, tình hình tội phạm XPSH trên địa bàn thời gian qua (Phụ lục 1, 2, 3).

Về đặc điểm nhân thân đối tượng phạm tội: Qua nghiên cứu 888 vụ

phạm tội XPSH cho thấy, phần đa các đối tượng phạm tội là nam giới (chiếm 94%), ở độ tuổi trung bình từ 18 - 30 tuổi (chiếm 59%), khơng có nghề nghiệp ổn định hoặc khơng có nghề nghiệp (chiếm 77%). Về trình độ học vấn của các đối tượng phạm tội phần đa là trung học cơ sở và trung học phổ thông trở xuống (chiếm 85%). Nhiều đối tượng phạm tội đã có tiền án, tiền sự từ trước đó (chiếm 58%). Số đối tượng là người tỉnh ngoài gây án trên địa bàn chiếm khoảng 30%.

Về thời gian và địa điểm gây án: Qua thực tiễn cơng tác phịng, chống

loại tội phạm này cho thấy, các vụ XPSH thường xảy ra trên các tuyến đường bộ thường xảy ra vào giờ cao điểm khi lượng người và phương tiện tham gia giao thông đông đúc và những lúc sơ hở của người dân không kể thời gian nhất định. Thống kê cho thấy, khoảng thời gian buổi trưa hoặc chiều, tối là phổ biến xảy ra các vụ XPSH, chủ yếu từ 11h - 14h (chiếm 35%) và từ 17h - 20h (chiếm 44%). Về địa điểm xảy ra các vụ xâm phạm sở hữu chủ yếu là trên đường phố, tuyến phố và tại các điểm ra vào giao dịch tiền bạc, khách sạn, nhà hàng, chợ, siêu thị, bến tàu, bến xe, gắn liền với đường phố, chiếm 88%. Địa điểm gây án tập trung chủ yếu trên các tuyến đường thuộc các phường trung tâm thành phố như phường Ba Đình, Lam Sơn, Điện Biên, Đông Vệ, Quảng Tâm, Đông Hương.

Về phương thức, thủ đoạn phạm tội: Thực tế cho thấy, thủ đoạn gây án

rất đa dạng, táo bạo và công khai: sử dụng xe gắn máy di chuyển trên các đường phố để theo dõi, quan sát, phát hiện “mục tiêu” (những người có tài sản

và sơ hở trong quản lý) hoặc lợi dụng sơ hở của người dân có thể nhanh chóng tiếp cận với tài sản rồi lén lút thực hiện hành vi chiếm đoạt. Đối với hành vi cướp giật tài sản, khi có điều kiện thuận lợi thì đối tượng cầm lái có nhiệm vụ lái xe ép sát người bị hại để đối tượng ngồi sau giật tài sản rồi nhanh chóng tăng ga tẩu thốt. Đối tượng giật tài sản thường ngồi phía sau để quan sát, phát hiện “mục tiêu”, giật tài sản và chống trả khi bị đuổi bắt. Còn với các tội khác sẽ lợi dụng sơ hở không để ý của nạn nhân để tiếp cận và chiếm đoạt tài sản một cách nhanh chóng nhờ các cơng cụ hỗ trợ đã mang theo.

Đặc điểm tài sản bị chiếm đoạt: Các loại tài sản mà tội phạm nhằm

chiếm đoạt thường là những tài sản dễ lấy và dễ chiếm đoạt, có giá trị, dễ giành giật, dễ tiêu thụ như: túi xách, ví cầm tay, đồ trang sức, điện thoại di động, máy tính xách tay, xe máy,...

Đặc điểm về người bị hại: Phân tích các vụ XPSH đã xảy ra trên các

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong điều tra các tội xâm phạm sở hữu của cơ quan cảnh sát điều tra qua thực tiễn công an thành phố thanh hóa (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)