2.2. Nhận xét, đánh giá về kết quả, ưu điểm áp dụng pháp luật
2.2.2. Nguyên nhân của những kết quả, ưu điểm
Thứ nhất, nguyên nhân khách quan:
- Đối với CQ CSĐT Cơng an TP Thanh Hóa trong hoạt động điều tra các vụ án XPSH xảy ra trên địa bàn, với những kết quả đã gặt hái được, có thể thấy, do có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện và sát sao của Đảng ủy, Ban lãnh đạo Công an thành phố và Thành ủy cũng như là cấp ủy, lãnh đạo Công an các huyện trong tỉnh đã tạo điều kiện hết mực cũng như sự giám sát cho hoạt động điều tra của CQ CSĐT Công an thành phố. Song song với đó, là với các cơ quan hữu quan trên địa bàn, đặc biệt là các cơ quan tư pháp đã có sự phối kết hợp đồng bộ, hiệu quả cao.
- Việc Quốc hội và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã ban hành BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); BLTTHS năm 2015 và nhiều văn bản dưới luật, các văn bản hướng dẫn thi hành các quy định của BLHS và BLTTHS luôn được ban hành, cập nhật và hoàn thiện đã tạo hành lang pháp lý cơ bản và thuận lợi nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động ADPL trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự nói chung và các vụ án XPSH nói riêng của cơ quan CSĐT, Công an thành phố, sự tác động tích cực của các
văn bản pháp luật trên đã nâng cao hiệu quả công tác điều tra các vụ án XPSH trên địa bàn thành phố.
Các Nghị quyết của Đảng liên quan đến công tác cải cách tư pháp được ban hành thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, trong đó có CQĐT. Đặc biệt, là sự ra đời của Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trong công tác tư pháp trong thời gian tới” và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về việc “Tiếp tục thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, tiếp đó là các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chương trình của Ban cải cách tư pháp Trung ương được ban hành và triển khai thực hiện. Sự ra đời của các Bộ luật, các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán, các Thông tư liên ngành,... những văn bản này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tác động trực tiếp đến công tác chỉ đạo và giải quyết các vụ án hình sự trong việc đẩy nhanh tiến độ và hạn chế trả hồ sơ điều tra bổ sung do lỗi chủ quan của CQĐT. Như vậy, đã có một loạt hệ thống văn bản của Đảng, Nhà nước tác động tích cực đến hoạt động của hệ thống CQĐT và không chỉ tác động đến những người làm cơng tác điều tra mà cịn tác động mạnh mẽ trực tiếp đến nhận thức của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của hệ thống các cơ quan tư pháp, đặc biệt là cơng tác điều tra của CQĐT nói chung và cơ quan CSĐT, Cơng an thành phố nói riêng. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu, quyết định đến hiệu quả, chất lượng về công tác điều tra. Mặt khác, nhận thức pháp luật của những người phạm tội cũng có chuyển biến nhất định ngay cả ý thức pháp luật của toàn xã hội được nâng cao, cũng là một yếu tố quan trọng, thuận lợi và có tác động lớn đến chất lượng, kết quả trong hoạt động điều tra của cơ quan CSĐT, Cơng an TP Thanh Hóa.
Thứ hai, nguyên nhân chủ quan:
- Công tác phịng ngừa đã được CQ CSĐT Cơng an TP Thanh hóa bằng các biện pháp sau: đã tìm ra những nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm để có biện pháp phịng ngừa,ngăn chặn, đấu tranh thông qua hoạt động điều tra; tham mưu cho lãnh đạo biện pháp qua việc cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của Ngành, quy định của địa phương về công tác bảo đảm ANTT và đấu tranh phịng, chống tội phạm trong tình hình mới.
- Với phương châm lấy phịng ngừa làm chính, việc tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đấu tranh phịng, chống tội phạm nói chung và tội phạm XPSH nói riêng đã được CQ CSĐT, Công an thành phố đã lãnh đạo, chỉ đạo Công an các phường, xã cùng các đội nghiệp vụ phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng và chính quyền địa phương chú trọng và đẩy mạnh. Qua đó góp phần bảo đảm an ninh chính trị và TTATXH trên địa bàn thành phố, nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật cho cán bộ, công chức và nhân dân trên địa bàn, có tinh thần cảnh giác và tố giác tội phạm.
- Đã chú trọng công tác tuyên truyền trên các thông tin đại chúng về thủ đoạn, phương thức hoạt động của loại tội phạm này nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác trong nhân dân, công tác phát động phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ được thực hiện đều khắp ở các đơn vị. Qua đó, được các cơ quan đoàn thể và quần chúng nhân dân ủng hộ mà lực lượng công an được tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tiến hành các hoạt động điều tra.
- Kinh nghiệm của lực lượng CSĐT trong việc triển khai các hoạt động cũng được nâng cao nhờ có sự thường xuyên được cọ xát với thực tế, nhất là trong việc phán đốn nhanh các tình huống điều tra, kịp thời nắm bắt các thủ đoạn mới.
- Từ Thủ trưởng CQĐT đến các ĐTV trong cơ quan CSĐT, Công an thành phố đã tích cực khắc phục mọi khó khăn, nêu cao tinh thần trách nhiệm
và hồn thành mọi nhiệm vụ được giao phó. Mỗi cá nhân CBĐT và ĐTV của cơ quan CSĐT, Công an thành phố luôn đề cao tinh thần tự giác, học hỏi, có ý thức tự hoàn thiện về mặt chun mơn, nâng cao trình độ về nghiệp vụ và năng lực công tác, rèn luyện về phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị vững vàng. Nhiều cá nhân đã tích cực nghiên cứu, chủ động tiếp cận các văn bản khoa học pháp lý mới, thực sự đổi mới về mặt tư duy, nâng cao chất lượng của hoạt động điều tra phá án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Do đó, đã có nhiều vụ án về XPSH có giá trị cao được điều tra khám phá một cách kịp thời, nhanh chóng, truy bắt được đối tượng phạm tội và thu hồi được tài sản cho Nhà nước và nhân dân, góp phần làm giảm tội phạm, tệ nạn xã hội, đảm bảo ANTT tại địa phương và tạo được niềm tin vững chắc trong nhân dân.
- Mặc dù chưa đáp ứng được đầy đủ về mặt số lượng và chất lượng của đội ngũ CBĐT và ĐTV so với nhu cầu của CQ CSĐT, Cơng an TP Thanh Hóa. Thế nhưng những khó khăn, giả quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình điều tra các vụ án hình sự nói chung và các vụ án về XPSH nói riêng đã được Cơng an thành phố từng bước khắc phục, đơn cử như: về trình độ chun mơn, năng lực cơng tác, phẩm chất đạo đức của đội ngũ CBĐT và ĐTV thường xuyên được theo dõi, rà soát, nắm bắt, đánh giá chất lượng.
- Lãnh đạo Công an TP Thanh Hóa đã rất quan tâm xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, tuyển dụng, tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ điều tra và ĐTV. Một mặt, quan tâm đáp ứng nhu cầu biên chế cán bộ điều tra, ĐTV và chăm lo kiện tồn, đổi mới về cơng tác tổ chức của đơn vị, đồng thời có sự quan tâm cần thiết đối với việc bổ sung các nhu cầu về phương tiện, cơ sở vật chất, các điều kiện cần thiết khác phục vụ công tác, chiến đấu của cơ quan CSĐT được nâng cao. Mặt khác, thường xuyên, kịp thời tham mưu, đề xuất cấp trên để điều chỉnh hợp lý về cơ cấu và số lượng biên chế phù hợp với công việc được giao, đề cao trách
nhiệm cá nhân, áp dụng giải pháp bố trí cán bộ hợp lý để phát huy hết được năng lực, sở trường, chuyên ngành đã được đào tạo.