Kỹ năng trình bày nội dung vụ án trong cáo trạng

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN THÔNG QUA NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG XÂY (Trang 29 - 33)

Chương 1 .KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN

2.1. Đánh giá kỹ năng tư duy phản biện thông qua nội dung bản cáo trạng của

2.1.1. Kỹ năng trình bày nội dung vụ án trong cáo trạng

Bản cáo trạng là “công cụ” nhằm thực hiện chức năng truy tố bị can trước Tòa của Viện kiểm sát. Vì thế, để giá trị pháp lý của bản cáo trạng được đảm bảo, ngoài việc chúng được ban hành đúng thẩm quyền và trình tự luật định thì địi hỏi nội dung của các cáo trạng cũng phải tuân thủ đầy đủ và chặt chẽ các yêu cầu theo quy định của pháp luật. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, nhóm đề tài tập trung nghiên cứu quy định của pháp luật liên quan đến yêu cầu về nội dung và thực tiễn đáp ứng các yêu cầu này của các bản cáo trạng được ban hành bởi Viện kiểm sát nhân dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Một cách tổng quát, kỹ năng tư duy phản biện đòi hỏi sự nhạy bén và linh hoạt trong việc tiếp nhận thông tin, cũng như đánh giá và xử lý thông tin. Ngày nay, đặc biệt là nhờ vào sự phát triển khoa học - cơng nghệ, việc kết nối tồn cầu và tìm kiếm thơng tin là vơ cùng dễ dàng, nhanh chóng và tiện lợi với một nguồn thông tin vô cùng dồi dào. Tuy nhiên, trước một lượng thông tin khổng lồ như vậy, thậm chí là trái chiều nhau về cùng một vấn đề thì làm thế nào để đánh giá được đâu là thơng tin chính xác. Điều đó tạo ra thách thức vơ cùng lớn, địi hỏi phải sinh viên phải có kỹ năng tư duy phản biện mới có thể giải quyết được.

Cụ thể, đối với cáo trạng của Viện kiểm sát đòi hỏi “Bản cáo trạng ghi rõ

diễn biến hành vi phạm tội9”. Việc trình bày này khơng dài dòng, lan man mà phải ngắn gọn nhưng đầy đủ và khách quan về diễn biến của vụ án. Để làm được điều này, mỗi kiểm sát viên phải thực hiện nhiệm vụ của mình nghiêm túc, cẩn thận và kết hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong q trình điều tra nhằm nắm được một cách bao quát, rõ ràng và có hệ thống về tồn bộ nội dung và các tình tiết liên quan có ý nghĩa làm sáng tỏ sự thật vụ án, tránh trường hợp phiến diện, chưa nắm rõ hết các khía cạnh khác có liên quan đến vụ án đã vội vàng kết luận dẫn đến làm sai lệch sự thật khách quan của vụ án. Đây là một trong những biểu hiện quan trọng tiên quyết của kỹ năng tư duy phản biện.

Đối với các tài liệu, hồ sơ, chứng cứ đóng vai trị làm sáng tỏ các tình tiết và sự thật khách quan của vụ án, việc xây dựng cáo trạng phải “phản ánh đúng

các tài liệu, chứng cứ trong hồ sợ vụ án, đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 243 Bộ luật Tố tụng hình sự 10 và được lập theo Mẫu do Viện kiểm sát nhân

9 Điều 243, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

10 Điều 243. Quyết định truy tố bị can

Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng.

Bản cáo trạng ghi rõ diễn biến hành vi phạm tội; những chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc

23

dân tối cao ban hành;”11 nhằm làm cơ sở cho các phân tích, lập luận và kết luận của Bản cáo trạng do Viện kiểm sát ban hành.

Trên thực tế, kết luận điều tra của cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động điều tra là cơ sở quan trọng trong quá trình truy tố của Viện kiểm sát, nhưng khơng phải là cơ sở duy nhất. Điều đó có nghĩa, các kiểm sát viên trong một số trường hợp phải có trách nhiệm một cách trực tiếp trong tồn bộ q trình điều tra nhằm xác lập và đảm bảo các cơ sở và căn cứ chính xác cho cáo trạng mà Viện kiểm sát ban hành. Cụ thể, tại khoản 8 Điều 14 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự: “Trực tiếp tiến hành một số

hoạt động điều tra trong trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi xét phê chuẩn các lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tội phạm, vi phạm pháp luật mà Viện kiểm sát nhân dân đã yêu cầu nhưng không được khắc phục.” Hơn nữa, tồn bộ q trình điều tra của

cơ quan có thẩm quyền đều dưới thẩm quyền kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân: “ 1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố, điều tra và lập hồ

sơ vụ án của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

2. Kiểm sát hoạt động tố tụng hình sự của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật.”12

Như vậy, kỹ năng tư duy phản biện thể hiện trong kỹ năng trình bày tồn bộ nội dung vụ án trong bản cáo trạng được thể hiện như sau:

Thứ nhất, trình bày một cách tổng quát và có hệ thống về tồn bộ diễn biến của vụ án

Các tình tiết phải được trình bày theo thứ tự thời gian, kèm theo đó là tổng hợp các tài liệu tố tụng, tài liệu chứng cứ phù hợp với từng giai đoạn diễn biến tình tiết của vụ án.

điểm nhân thân của bị can; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng; nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội và tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.

Phần kết luận của bản cáo trạng ghi rõ tội danh và điều, khoản, điểm của Bộ luật hình sự được áp dụng. Bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra cáo trạng; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra bản cáo trạng.

11 Quyết định Số 03/QĐ-VKSTC ngày 29 tháng 12 năm 2017 về việc ban hành quy chế tạm thời công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố.

24

Trên cơ sở nghiên cứu trong phạm vi các cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, các cáo trạng này đều đã đáp ứng được yêu cầu trên.

Cáo trạng Số 35/QĐ/KSĐT13 ngày 05 tháng 09 năm 2017 của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Phú Lộc đã trình bày hết sức ngắn gọn, cụ thể, đầy đủ các tình tiết có ý nghĩa quan trọng trong việc làm sáng tỏ sự thật khách quan và xác định trách nhiệm hình sự đối với các đối tượng được đề cập. Cụ thể, bản cáo trạng này đã đề cập một cách chi tiết kể từ lúc hình thành ý định phạm tội “Khoảng 20 giờ

ngày 18/06/2017, Trần Văn Hải, Võ Sơn Trung và Lê Quang Hiền uống cà phê tại quán My My ở thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong khi uống cà phê, Hải nói với Trung và Hiền: “Tao khơng có tiền mua quần áo mặc, tí nữa đi kiếm ít tiền mua quần áo mặc” (ý nói đi trộm cắp tài sản)…”. Chi

tiết này dường như khơng đáng kể, tuy nhiên nó lại có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc xác định người khởi xướng trong trường hợp có đồng phạm14 này là Trần Văn Hải15, vì thế, điều này thể hiện tính tư duy, tiếp cận bao qt tồn bộ sự việc góp phần giải quyết vụ án một cách triệt để và phù hợp với quy định của pháp luật. Đồng thời, cáo trạng khơng nói một cách chung chung về hành vi trộm cắp của các bị can mà đã trình bày và mơ tả chi tiết từng hành vi của các bị can, vai trò của từng bị can trong những lần thực hiện hành vi phạm tội cũng như tính chất, mức độ của nó. Sự thu thập và chọn lọc thơng tin này có ý nghĩa quan trọng giúp cho các lập luận, suy luận và kết luận của Viện kiểm sát trong cáo trạng chặt chẽ, xác đáng, thuyết phục, đúng người, đúng tội. Chẳng hạn cũng trong cáo trạng trên đã đề cập một cách chi tiết từng vai trị của các bị can trong q trình thực hiện hành vi trộm cắp: “Đến khoảng 2 giờ 00 phút ngày 19/06/2017, Hải điều khiển xe

mô tô chở Trung và Hiền chạy đến địa phận xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh TT Huế, thấy nhà chị Hầu Thị Như Anh (ở thôn Phụng Chánh 1, xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc) đang bật điện sáng, khơng khóa cửa nên Trung bảo Hải dừng xe đứng đợi ở ngoài, Hải và Hiền đứng bên ngoài để cảnh giới. Trung đi vào nhà và phát hiện có 03 điện thoại…nên Trung lấy trộm cả 03 điện thoại…”. Bản cáo

13 Đính kèm phụ lục

14 Khoản 1 Điều 20 Bộ luật Hình sự 1999.

“1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.”

15 Khoản 2 Điều 20 Bộ luật Hình sự 1999.

2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm. Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

25

trạng này đã trình bày tồn bộ nội dung, diễn biến vụ án theo thứ tự thời gian, kết hợp với những bằng chứng, chứng cứ đi kèm:

“… Đến khoảng 02 giờ 00 phút ngày 19/06/2017, Hải điều khiển xe mô tô

chở Trung và Hiền chạy đến địa phận xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh TT Huế, thấy nhà chị Hầu Thị Như Anh (ở thôn Phụng Chánh 1, xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc) đang bật điện sáng, khơng khóa cửa nên Trung bảo Hải dừng xe đứng đợi ở ngoài, Hải và Hiền đứng bên ngoài để cảnh giới. Trung đi vào nhà và phát hiện có 03 điện thoại gồm: 01 điện thoại di động hiệu Viettel; 01 điện thoại di động hiệu Model SM-R00H/DS và 01 điện thoại di động hiệu OPPO – CE0700 nên lấy trộm cả 3 điện thoại di động này…Sau đó Hải tiếp tục điều khiển xe mô tô chở Trung và Hiền đi tìm nhà dân khác có sở hở để tiếp tục trộm cắp tài sản.

Khi đến nhà anh Phạm Viết Phú (ở thôn Diêm Trường 1, xã Vinh Hưng, huyện Phú lộc)…Trung vào trong nhà thầy mọi người trong nhà đang ngủ, phát hiện 01 điện thoại di động hiệu Mobiistar B242, 01 điện thoại di động hiệu Nokia 101 đang để trên bàn, Trung liền lấy 02 cái điện thoại này bỏ vào túi quần…”

Thứ hai, chứng cứ của vụ án được trình bày rõ ràng, đầy đủ và khách quan

Trong tư duy phản biện, một yêu cầu quan trọng là mọi lý lẽ đưa ra đều phải được chứng minh dựa trên các căn cứ nhất định. Chứng cứ là một yếu tố quyết định rằng các lập luận và đi đến kết luận cuối cùng trong cáo trạng của Viện kiểm sát có tính thuyết phục và đúng đắn hay khơng. Dù một cáo trạng có lập luận đầy đủ, chặt chẽ đến mức nào đi nữa, nhưng thiếu căn cứ thì cũng khơng đảm bảo giá trị pháp lý và tính cơng tâm của nó.

Khi nghiên cứu các cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, nhóm đề tài nhận thấy hầu hết các cáo trạng đều đã đáp ứng được nội dung này. Cụ thể, các cáo trạng bên cạnh việc lồng ghép các chứng cứ trong quá trình trình bày diễn biến vụ án, các chứng cứ cũng được trình bày dưới dạng liệt kê một cách rõ ràng, cụ thể về tên, nhãn hiệu, tình trạng lúc cơ quan có thẩm quyền thu giữ… (kèm theo định giá tài sản làm căn cứ cho việc xác định khung hình phạt hoặc bồi thường). Ví dụ:

Tại cáo trạng Số 03/QĐ/KSĐT của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Phong Điền ngày 14 tháng 03 năm 2017 đã ghi rõ: “ Về tang vật thu giữ: cơ quan Cảnh

sát điều tra đã tạm giữ:

- 01 xe mô tô 75K5-8244

- 01 điện thoại di động hiệu Wiko màu đen xám

26

- 01 xe mô tơ Sirius màu trắng nâu có gắn biển số 75C1-060.85 đã bị xóa số khung và số máy”

Hay tại Cáo trạng Số 21/QĐ/KSĐT ngày 30 tháng 11 năm 2017 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Phong Điền xác định tang vật thu giữ gồm:

- “01 chiếc xe máy hiệu Yamaha Sirius biển số 75E1-133.41, Số khung FC30FY106254, số máy: 1FC3106258 đã qua sử dụng là vật chứng của vụ án.

- 01 chiếc xe máy hiệu Yamaha Nouvo biển số 75C1-014.31; Số khung: 10BY-370665, số máy: 5P11-370675 đã qua sử dụng là vật chứng của vụ án.

- 01 xe mô tô BKS 75C1-088.91, nhãn hiệu Honda Airblade, màu sơn đen xám, số máy F46E-0057258, số khung 602DY-057258 đã qua sử dụng là vật chứng của vụ án

- 01 chiếc xe máy hiệu Honda Airblade biển số 75D1-188.23; Số khung: 4611EZ005205, số máy: JF46E6005228 là phương tiện các đối tượng sử dụng để đi phạm tội.”

Như vậy, các cáo trạng của Viện kiểm sát trong phạm vi nghiên cứu của nhóm đề tài đã thể hiện được kỹ năng tư duy phản biện trong q trình xây dựng, đảm bảo tính chặt chẽ, logic trong các lập luận của Viện kiểm sát nhằm thực hiện vai trò buộc tội bị can đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN THÔNG QUA NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG XÂY (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)