Khả năng tư duy

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN THÔNG QUA NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG XÂY (Trang 53 - 57)

Chương 1 .KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN

2.2. Đánh giá kỹ năng tư duy phản biện của sinh viên Trường Đại học Luật, Đạ

2.2.1. Khả năng tư duy

Như đã trình bày tại chương I, tư duy là một dạng hoạt động trí não cao nhất của con người, là cái cốt lõi tiền đề trong hoạt động sáng tạo của sáng tạo của con người. “Tư duy là kỹ năng vận hành của bộ não mà nhờ đó trí thơng minh

được ni dưỡng và phát triển”. Tư duy giúp con người nhận thức trong các tình

huống, trên cơ sở suy luận, phán đoán mà đưa ra cách giải quyết tình huống khách quan nhất. Tư duy có vai trị đặc biệt quan trọng đối với hoạt động thực tiễn cũng như đối với hoạt động nhận thức của con người: tư duy giúp con người nhận thức được quy luật khách quan, từ đó có thể chủ động dự kiến xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng và có kế hoạch, biện pháp cải tạo hiện thực khách quan. Ngoài ra, tư duy cịn giúp con người lĩnh hội nền văn hóa xã hội để hình thành và phát triển nhân cách của mình.

Đối với sinh viên luật, khả năng tư duy có vai trị đặc biệt và có những đặc thù rất riêng có thể gọi là “Tư duy pháp lý”. Có thể ví đây chính là một thứ “vũ khí”, một loại cơng cụ góp phần khơng nhỏ vào sự thành công của người học luật cũng như những người làm việc liên quan đến pháp luật, đặc biệt là luật sư. Tính chất đặc thù của một mơi trường đào tạo pháp lý buộc người học xây dựng thói quen nhìn nhận và tiếp cận đa chiều đối khi đối mặt với bất cứ một vấn đề nào. Trong quá trình học tập, tư duy giúp người học tiếp thu những kiến thức pháp luật và khái quát cũng như hệ thống những kiến thức đó cho bản thân. Quan trọng hơn, khi đã hình thành kỹ năng tư duy vấn đề, người học sẽ vận dụng pháp luật vào giải quyết các vụ việc cụ thể sau khi đã hiểu một cách toàn diện và sâu sắc chúng. Thông qua việc khảo sát 100 sinh viên hiện đang theo học các chuyên ngành của Trường Đại học Luật, Đại học Huế cùng với sự nghiên cứu và quan sát thực tiễn, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng khả năng tư duy của sinh viên Luật Huế ở mức tương đối và có những hạn chế nhất định. Bằng cách khảo sát chấm điểm theo cấp độ:

47 3 - 4 điểm: “khơng hài lịng”

5 - 6 điểm: “bình thường” 7 - 8 điểm: “hài lịng”

9 - 10 điểm: “hồn tồn hài lịng”

Về cơ bản đã đánh giá được khả năng tư duy của sinh viên Trường Đại học Luật, Đại học Huế thông qua các kỹ năng gồm:“kỹ năng nhận thức, tìm kiếm và

chọn lọc thơng tin”22 cùng với “kỹ năng phân tích và lập luận vấn đề một cách logic”23 của sinh viên.

Theo kết quả khảo sát có 60 trên tổng số 100 sinh viên đánh giá kỹ năng

nhận thức, tìm kiếm và chọn lọc thông tin của bản thân ở mức độ “bình thường”,

cũng giống như 52 sinh viên đã đánh giá kỹ năng phân tích và lập luận vấn đề

logic ở mức độ này. Như vậy có thể thấy có trên 50% sinh viên đã tự nhận xét bản

thân ở mức độ tương đối (tức chỉ được 5 – 6 điểm) trong các kỹ năng trên. Đây là dấu mốc khá an toàn cho khả năng tư duy của một sinh viên nói chung, tuy nhiên đối với một sinh viên luật thì vẫn cịn thấp. Luật là một ngành tương đối khó, người học cần vận dụng rất nhiều nguồn kiến thức và khả năng tư duy để nhận thức các tình huống đang xảy ra cũng như đánh giá các quy định pháp luật hiện hành.

Kỹ năng quan trọng của người học luật chính là khả năng giải quyết vấn đề, nền tảng để tạo nên các tố chất này chính là khả năng tư duy của người học. Tư duy tốt thì diễn đạt ý kiến mới ngắn gọn, thuyết phục, tư duy nhạy bén thì giải quyết các vấn đề mới triệt để và tìm ra giải pháp để khắc phục các tồn tại của vấn đề (gồm cả lý thuyết và thực tiễn). Học luật nhưng khả năng tư duy thấp sẽ rất khó lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả và đạt được thành công trong sự nghiệp gắn liền với các hoạt động liên quan đến pháp luật sau này. Cụ thể, “tư duy pháp lý” đòi hỏi người học luật cần phải luôn đặt câu hỏi nhằm làm sáng tỏ vấn đề. Thực chất của việc đặt câu hỏi và tự trả lời câu hỏi chính là biểu hiện của tư duy. Bởi lẽ nó buộc người học phải tìm kiếm những dữ liệu cần thiết, suy nghĩ, phân tích để đánh giá đúng sai, từ đó có đủ cơ sở giải quyết vấn đề. Việc tiếp thu thơng tin nhưng khơng tư duy (nói cách khác là tiếp thu thơng tin một cách bị động) biểu hiện ở chỗ người học có thể ghi chú, tóm tắt lại các ý chính, tìm và đánh dấu những nội dung quan trọng nhưng không đánh giá chúng. Kết quả là người học khơng tự chủ được mình cần làm gì, cần thơng tin gì đủ và cần thiết để giải quyết

22 Câu hỏi đánh giá mức độ: “Quý anh (chị) nhận xét về khả năng nhận thức được giá trị của thơng tin và kỹ

năng tìm kiếm, chọn lọc thơng tin của mình như thế nào?”

23 Câu hỏi đánh giá mức độ: “Quý anh (chị) nhận xét kỹ năng kỹ năng phân tích và lập luận logic về một vấn đề

48

vấn đề mà thay vào đó là bị dẫn dắt bởi một loạt dữ kiện có sẵn nhưng khơng biết mục đích cuối cùng là gì hoặc khơng dẫn đến được mục đích cuối cùng mà người học muốn đến là giải quyết được vấn đề cụ thể. Đối với sinh viên trường Đại học Luật, Đại học Huế, thông qua kết quả khảo sát tự đánh giá kỹ năng nhận thức, tìm

kiếm và chọn lọc thơng tin và kỹ năng phân tích và lập luận vấn đề logic chỉ ở

mức trung bình (5-6 điểm trên thang điểm 10), trong đó kỹ năng tìm kiếm và chọn lọc thông tin được đánh giá tốt hơn, thì đây đều là những con số khá thấp. Nói cách khác, sinh viên đa số chỉ dừng lại ở việc tiếp thu, chọn lọc thông tin quan trọng nhưng chưa đánh giá được thông tin và sử dụng chúng để đi sâu phân tích, lập luận nhằm giải quyết vấn đề. Đối với sinh viên luật thì đây là kỹ năng cần trang bị nhiều nhất để nâng cao khả năng nhận thức cũng như khả năng tiếp thu các tri thức trong quá trình học tập. Nhìn nhận một cách đa chiều và khách quan nhất, trên mặt bằng so với sinh viên của các trường đại học đào tạo ngành luật ở hai trung tâm Kinh tế - Chính trị lớn của cả nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì sinh viên Trường Địa học Luật, Đại học Huế có khả năng tư duy logic chỉ ở mức tương đối, cách tiếp cận vấn đề chưa thật sự chủ động và sáng tạo.

Theo học tại trường có một bộ phận khơng nhỏ các sinh viên có khả năng tư duy được đánh giá ở mức khá và tốt. Theo số liệu khảo sát 100 sinh viên đã cảm thấy “hài lòng” (tương đương 7 – 8 điểm) với các “kỹ năng nhận thức, tìm

kiếm và chọn lọc thơng tin” cùng với “kỹ năng phân tích và lập luận vấn đề một cách logic”, cụ thể:

+ Kỹ năng nhận thức, tìm kiếm và chọn lọc thơng tin có 27 trên 100 sinh viên (chiếm 27%)

+ Kỹ năng phân tích và lập luận vấn đề một cách logic có 38 trên 100 sinh viên (chiếm 38%)

Như vậy, trung bình có 32,8% sinh viên đã cảm thấy hài lòng với các biểu hiện cơ bản của khả năng tư duy ở bản thân. Cùng với việc khảo sát, nhóm cũng đã tiến hành quan sát sinh viên cũng như ghi nhận các ý kiến nhận xét của các giảng viên tại trường và nhận thấy rằng đa số các sinh viên năm ba và năm cuối của trường có khả năng tư duy vấn đề khá tốt. Một phần nguyên nhân là do trải qua một khoảng thời gian tương đối dài từ tiếp cận, làm quen đến rèn luyện hàng ngày đã giúp các bạn sinh viên thích nghi và từ đó vận dụng tối việc tìm kiếm thơng tin cần thiết nhằm vận dụng chúng vào những phân tích, lập luận một cách logic, chặt chẽ. Đối với việc học tại trường, sinh viên luôn phân tích các tình huống giả định và các tình huống thực tế trên tất cả các mặt để hiểu toàn diện vấn đề và vận dụng kiến thức trong giải quyết vấn đề. Các sinh viên có khả năng tư

49

duy tốt luôn năng động trong học tập và tham gia các cuộc thi do trường tổ chức cũng như mang lại vinh dự cho trường khi tham gia trong các cuộc thi ngoài trường, như các cuộc thi hùng biện, phiên tòa giả định, tranh luận về chủ đề khoa học, viết bài nghiên cứu...

Tuy nhiên với hàng ngàn sinh viên đang theo học tại trường, vẫn còn một bộ phận sinh viên còn rất yếu trong khả năng tư duy logic. Đối với việc khảo sát 100 sinh viên đại diện thì có 2 sinh viên cảm thấy “hồn tồn khơng hài lịng” (tương đương 1-2 điểm trên thanh điểm 10) và 5 sinh viên “không hài lòng” (tương đương 3-4 điểm trên thang điểm 10) với các “kỹ năng nhận thức, tìm kiếm

và chọn lọc thơng tin” và “kỹ năng phân tích và lập luận vấn đề một cách logic”.

Con số này không quá cao so với mặt bằng chung nhưng cũng cần phải chú ý nhằm tìm kiếm biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo nguồn cử nhân luật tương lại. Kết quả này đa số rơi vào sinh viên năm một do mới tiếp cận với kiến thức pháp luật với các thuật ngữ luật học, vì thế cần tập trung rèn luyện kỹ năng tư duy pháp lý ngay từ khi bước vào cành cổng đại học. Đây chỉ là những sinh viên được khảo sát, trên thực tế với sự đánh giá một cách khách quan nhất thì con số này khá lớn và phân bố đều trên tất cả sinh viên của các chun ngành và các khóa. Hạn chế nhất chính là khả năng phân tích và lập luận logic vấn đề. Trong quá trình học tập, một bộ phận khơng nhỏ sinh viên khơng thể phân tích các dữ kiện pháp luật và trình bày vấn đề một cách logic, ngắn gọn và dễ hiểu. Đối với các sinh viên năm ba, việc hoàn thành bài báo cáo thực tập là bắt buộc và đây cũng chính là cơ sở để đánh giá một cách cơ bản khả năng tìm kiếm, lập luận của sinh viên trước khi rời khỏi giảng đường đại học. Nhưng qua việc nghiên cứu các bài báo cáo thực tập cũng như nhận xét của giảng viên thì kết quả của bài bài cáo này chưa cao, kỹ năng chọn lọc thông tin cũng như lập luận logic vấn đề còn khá yếu. Một bộ phận sinh viên chỉ mang hình thức sao chép vì khả năng phân tích vấn đề chưa được trang bị. Trong các hoạt động xã hội, sinh viên của trường Đại học luật, Đại học Huế có kiến thức khá vững nhưng lại gặp vấn đề trình bày và lập luận logic nên khi tham gia vào các công việc thực tế cũng như các cuộc thi lớn thì kết quả khơng được như mong muốn.

Đứng dưới góc độ của một sinh viên đang theo học trực tiếp tại tường cũng như qua kết quả khảo sát nghiên cứu, nhóm nhận thấy rằng khả năng tư duy đối với kiến thức của sinh viên tại trường Đại học luật, Đại học Huế tương đối tốt nhưng khả năng lập luận logic vấn đề còn nhiều hạn chế, trong khi đây là một yếu tố hết sức quan trọng và cần thiết đối với một sinh viên luật. Chính vì vậy, để nâng cao hơn nữa hiệu quả học tập và chuẩn bị tốt các kỹ năng trước khi rời khỏi nhà

50

trường thì bản thân mỗi sinh viên cần trang bị và phát triển hơn nữa khả năng tư duy của mình.

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN THÔNG QUA NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG XÂY (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)