Nguyên nhân từ phía nhà trường

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN THÔNG QUA NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG XÂY (Trang 66 - 68)

Chương 1 .KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN

3.1. Một số nguyên nhân hạn chế khả năng tư duy phản biện

3.1.2. Nguyên nhân từ phía nhà trường

Trường Đại học - một môi trường mới và là nơi sinh viên trau dồi kiến thức chuyên ngành và rèn luyện các kỹ năng. Nhà trường cũng góp phần khơng nhỏ vào hoạt động rèn luyện và nâng cao khả năng tư duy phản biện của sinh viên. Tuy nhiên hiện nay, Nhà trường vẫn chưa tạo được môi trường thuận lợi giúp các sinh viên phát triển khả năng tư duy phản biện của mình, bởi các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, phương pháp giảng dạy trong nhà trường vẫn cịn chưa tạo mơi trường lý tưởng nhất cho sinh viên phát huy tư duy phản biện

Theo TS. Trương Quý Tùng, Phó Giám đốc Đại học Huế, điểm hạn chế của sinh viên là nhiều trường hợp còn lười, vẫn còn tâm lý học theo lối thu nhận kiến thức để thi, ít có sự mày mị, nghiên cứu cái mới. Song, khơng thể đổ lỗi tồn bộ cho sinh viên. Thực tế, một số giảng viên vẫn còn dạy theo lối truyền thống truyền thụ kiến thức, chưa tạo được môi trường, công cụ để sinh viên trao đổi29. Cụ thể, hiện nay, nhiều giảng viên đại học vẫn duy trì lối dạy truyền thống, lấy người dạy

27 https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/khoa-hoc/sinh-vien-viet-nam-y-thuc-chong-dao-van-gan-nhu-bang-0- 435116.html truy cập ngày 07 tháng 9 năm 2019.

28 Theo kết quả phỏng vấn bạn Đặng Thị Thúy Như, sinh viên lớp Luật K40A trường Đại học Luật, Đại học Huế.

60

làm trung tâm, sinh viên là người nghe và tiếp thu kiến thức một cách thụ động, việc giảng dạy thực chất là truyền đạt kiến thức từ người dạy sang người học. Đồng thời, việc đánh giá kết quả học tập lại hầu như dựa trên tiêu chí người học học thuộc được bao nhiêu kiến thức mà giảng viên dạy hoặc kiến thức giáo trình học tập, nghiên cứu. Đó thực chất là q trình học thuộc lịng một cách bị động, rập khn và thiếu tư duy logic. Trên thực tế, nhiều sinh viên cố gắng ghi chép lại những gì giảng viên giảng trên lớp và lấy đó làm “thước đo chuẩn mực” cho kiến thức, khơng có sự tư duy, phản biện hoặc đặt câu hỏi để làm rõ vấn đề. Đồng thời, thiếu cơ hội cho sinh viên trao đổi trực tiếp, làm việc nhóm hoặc tranh luận với nhau về các vấn đề được giảng dạy trên lớp

Thứ hai, các chương trình, các buổi ngoại khóa nhằm thúc đẩy kĩ năng tư duy phản biện của sinh viên còn hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng

Tại trường Đại học Luật, Đại học Huế số lượng các chương trình ngoại khóa liên quan đến kỹ năng này cịn ít, chưa hướng đến đối tượng là tất cả sinh viên các khóa. Hơn nữa, các chương trình này đa số thiên về giảng dạy lý thuyết về kỹ năng tư duy phản biện hơn là thực hành hoặc các ví dụ minh họa từ thực tiễn, lồng ghép với các phương pháp tạo hứng thú khi học, vì thế, chưa thu hút được sự quan tâm tham gia của phần lớn sinh viên.

Thứ ba, tiêu chí đánh giá sinh viên vẫn cịn mang tính truyền thống, vẫn dựa trên nền tảng của sự cạnh tranh giữa các sinh viên với nhau, dựa trên việc học thuộc và ghi nhớ kiến thức, nhớ các dữ liệu, thời gian hay sự kiện cụ thể.

Quan niệm về sự thành công của một sinh viên dựa trên điểm số cao vẫn còn tồn tại phổ biến trong các bậc phụ huynh. Vì thế, khi nhà trường triển khai hình thức thi vấn đáp, hầu hết sinh viên đều đạt điểm thấp hơn so với thi viết. Bởi lẽ, ngồi các câu hỏi địi hỏi sinh viên nắm được kiến thức cơ bản, giảng viên cịn có thể đưa ra các câu hỏi mang tính tư duy, vận dụng thực tiễn, và thường đây là những câu hỏi làm cho sinh viên bị điểm thấp. Đồng thời, đây cũng là nguyên nhân tại sao sinh viên ra trường với tấm bằng loại ưu nhưng lại không làm việc hiệu quả tại các doanh nghiệp.

Thứ tư, Nhà trường chưa có sự liên kết với NSDLĐ để tạo sợi dây gắn kết giữa sinh viên với NSDLĐ

Một thực tế rằng, các cơ sở đào tạo luật uy tín trên thế giới và Việt Nam như: Trường Đại học luật Hà Nội, Trường Đại học luật TP. Hồ CHí Minh,… đã đưa sinh viên đi thực tập từ khi các em có những kiến thức cơ bản về luật. Có như vậy sinh viên mới thật sự năng động và nhạy bén trong tư duy pháp luật. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều cơ sở đào tào cho sinh viên thực tập kiến tập khá muôn

61

(hè của năm ba). Ví như tại Tại Trường Đại học luật, Đại học Huế sinh viên chỉ có cơ hội tiếp xúc với NSDLĐ liên quan đến chuyên ngành trong thời gian ngắn – khoảng ba tháng trong kì nghỉ hè. Như vậy điều này đã hạn chế rất nhiều cơ hội phát triển của sinh viên. Ngồi ra, chương trình của Nhà trường cũng chưa có sự bắt buộc các sinh viên phải có thời gian kiến tập trong các năm học từ năm nhất tới năm ba. Đồng thời nhà trường cũng chưa tổ chức các buổi gặp gỡ, giới thiệu các cơ Doanh nghiệp, văn phịng cơng chứng, cơng ty luật,... uy tín trên địa bàn thành phố để sinh viên chủ động về mặt thông tin đối với các quan này.

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN THÔNG QUA NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG XÂY (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)