Chương 1 .KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN
2.1. Đánh giá kỹ năng tư duy phản biện thông qua nội dung bản cáo trạng của
2.1.2. Kỹ năng phân tích, lập luận và suy luận
Một trong những kỹ năng quan trọng cấu tạo nên tư duy phản biện là kỹ năng phân tích, lập luận và suy luận. Phân tích, lập luận và suy luận là ba kỹ năng luôn đi với nhau khi muốn giải quyết một vấn đề. Trong cuộc sống thường ngày, dù chúng ta đang làm cơng việc gì, giải quyết vấn đề bằng lời nói, văn bản hay bằng bất kỳ một hình thức nào khác thì bắt buộc cũng phải cần có kỹ năng này, nó sẽ quyết định đến sự thành công hay thất bại của chúng ta khi ta giải quyết vấn đề.
Với đặc thù nghề nghiệp của những người hành nghề luật thì kỹ năng tư duy phản biện là điều kiện bắt buộc phải có. Đặc biệt đối với Kiểm sát viên thực hiện quyền cơng tố thì kỹ năng này cịn thể hiện rõ nét hơn trong q trình buộc tội người có hành vi vi phạm pháp luật trước Tịa thơng qua Bản cáo trạng.
Để đi sâu tìm hiểu về các kỹ năng phân tích, lập luận và suy luận của Viện Kiểm Sát thơng qua Bảng cáo trạng thì trước tiên cần hiểu rõ thế nào là kỹ năng phân tích, lập luận và suy luận.
27
Hiện tại khơng có bất kỳ văn bản pháp lý nào quy định về khái niệm kỹ năng phân tích, lập luận và suy luận là như thế nào nhưng có thể tham khảo theo cách hiểu sau:
Kỹ năng phân tích là khả năng để hình dung, làm rõ, khái niệm hóa cả các
vấn đề từ đơn giản đến phức tạp bằng cách đưa ra các quyết định hợp lý cho các thơng tin sẵn có.16 Kỹ năng này có thể hiểu là phân tích vấn đề ra thành nhiều mảnh nhỏ, để hiểu từng chi tiết, từng khía cạnh nhỏ, hiểu được vấn đề từ ngồi vào trong và từ trong ra ngoài.
Kỹ năng lập luận là “người nói hay người viết muốn đưa ra một hay một số lý lẽ mà ta cịn gọi đó là luận cứ nhằm dẫn dắt người đọc hay người nghe đến một kết luận nào đó mà người nói, người viết muốn hướng tới” theo Đỗ Kim Liên,
Ngữ dụng học.17
Kỹ năng suy luận là kết luận cuối cùng cho vấn đề dựa trên những luận cứ
đã trình bày trước đó. Kỹ năng này là kết quả của sự phân tích và lập luận trước đó. Bước suy luận là bước cuối cùng khi ta giải quyết một vấn đề.
Ba kỹ năng này có mối quan hệ mật thiết và không thể tách rời nhau, là yếu tố quan trọng hơn hết cấu tạo nên kỹ năng tư duy phản biện. Muốn giải quyết một vấn đề bất kỳ ta cần phải phân tích để làm rõ vấn đề; lập luận để giải quyết vấn đề bằng cách đưa ra các luận cứ để thuyết phục người nghe, người đọc; và cuối cùng là suy luận, đưa ra kết luận cuối cùng dựa trên những gì phân tích và lập luận vừa trình bày.
Trong đề tài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu phân tích, làm rõ kỹ năng tư duy phản biện chủ yếu trên cơ sở phân tích các cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn từ năm 2016 đến nay.
Bản cáo trạng thứ nhất: Bản cáo trạng số 21/QĐ/KSĐT của Viện Trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Phong Điền ngày 30 tháng 11 năm 2017.
Theo đó truy tố bị can Trần Văn Nam về tội “trộm cắp tài sản” theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 138 Bộ luật Hình sự, truy tố các bị can Hoàng Ngọc Hậu, Võ Văn Hoàng, Trần Thiện Thuần về tội “trộm cắp tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật Hình sự, truy tố các bị can Hồng Cơng Vũ, Hồ
16 https://vi.wikipedia.org/wiki/K%E1%BB%B9_n%C4%83ng_ph%C3%A2n_t%C3%ADch truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2019.
17 https://123doc.org/document/3331676-ky-nang-nghien-cuu-va-lap-luan.htm truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2019.
28
Dũng, Dương Cơng Phước, Võ Văn Hồng về tội “tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” theo quy định tại khoản 1 Điều 250 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Viện Kiểm Sát nhân dân huyện Phong Điền truy tố các bị can Trần Văn Nam, Hoàng Ngọc Hậu, Võ Văn Hoàng, Trần Thiện Thuần về tội trộm cắp tài sản là hoàn toàn đúng theo quy định pháp luật. Bởi vì theo quy định pháp luật, hành vi của các bị can trên hồn tồn có đầy đủ dấu hiệu cấu tạo nên tội trộm cắp tài sản. Cụ thể:
Chủ thể thực hiện tội phạm:
Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.”
Trong vụ án này, bị can Nam sinh năm 1999, Thuần sinh tháng 07/2001, Hậu và Hoàng sinh năm 1996 đến thời điểm thực hiện hành vi phạm tội là vào cuối tháng 8 và đầu tháng 9 năm 2017 thì các bị can này đã đủ 16 tuổi, phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, cụ thể ở đây là tội trộm cắp tài sản.
Khách thể của tội phạm:
Xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.
Trong nội dung bản án này, có 02 vụ trộm cắp tài sản: vụ 01 vào ngày 31/8/2017 và vụ 2 vào ngày 07/9/2017. Vụ 01, vào ngày 31/8/2017 bị can Trần Văn Nam, Trần Thiện Thuần và Hoàng Ngọc Hậu đã xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của anh Hoàng Đức Vinh, cụ thể là 01 chiếc xe máy Yamaha Sirius biển số 75E1 – 133.41 và 01 chiếc xe máy hiệu Yamaha Nouvo biển số 75C1 – 014.31. Vụ 02, vào ngày 07/9/2017 bị can Trần Văn Nam, Võ Văn Hoàng đã xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của anh Trần Phước, cụ thể là 01 xe máy Honda Airblade, biển số 75C1 – 088.91.
Mặt khách quan của tội phạm:
Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác; lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của chủ sở hữu, người quản lý tài sản, hoặc lợi dụng hoàn cảnh mà người quản lý tài sản không biết.
Ở đây, trong vụ trộm cắp ngày 31/8/2017 bị can Nam, Hậu và Thuần đã lạm dụng lúc nhà anh Hồng Đức Vinh khơng có người mà leo tường rào đột nhập vào nhà anh Vinh để trộm cắp tài sản. Kết quả là đã trộm được 01 chiếc xe máy
29
Yamaha Sirius biển số 75E1 – 133.41 và 01 chiếc xe máy hiệu Yamaha Nouvo biển số 75C1 – 014.31 của anh Hoàng Đức Vinh.
Ở vụ trộm cắp thứ hai vào ngày 01/9/2017 bị can Nam và Hoàng đã lạm dụng sự sơ hở khi anh Trần Phước để xe máy ngoài lề đường và kết quả là đã trộm được 01 xe máy Honda Airblade, biển số 75C1 – 088.91.
Mặt chủ quan của tội phạm:
Các bi can nêu trên thực hiện hành phạm tội với lỗi cố ý.
Như vậy, hành vi phạm tội của các bị can Trần Văn Nam, Hoàng Ngọc Hậu, Võ Văn Hoàng, Trần Thiện Thuần được Viện Kiểm Sát nhân dân huyện Phong Điền truy tố về tội trộm cắp tài sản là hồn tồn có căn cứ theo quy định của pháp luật. Theo đó, bị can Trần Văn Nam bị truy tố về tội “trộm cắp tài sản” theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 138 Bộ luật Hình sự, cịn các bị can Hoàng Ngọc Hậu, Võ Văn Hoàng, Trần Thiện Thuần cũng bị truy tố về tội “trộm cắp tài sản” nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Điều 138 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định:
“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xố án tích mà cịn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chun nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
30
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
Sở dĩ cùng nhau phạm tội trộm cắp tài sản nhưng lại bị truy tố với khung hình phạt khác nhau là vì tại kết luận định giá tài sản số 29, 30, 31/KL-HĐĐGTS ngày 08/9/2017 Hội đồng thẩm định giá tài sản trong tố tụng huyện Phong Điền kết luận giá trị tài sản mà các bị can đã trộm cắp được, cụ thể có giá trị: 01 chiếc xe máy Yamaha Nouvo biển số 75C1 – 014.31, số khung 10BY - 370665, số máy 5P11 - 370675 có giá 13.000.000 đồng (mười ba triệu đồng); 01 chiếc xe máy hiệu Yamaha Sirius biển số 75E1 – 133.41, số khung FC30FY106254, số máy 1FC3106258 có giá 16.650.000 đồng (mười sáu triệu sáu trăm năm mươi ngàn đồng); 01 chiếc xe mô tô BKS 75C1 – 088.91, nhãn hiệu Honda Airblade, màu sơn đen xám, số máy F46E – 0057297, số khung 602DY – 057258 đã qua sử dụng có giá 22.000.000 đồng (hai mươi hai triệu đồng). Bị can Trần văn Nam đã thực hiện hành vi phạm tội trong cả hai vụ vào ngày 31/8/2017 và ngày 01/9/2017, tổng giá trị mà Nam đã trộm cắp là 51.650.000 đồng (năm mươi mốt triệu sáu trăm năm mươi ngàn đồng) vi phạm thuộc vào điểm e khoản 2 Điều 138 Bộ luật Hình sự năm 1999. Bị can Võ Văn Hoàng thực hiện hành vi phạm tội vào ngày 31/8/2017, tổng giá trị mà Hoàng đã trộm cắp là 22.000.000 đồng (hai mươi hai triệu đồng) nên vi phạm vào khoản 1 Điều 138 Bộ luật Hình sự năm 1999. Hai bị can cịn lại là Hồng Ngọc Hậu và Trần Thiện Thuần thực hiện hành vi phạm tội vào ngày 01/9/2017, tổng giá trị mà các bị can trộm cắp là 29.650.000 đồng (hai mươi chín triệu sáu trăm năm mươi ngàn đồng) nên cũng thuộc vào khoản 1 Điều 138 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Như vậy, Viện Kiểm Sát nhân dân huyện Phong Điền qua q trình phân tích, lập luận và suy luận đã quyết định truy tố bị can Trần Văn Nam về tội “trộm cắp tài sản” theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 138 Bộ luật Hình sự, truy tố các bị can Hoàng Ngọc Hậu, Võ Văn Hoàng, Trần Thiện Thuần về tội “trộm cắp
31
tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật Hình sự là hồn tồn có căn cứ và đúng theo quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, đối với bị can Võ Văn Hồng cũng bị truy tố cùng với các bị can cịn lại là Hồng Cơng Vũ, Hồ Dũng, Dương Công Phước về tội “tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” theo quy định tại khoản 1 Điều 250 Bộ luật Hình sự năm 1999. Viện Kiểm Sát nhân dân huyện Phong Điền quyết định về việc truy tố các bị can với tội danh nêu trên là hoàn toàn đúng theo quy định pháp luật bởi vì hành vi của các bị can hồn tồn có đầy đủ dấu hiệu cấu tạo nên tội “tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”. Cụ thể:
Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội:
Bị can Hồng Cơng Vũ sinh năm 1993, Hồ Dũng sinh năm 1979, Dương Công Phước sinh năm 1999 và Võ Văn Hoàng sinh năm 1996 đến tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội là vào tháng 9/2017 các bị can đã từ đủ 16 tuổi, phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm theo quy định tại Điều 16 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Khách thể của tội phạm:
Hành vi của các bi can nêu trên xâm phạm đến trật tự an toàn xã hội, đồng thời gián tiếp xâm phạm đến tài sản của người khác, cụ thể là tài sản của các bị hại Hồng Đức Vinh và Trần phước. Đồng thời cịn gây khó khăn cho cơng tác điều tra, xử lý và truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mặt khách quan của tội phạm:
Là trường hợp khơng hứa hẹn trước nhưng biết rõ tài sản có được là tài sản do người phạm tội nhưng vẫn nhận hoặc mua để dùng, nhận để bán lại hoặc giới thiệu để người khác mua, chuyển tài sản đó cho người khác theo yêu cầu của người phạm tội.
Trường hợp này, Hồng và Phước khơng phải là chủ thể mua lại tài sản do nhóm trộm cắp được mà đã giới thiệu anh Hồ Dũng (anh rể của Hoàng) mua lại tài sản trộm cắp và giúp sức đưa tài sản trộm cắp được vào Đà Nẵng để bán. Còn Hồng Cơng Vũ và Hồ Dũng mặc dù đã được nhóm các đối tượng trộm cắp cung cấp thông tin là tài sản do thực hiện hành vi phạm tội mà có nhưng vẫn đồng ý mua.
Mặt chủ quan của tội phạm:
Lỗi của các bị can Hồng Cơng Vũ, Hồ Dũng, Dương Công Phước và Võ Văn Hoàng là lỗ cố ý trực tiếp. Tức là các bị can này hoàn toàn biết rõ tài sản mà
32
họ tiêu thụ hay giúp sức cho người khác tiêu thụ là tài sản do người thực hiện hành vi phạm tội mà có, mặc dù đã biết rõ nhưng vẫn thực hiện hành vi trên.
Như vậy, Viện Kiểm Sát nhân dân huyện Phong Điền qua q trình phân tích, lập luận và suy luận đã quyết định truy tố bị can Hồng Cơng Vũ, Hồ Dũng, Dương Cơng Phước và Võ Văn Hồng về tội “tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” theo quy định tại khoản 1 Điều 250 Bộ luật Hình sự năm 1999 là hồn tồn có căn cứ và đúng theo quy định pháp luật.
Tóm lại, quyết định truy tố bị can Trần Văn Nam về tội “trộm cắp tài sản” theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 138 Bộ luật Hình sự, truy tố các bị can Hoàng Ngọc Hậu, Võ Văn Hoàng, Trần Thiện Thuần về tội “trộm cắp tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật Hình sự, truy tố các bị can Hồng Cơng Vũ, Hồ Dũng, Dương Cơng Phước , Võ Văn Hồng về tội “tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” theo quy định tại khoản 1 Điều 250 Bộ luật Hình sự năm 1999 trong Bảng cáo trạng số 21/QĐ/KSĐT của Viện Trưởng Viện Kiểm Sát nhân dân huyện Phong Điền ngày 30 tháng 11 năm 2017 là hoàn toàn đúng theo quy định pháp luật.
Bản cáo trạng thứ hai: Bản cáo trạng số 35/QĐ/KSĐT của Viện Trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Phú Lộc ngày 05 tháng 9 năm 2017
Theo đó, Viện Kiểm Sát nhân dân huyện Phú Lộc quyết định truy tố ra trước Tòa Án nhân dân huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế để xét xử đối với các bị can Võ Sơn Trung, Lê Quang Hiền và Trần Văn Hải về tội trộm cắp tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật Hình sự năm 1999.
Viện Kiểm Sát nhân dân huyện Phú Lộc truy tố các bị can Võ Sơn Trung, Lê Quang Hiền và Trần Văn Hải về tội trộm cắp tài sản là hoàn toàn đúng theo quy định pháp luật. Bởi vì theo quy định pháp luật, hành vi của các bị can trên hoàn tồn có đầy đủ dấu hiệu cấu tạo nên tội trộm cắp tài sản. Cụ thể: