Một số dành cho nhà trường

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN THÔNG QUA NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG XÂY (Trang 73 - 75)

Chương 1 .KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN

3.2. Một số kiến nghị về giải pháp để phát triển khả năng tư duy phản biện cho

3.2.2. Một số dành cho nhà trường

Để giúp sinh viên phát triển khả năng tư duy phản biện của mình, Nhà trường cần có một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, thay đổi từ phương pháp giáo dục truyền thống sang phương pháp giáo dục hiện đại là một giải pháp hữu hiệu nhất trong việc tác động tích cực đến tư duy phản biện của sinh viên hiện nay

Chất lượng giáo dục được quyết định bởi chương trình giảng dạy của nhà trường. Trường đại học là môi trường học tập mới, quyết định rất lớn đến sự phát triển các kỹ năng của sinh viên. Hiện nay các trường đại học bên cạnh việc đào tạo kiến thức chuyên ngành còn rất chú trọng đến việc rèn luyện cho sinh viên phát triển và hoàn thiện các kỹ năng của bản thân. Cụ thể, trước hết, nhà trường cần thay đổi hệ thống các mơn học, trong đó có sự cân bằng giữa các môn lý thuyết và các môn thực hành thay vì sự chiếm ưu thế đáng kể của các mơn học lý thuyết như hiện nay.

67

Trường Đại học luật, Đại học Huế với đặc thù cung cấp và nâng cao kiến thức pháp luật cho sinh viên nên địi hỏi rất lớn việc sinh viên có các kỹ năng cơ bản và nâng cao, đặc biệt là khả năng tư duy phản biện. Trong khung chương trình của các trường đại học hiện nay cần chú trọng việc đào tạo lý thuyết, các học phần cung cấp kiến thức và rèn luyện khả năng tư duy phản biện của sinh viên. Đối với trường Đại học Luật, Đại học Huế, hiện tại nhà trường chỉ có một phần duy nhất là “kỹ năng tư duy và phản biện” liên quan trực tiếp đến việc phát triển khả năng tư duy phản biện của sinh viên. Đối với học phần “Thực hành nghề nghiệp” được đưa vào chương trình giảng dạy từ khá sớm với mục đích: giúp sinh viên có cơ hội thực hành các kiến thức pháp luật đã học và phát triển các kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên. Học phần này nếu được nhà trường và sinh viên chú trọng sẽ gián tiếp phát triển các khả năng tư duy phản biện của sinh viên.

Thứ hai, tạo sự năng động trong hoạt động ngoại khóa của nhà trường cho sinh viên

Việc thường xuyên tổ chức các chương trình, các hoạt động ngoại khóa hướng đến nâng cao kỹ năng tư duy phản biện của sinh viên là điều rất cần thiết. Trong đó chú trọng đến chất lượng của những chương trình này nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho sinh viên được rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện sớm nhất có thể.

Thứ ba, giảng viên cũng cần thay đổi cả về vai trị và phương pháp giảng dạy của mình

Điều này có nghĩa, thay vì là “trung tâm” của lớp học, giảng viên chỉ là người hướng dẫn, định hướng sinh viên tự tìm hiểu, mày mị để phân tích vấn đề, sau đó tổng kết, đánh giá nhằm giúp sinh viên nhận ra ưu - nhược điểm trong phương pháp và thái độ, từ đó tự phát huy điểm tốt và khắc phục những sai sót đã mắc phải. Bên cạnh đó, thời lượng cho các tiết học lý thuyết cũng nên được hạn chế và thay vào đó, giảng viên tạo điều kiện cho sinh viên được tự trình bày, tranh luận tại lớp về vấn đề mà sinh viên đã tự tìm hiểu được, giảng viên chỉ là “trọng tài” cho các buổi tranh luận này. Điều đó khơng chỉ giúp sinh viên tích lũy kinh nghiệm và trưởng thành hơn, độc lập hơn sau mỗi bài học mà cịn kích thích tư duy não bộ, ln chủ động tìm kiếm, tiếp thu thơng tin đồng thời với việc đánh giá chúng, làm cơ sở vững chắc cho những quan điểm và niềm tin của mình đối với những gì mà bản thân sinh viên đã tự học hỏi để có được. Ngồi ra, việc đánh giá cho điểm khơng nên chỉ dựa vào tiêu chí “thuộc bài” như trước mà cần chú trọng đến khả nang vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Điều này có thể thực hiện thơng qua thay đổi hình thức thi học kỳ từ thi viết sang thi vấn đáp, thay đổi tính chất và nội dung câu hỏi thay vì các câu hỏi ở dạng nêu, trình bày, hoặc liệt kê vấn đề thì đưa ra các tình huống cụ thể phù hợp với mơn học để kích thích sự tư duy trong q trình học của sinh viên.

68

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN THÔNG QUA NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG XÂY (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)