Nguyên nhân từ phía người sử dụng lao động (gọi tắt là NSDLĐ)

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN THÔNG QUA NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG XÂY (Trang 68 - 69)

Chương 1 .KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN

3.1. Một số nguyên nhân hạn chế khả năng tư duy phản biện

3.1.3. Nguyên nhân từ phía người sử dụng lao động (gọi tắt là NSDLĐ)

Chúng ta đều biết rằng, sinh viên đang trong thời gian học tập tại trường sẽ có cơ hội tiếp cận với thực tiễn thơng qua hoạt động kiến tập, thực tập, học việc, làm trợ lý, … (gọi chung là thực tập)30 của nhà trường hoặc tự bản thân sinh viên liên hệ. Khả năng của mỗi sinh viên là khác nhau và sẽ đáp ứng các hoạt động khác nhau để phát triển kỹ năng tư duy cho bản thân mình trong quá trình làm việc tại nơi kiến tập, thực tâp, học việc, … Khi đó NSDLĐ trở thành một yếu tố tác động gián tiếp tới sự phát triển kỹ năng tư duy phản biện của sinh viên. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay và thực trạng của sinh viên Trường Đại học luật, Đại học Huế thì người sử dụng lao động chưa thật sự tạo những điều kiện thuận lợi cho sinh viên phát triển kỹ năng tư duy phản biện của mình. Đứng dưới góc độ của một sinh viên, tham khảo ý kiến của người học nhóm nghiên cứu xin đề cập một số nguyên nhân từ phía NSDLĐ, cụ thể:

Thứ nhất, NSDLĐ có tâm lý e ngại và thiếu sự tin tưởng vào khả năng của sinh viên

Sinh viên đang trong quá trình học tập và kiến thức chưa vững là điều không thể tránh khỏi, nhất là các sinh viên năm nhất và năm hai. Khi tiến hành các hoạt động học việc, sinh viên luôn mong muốn có cơ hội tiếp xúc với thực tiễn để bản thân có cơ hội phát triển, nâng cao các kỹ năng từ đó nâng cao khả năng tư duy phản biện. Tuy nhiên, một số NSDLĐ tiếp nhận các sinh viên nhằm mục đích giúp đỡ các cơng việc hành chính như photo, in ấn, trích bút lục và thậm chí là những cơng việc “làm thân” như pha trà, lau giọn, …NSDLĐ chưa thật sự tin tưởng giao cho sinh viên giúp đỡ những cơng việc có tính chất chun mơn liên quan đến chuyên ngành đào tạo. Điều này đã góp phần khơng nhỏ hạn chế cơ hội và khả năng của sinh viên.

62

Thứ hai, đa số NSDLĐ tiếp nhận sinh viên thực tập với số lượng khá lớn, tuy nhiên các nơi mà sinh viên luật thực tập có quy mơ tương đối nhỏ

Sinh viên thực tập lớn nhưng cơng việc lại q ít dẫn đến các sinh viên khi đến thực chủ yếu ngồi không hoặc lại mang các bài tập được người hướng dẫn giao cho về nhà làm. Thực trạng này xảy ra khá phổ biến tại các doanh nghiệp, cơ quan thực tập làm cho sinh viên ít có cơ hội cọ xát với thực tế để phát triển các kỹ năng của mình, từ đó hạn chế rất nhiều khả năng tranh luận, giao tiếp và đặc biệt là khả năng tư duy phản biện.

Thứ ba, thực hiện công tác hướng dẫn sinh viên thực tập không đạt hiệu quả cao

Đa số những sinh viên thực tập có kiến thức và kỹ năng chỉ ở mức tương đối, khơng thể hồn thiện và đáp ứng 100% như cầu của NSDLĐ, nên khi sinh viên thực tập thì tại đơn vị thực tập sẽ cử người hướng dẫn. người hướng dẫn là điểm nối giữa sinh viên và công việc tại đơn vị thực tập. Tuy nhiên hiện nay, theo kết quả của nhóm tác giả thơng qua hình thức phỏng vấn trực tiếp thì có tới 60% người hướng dẫn các sinh viên chưa thật sự tận tâm tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội cọ xát. “Người hướng dẫn cũng giao các công việc cho sinh viên, nhưng

đa số các cơng việc mang tính chất hành chính như soạn thảo văn bản, giọn dẹp vệ sinh văn phịng, và có nhiều nơi người hướng dẫn lại giao các bài tập tình huống và u cầu sinh viên hồn thành để chấp điểm. Tệ hơn nữa là sinh viên sẽ khơng dược giao bất cứ cơng việc gì ngồi việc trực văn phịng”31.

Có thể thấy người hướng dẫn chưa thật sự quan tâm tới những sinh viên thực tập nên giao những công việc không đúng chuyên môn và không tạo cơ hội cho sinh viên tư duy, giải quyết vấn đề.

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN THÔNG QUA NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG XÂY (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)