Chương 1 .KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN
3.2. Một số kiến nghị về giải pháp để phát triển khả năng tư duy phản biện cho
3.2.1. Một số kiến nghị dành cho người học
Khả năng tư duy phản biện không phải là bẩm sinh của mỗi con người mà cần một quá trình học hỏi và rèn luyện để phát triển. Bản thân mỗi sinh viên cần chủ động hơn trong hoạt động học tập để phát triển khả năng tư duy phản biện của bản thân, bên cạnh đó giảng viển và nhà trường cũng cần có những giải pháp để phát triển khả năng tư duy phản biện cho sinh viên
Trước hết và quan trọng nhất xuất phát từ chính bản thân sinh viên thơng qua ý thức rèn luyện, phát triển kỹ năng mềm nói chung và kỹ năng tư duy phản biện nói riêng của sinh viên. Từ thực trạng kỹ năng tư duy phản biện của sinh viên Luật Huế, nhóm xin đưa ra một số giải pháp chủ quan như sau:
Thứ nhất, rèn luyện thái độ tự tin
Đầu tiên và trên hết muốn hình thành và phát triển kỹ năng tư duy phản biện thì sinh viên cần phải rèn luyện thái độ tự tin. Khi giải quyết một vấn đề, dù chưa biết quan điểm cá nhân về nó là đúng hay sai nhưng muốn thành cơng thì bắt buộc phải tự tin. Để người khác tin rằng quan điểm của bạn đưa ra là đúng thì trước hết bạn phải tin rằng quan điểm của chính mình là đúng, có như vậy bạn mới thuyết phục được người nghe đi theo hướng của mình. Giả sử, một Luật Sư bảo vệ cho thân chủ trước Tòa về tội “trộm cắp tài sản” nhưng khi đưa ra các căn cứ để chứng minh thân chủ khơng phạm tội thì ngài Luật Sư khơng tự tin, sợ căn cứ mình đưa ra khơng đúng, sợ mình nói sai và sợ nhiều thứ khác nữa thì chắc chắn rằng Luật Sư trong phiên tịa đó với việc bảo vệ thân chủ của mình sẽ thất bại một cách thậm tệ.
Là một sinh viên Luật, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi sinh viên cần phải nhận thức rõ được tầm quan trọng của sự tự tin, cố gắng học tập và rèn luyện bằng cách:
- Tích cực tham gia các hoạt động học tập tại lớp như: phản biện lại quan điểm của giảng viên và các sinh viên khác trên nền tảng nhận thức vấn đề, chủ động tham gia các hoạt động học tập của nhóm, thực hành việc tranh luận… Các hoạt động này sẽ hình thành khả năng tư duy phản biện cho người học một cách rất tự nhiên. Việc hình thành thói quen giơ tay phát biểu cũng như tranh luận tại lớp sẽ kích thích não hoạt động liên tục, tư duy liên tục và từ đó trở nên linh hoạt hơn, đồng thời trau dồi khả năng nói trước đám đơng, bảo vệ quan điểm của mình; thường xun tranh luận tích cực với bạn bè khi giải quyết một vấn đề bất kỳ không những giúp rèn luyện, nâng cao sự tư tin mà còn tăng cường, phát triển kỹ năng tư duy phản biện;
64
- Tham gia các cuộc thi do nhà trường tổ chức. Đây là cách để vượt qua rào cản của chính mình, mở ra cho bản thân nhiều bước ngoặc mới; tham gia các câu lạc bộ đội nhóm ở trường, phương pháp này giúp sinh viên cởi mở, nhận sự hỗ trợ từ các thành viên trong câu lạc bộ đội, nhóm,… Đặc biệt, với tư cách là một sinh viên luật, vấn đề quan trọng hơn cả là cần phải nhận thức được rằng sự thành cơng chỉ đến khi có sự tự tin;
Thứ hai, hiểu rõ vấn đề trước khi đưa ra quan điểm.
Khi đưa ra quan điểm của mình về vấn đề, bản thân người trình bày phải hiểu rõ được vấn đề, phải có tư duy trước khi nhận định về vấn đề đó. Khơng nên đưa ra quan điểm của mình dựa trên quan điểm của người khác bằng cách sao chép nhận định của người khác trong khi bản thân khơng hồn tồn hiểu về nó. Khơng nên lạm dụng tiêu cực quan điểm của người khác mà chỉ nên tham khảo một cách tích cực, phục vụ cho quá trình tư duy của bản thân. Hiểu rõ vấn đề trước khi đưa ra quan điểm là yếu tố đóng vai trị tiên quyết, quyết định cho sự tự tin trình bày quan điểm của mình trước người khác, phản biện các ý kiến trái chiều để bảo vệ quan điểm của chính mình, có như vậy kỹ năng tư duy phản biện mới ngày càng phát triển.
Thứ ba, chủ động trong việc học tập, rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện trong thực tiễn
Có rất nhiều môi trường để sinh viên học tập, rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện như: tham gia các phiên tòa xét xử trong thực tế, biết được quy trình tố tụng tại phiên tịa, cách cư xử, thái độ, cách phản biện của Luật Sư, Viện Kiểm Sát tại phiên tòa; tham gia các phiên tòa giả định do câu lạc bộ, các đội nhóm tổ chức; tham gia các cuộc thi do trường hoặc đơn vị khác tổ chức như cuộc thi hùng biện, phiên tòa giả định,…; học việc tại các văn phòng luật sư để được tiếp cận với những hồ sơ thực tế, học hỏi được kỹ năng tư duy phản biện từ các luật sư; tìm kiếm trên các kênh mạng như Facebook, youtube,… để xem các chương trình cần kỹ năng phản biện như Tòa tuyên án, cuộc thi hùng biện,… cách để học được nhiều và nhanh nhất giúp phát triển kỹ năng tư duy phản biện là tiếp xúc với thực tiễn. Chủ động học tập, củng cố kiến thức và chủ động tư duy, có như vậy mới tạo ra một sinh viên chất lượng và thuyết phục được NSDLĐ.
Thứ tư, đọc nhiều sách
Tìm kiếm và đọc nhiều sách giúp não bộ hoạt động một cách linh hoạt, có tổ chức, tiếp thu được nhiều thơng tin, kinh nghiệm quý báu của các bậc tiền bối đi trước. Khơng gì có thể sánh bằng sự biến đổi của một cuốn sách tuyệt vời. Thực tế, những người thành công trên thế giới họ khơng hề chối bỏ rằng sách chính là nhân tố quan trọng dẫn lối họ đến với thành công. Muốn rèn luyện kỹ năng tư duy
65
phản biện thì nhất thiết phải hình thành thói quen đọc nhiều sách với bất cứ thể loại gì, đặc biệt đối với sinh viên luật có thể tìm kiếm đọc các cuốn sách nói về tư duy như cuốn Tư duy pháp lý của Luật Sư, kỹ năng hành nghề Luật Sư tư vấn, Being Logical: A Guide to Good Thinking (Dennis Q. Mclnerny), Critical Thinking: Tools for Taking Charge of Your Professional and Personal Life (Richard W. Paul & Linda Elder),…
Thứ năm, đưa ra nhiều phương án để giải quyết một vấn đề
Đối với những người hành nghề luật, khi giải quyết một vấn đề, không nên chỉ dừng lại ngắn gọn từ 1 đến 2 phương án mà ln ln phải có các phương án dự phịng. Hãy tưởng tượng bạn bạn đang chơi cờ vua và bạn đang thi đấu với đối thủ có khả năng nghĩ trước vài chục nước đi cùng hàng trăm thế cờ, bạn phải đấu trí với người này. Vậy nên bạn phải lường trước hết những khả năng có thể xảy ra trong tương lai khi bạn giải quyết một vấn đề nào đó nếu bạn khơng muốn thua cuộc.
Thứ sáu, nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh
Phải nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh trước khi đưa ra kết luận, có như vậy kết quả mang lại mới chính xác. Để nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh, mỗi người phải biết đặt mình vào vị trí của người khác, lắng nghe ý kiến đóng góp từ nhiều phía, sau đó biết cách chọn lọc thơng tin, tổng hợp, tư duy và đưa ra kết luận. Biết cách nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh giúp đưa ra quan điểm chính xác và khơng độc đốn.
Thứ bảy, ln biết cách đặt câu hỏi
Một trong những biểu hiện quan trọng của người có kỹ năng tư duy phản biện chính là q trình đánh giá một cách có hệ thống và logic những gì mà họ tiếp thu được. Điều này được xây dựng dựa trên một loạt các câu hỏi phản biện. “Các câu hỏi phản biện là để cung cấp thông tin và phương hướng cho những ai
nghe chúng. Theo cách đó, tư duy phản biện xuất phát từ mong muốn được cải thiện những gì chúng ta nghĩ. Các câu hỏi phản biện cũng có ích trong việc cải thiện khả năng nói và viết vì chúng sẽ giúp ích khi bạn:
- Phản hồi một cách lý trí với một bài luận hay với các dẫn chứng đưa ra trong một cuốn sách, một bài báo hay một trang web;
- Đánh giá chất lượng của một bài giảng hay một bài thuyết trình; - Định hình một lập luận, viết một lập luận dựa trên một bài đọc;
66
- Tham gia đóng góp ý kiến trên lớp.”32
Đồng thời, hạn chế việc đi tìm thơng tin có sẵn bằng việc lạm dụng các thiết bị cơng nghệ. Việc tham khảo các ý tưởng hay, mới mẻ là điều đáng được khuyến khích, nhất là khi sự phát triển của công nghệ thông tin cho phép mọi đối tượng có quyền tiếp cận nguồn thơng tin rộng lớn trên tồn thế giới một cách dễ dàng, tuy nhiên, khơng nên làm cho việc “tham khảo” đó khơng cịn mang đúng bản chất của nó. Đó là q trình đi lấy thêm thơng tin, thường là ở trong tài liệu, nhằm tìm hiểu thêm để học hỏi, nghiên cứu, xử lý công việc cho logic hơn. Tuy nhiên, một bộ phận sinh viên hiện nay thay vì học hỏi, nghiên cứu thơng tin lại sao chép lại thành “sản phẩm” của mình. Điều này khơng chỉ hạn chế kĩ năng tư duy phản biện, đánh giá vấn đề của sinh viên mà còn ảnh hưởng đến kết quả học tập cũng như làm việc sau khi tốt nghiệp.
Tóm lại, có rất nhiều giải pháp để rèn luyện và phát triển kỹ năng tư duy phản biện. Nhân tố quan trọng hơn hết quyết định đến kỹ năng tư duy phản biện của bạn đó chính là bản thân mỗi sinh viên. Bởi lẽ, hạn chế nào cũng sẽ có giải pháp giải quyết, quan trọng là phương pháp nhằm khắc phục và cải thiện chúng như thế nào. Mỗi sinh viên phải luôn luôn cố gắng học tập, rèn luyện sự tự tin, trau dồi kỹ năng tư duy phản biện, đặc biệt là sinh viên Luật – những người thường xuyên ở trong mơi trường mà ở đó kỹ năng là yếu tố quan trọng quyết định kết quả học tập và làm việc.